Sự ngang ngược của Trung Quốc đã đẩy châu Á xích gần Mỹ
Những tham vọng bành trướng của Trung Quốc khiến các quốc gia láng giềng xích lại gần nhau hơn, buộc các cường quốc có lợi ích liên quan như Mỹ, Nhật Bản phải lên tiếng và tăng cường ảnh hưởng quân sự ở Đông Nam Á, gây nên những đe dọa an ninh cho chính Trung Quốc. Các quốc gia đã đáp lại Trung Quốc bằng 5 phản ứng.
Các hành vi của Trung Quốc đã trở thành vấn đề nóng bỏng tại Diễn đàn an ninh Đối thoại Shangri-La vào cuối tháng 5.2014 cũng như các hội nghị bàn tròn Châu Á-Thái Bình Dương tại Kuala Lumpur. Một câu hỏi đặt ra tại các buổi đối thoại là thái độ ngang ngược hiện giờ của Trung Quốc liệu có khôn ngoan?
5 phản ứng của các nước đã trả lời một cách rõ ràng cho câu hỏi trên.
1. Nhật Bản quyết định khẳng định vai trò lớn hơn của mình đối với an ninh châu Á, một hành động mà suốt hơn 70 năm qua nước Nhật chưa bao giờ làm.
Quyết định này đang được chào đón nồng nhiệt ở Úc và Đông Nam Á. Trong vài tuần tới, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe sẽ có bài phát biểu trước quốc hội Úc, tượng tự như những gì ông Obama đã làm hồi tháng 11.2011 khi cam kết chính sách xoay trục châu Á.
Lúc ấy, ông Obama đã khẳng định Mỹ sẽ đóng một vai trò lớn hơn với an ninh khu vực bằng cách hợp tác chặt chẽ với các nước đồng minh. Trong chuyến đi đến Úc lần này, ông Abe sẽ có những quyết định chiến lược cho riêng Nhật Bản.
2. Tổng thống Mỹ Obama đã đến Nhật Bản vào tháng 4.2014 và tuyên bố hiệp ước an ninh Mỹ – Nhật Bản sẽ gồm cả quần đảo Senkaku. Tuyên bố rõ ràng này của Mỹ đã đẩy Trung Quốc vào tình thế đầy khó khăn trong tranh chấp biến đảo với Nhật. Điều này có nghĩa là Mỹ sẽ sẵn sàng tham chiến nếu Trung Quốc đối đầu Nhật Bản.
3. Để đối trọng với Trung Quốc, Việt Nam và Malaysia đã mở rộng quan hệ với Mỹ. Mỹ cũng đã tuyên bố “quan hệ đối tác toàn diện” với Việt Nam và Malaysia.
4. Mỹ với Philippines cũng tìm cách làm mới lại quan hệ hai nước, Philippines cần dựa vào Mỹ để cân bằng sức mạnh với Trung Quốc.
5. Đối với khu vưc châu Á, chính sách tái cân bằng của Mỹ được xem là trung tâm và quan trọng. Nhưng có một câu hỏi mà các nước đều muốn biết là mức độ cam kết của Mỹ sẽ đến đâu. Hiện tại, tất cả các kế hoạch quân sự của Mỹ ở châu Á đều mặc định Trung Quốc là đối thủ. Các nước châu Á hết sức hưởng ứng điều này bằng cách tích cực tham gia vào hệ thống an ninh mà Mỹ là trung tâm.
Video đang HOT
Một chiến lược gia người Canada cho rằng, chính Bắc Kinh đã làm cho chính sách tái cân bằng của Mỹ thành công ở châu Á.
Các quan chức, cán bộ và chiến lược gia của Trung Quốc đều cho rằng, họ chính là nạn nhân. Tất cả các hành động bạo ngược của Trung Quốc đều là đáp trả lại sự khiêu khích của các nước khác và rằng Trung Quốc bị ép vào thế buộc phải làm như vậy. Đó là một sự biện dẫn hết sực lạ lùng của quốc gia được xem là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới và đang sỡ hữu một sức mạnh ưu việt vượt trên các nước láng giềng châu Á khác.
Trung Quốc đã đạt được nhiều đặc quyền của một siêu cường và đang kích ngọn lửa chủ nghĩa dân tộc cực đoan bùng cháy trong tư tưởng của hơn 1,3 tỷ dân Trung Quốc, nhưng lại dùng giọng điệu của một kẻ bị ức hiếp để chỉ trích các nước khác
Ông Rodolfo Severino, người đại diện Philippines nắm quyền Tổng thư ký ASEAN nhiệm kỳ 1998-2002, và hiện đang là người đứng đầu Trung tâm Nghiên cứu ASEAN thuộc Viện Nghiên cứu Đông Nam Á Singapore, cho rằng: “Mỹ đang được âm thầm chào đón, người ta không công khai vì cho rằng hiện giờ không phải lúc. Tôi nghĩ rằng Trung Quốc đang phạm một sai lầm. Họ nghĩ rằng Philippines và Việt Nam bị lệ thuộc vào người Mỹ và họ thì không. Với những gì đã làm, Trung Quốc đang chính tay mình trao cho Mỹ một lý do để tăng cường ảnh hưởng với các nước láng giềng quanh Trung Quốc”.
Theo Một thế giới
Điều thêm giàn khoan vào Biển Đông, Trung Quốc đang mưu tính điều gì?
Ông Chu Công Phùng - nguyên Bí thư ĐSQ Việt Nam tại TQ nói: "Diễn biến những ngày qua cho thấy cuộc đấu tranh bảo vệ lãnh thổ của chúng ta còn diễn ra lâu dài và càng có cơ sở khẳng định không thể mơ hồ, ảo vọng vào tình hữu nghị viển vông".
Ông Chu Công Phùng - nguyên Bí thư Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc (1987-1991), nguyên đại sứ Việt Nam tại Myanmar cho rằng, việc Trung Quốc đưa thêm giàn khoan vào Biển Đông là bước đi mới cực kỳ nghiêm trọng, Việt Nam cần phải sẵn sàng chuẩn bị các phương án để đối phó.
Không thể mơ hồ, ảo vọng vào tình hữu nghị viển vông
Mới đây, theo thông báo của Cục Hải sự Trung Quốc, nước này lại tiếp tục đưa thêm 4 giàn khoan vào khu vực Biển Đông nhằm đẩy mạnh hoạt động thăm dò dầu khí. Trong đó, giàn khoan Nam Hải 09 xuất phát từ đảo Hải Nam và di chuyển tới cửa vịnh Bắc Bộ. Đây là khu vực mà Việt Nam và Trung Quốc chưa phân định. Ông nhìn nhận thế nào về những bước đi mới này của Trung Quốc?
Kể từ đầu tháng 5 đến giờ Trung Quốc liên tục thực hiện những hành động gây hấn, leo thang căng thẳng ở Biển Đông, đặc biệt là hành động đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào sâu trong vùng thềm lục địa và đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Sự ngang nhiên, bất chấp luật pháp của Trung Quốc bị cả thế giới lên án, nhưng đáp lại Trung Quốc không những không rút giàn khoan mà ngày càng có những hành động ngang ngược hơn như vu cáo ngược lại Việt Nam hay đưa ra những lý lẽ "dối trá" khẳng định vùng đó là chủ quyền của Trung Quốc.
Trong khi giàn khoan Hải Dương 981 chưa rút thì mới đây Trung Quốc lại triển khai thêm giàn khoan mới. Tuy các giàn khoan này còn đang tiến hành các bước thăm dò, lai dắt trên biển Đông nhưng có thể thấy đây là sự tiếp tục hành động xâm lấn, thực hiện tham vọng bành trướng của Trung Quốc ở Biển Đông. Hành động này khẳng định, âm mưu ý đồ của Trung Quốc nuốt trọn Biển Đông không thay đổi. Chắc chắn, Trung Quốc sẽ còn tiếp tục duy trì hoạt động của các giàn khoan như cột mốc, đánh dấu chủ quyền của mình trên Biển Đông. Như vậy, mục đích của Trung Quốc đã rõ như ban ngày, là từng bước thực hiện cái gọi là "chủ quyền" của Bắc Kinh trong vùng biên giới "lưỡi bò" chiếm trọn gần hết Biển Đông.
Với tham vọng đó, chúng ta có thể dự báo trước, sớm muộn Trung Quốc sẽ đưa giàn khoan và tàu chiến lần lượt xâm phạm vùng biển của tất cả các nước láng giềng Đông Bắc Á và Đông Nam Á mà Trung Quốc coi là có "tranh chấp" biển đảo với họ.
Điều đáng nói là những động thái mới của Trung Quốc diễn ra trong bối cảnh ông Dương Khiết Trì - Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc vừa rời Hà Nội?
Nhìn bên ngoài, việc Ông Dương Khiết Trì sang Việt Nam vào thời điểm này khiến dư luận có thể hiểu đó là dấu hiệu "xuống thang" đầu tiên của Trung Quốc kể từ khi nước này kéo giàn khoan vào vùng biển Việt Nam. Cũng có thể hiểu đây là dấu hiệu cả hai bên đang cố gắng giải quyết những căng thẳng bằng biện pháp hòa bình, sóng gió ở Biển Đông có thể sẽ giảm đi.
Tuy nhiên, điều khiến dư luận thất vọng là đại diện Trung Quốc vẫn khẳng định lập trường không thay đổi của họ ở Biển Đông, vẫn yêu cầu "Việt Nam phải chấm dứt việc gây rối và làm lớn chuyện giàn khoan của Trung Quốc", song song với việc họ điều thêm giàn khoan mới vào cửa Vịnh Bắc Bộ, chuẩn bị cho những hành động leo thang mới. Điều này cho thấy, cuộc đấu tranh bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của chúng ta với Trung Quốc còn diễn ra lâu dài, phức tạp và nhiều cam go.
Chúng ta càng có cơ sở khẳng định không thể mơ hồ, ảo vọng vào tình hữu nghị viển vông với người hàng xóm "rộng vai nhưng hẹp bụng".
Tôi cho rằng với độ nước sâu hơn 1.000m thì một giàn khoan trong vùng biển dù của bất cứ nước nào muốn nhanh chóng định vị để khoan thăm dò là rất khó. Hiện tại, phía Trung Quốc đang lai dắt các giàn khoan từ chỗ này đến chỗ kia, về mặt kỹ thuật có thể họ đang muốn tìm vị trí phù hợp để tiến hành khoan dầu. Nhưng mặt khác, theo tôi nghĩ, họ muốn công khai cho toàn thế giới biết, đây là vùng biển chủ quyền của Trung Quốc, Trung Quốc muốn làm gì thì làm. Có thể nói, Trung Quốc đang sử dụng các giàn khoan như những cột mốc nổi, đánh dấu các vùng mà họ tự cho đấy là chủ quyền của họ.Hiện tại, dàn khoan Hải Dương 981 vẫn chưa có dấu hiệu chuyển dịch, các giàn khoan khác cũng đang ở giai đoạn lai dắt và chưa dừng lại. Ông dự đoán thế nào về các bước tiếp theo của Trung Quốc?
Với những hành động ngang ngược của họ trên biển Đông, Trung Quốc không chỉ khiêu khích Việt Nam mà họ còn thách thức các nước lớn như Mỹ, Nhật... và muốn khẳng định, "khuếch trương" sức mạnh của họ trong khu vực và trên thế giới.
Trung Quốc sẽ tính toán tinh vi để né tránh phản ứng của dư luận
Theo ông, mưu tính thật sự của Trung Quốc sau việc đưa hàng loạt các giàn khoan vào Biển Đông, là gì?
Theo cá nhân của tôi đánh giá, hành động này nhằm cả hai mục tiêu kinh tế và chính trị. Về kinh tế, Trung Quốc đang tính toán để thực hiện việc thăm dò, khai thác nguồn tài nguyên trong khu vực này nhất là về dầu khí phục vụ cho cơn khát năng lượng của họ. Về chính trị, nếu như Trung Quốc thực hiện được tham vọng độc chiếm Biển Đông, họ sẽ kiểm soát hoàn toàn tuyến giao thông trên Biển Đông và các dịch vụ khai thác tài nguyên ở Biển Đông. Xa hơn nữa sẽ vươn tới Ấn Độ Dương, thực hiện "giấc mơ Trung Hoa" chi phối và khống chế thế giới. Tất cả các hành động leo thang, căng thẳng mới đây ở Biển Đông đều nằm trong một chuỗi những toan tính, ý đồ, âm mưu tham vọng bành trướng của Trung Quốc.
Và tôi cho rằng, Trung Quốc sẽ tính toán rất tinh vi và lì lợm để thực hiện bằng được việc đưa các giàn khoan vào vùng biển các nước Đông Nam Á mà Trung Quốc cho rằng thuộc chủ quyền đường biên giới "lưỡi bò" do họ tự đặt ra.
Vậy Việt Nam cần ứng phó như thế nào trước những hành động gây hấn chưa có dấu hiệu dừng lại của phía Trung Quốc, thưa ông?
Theo tôi, Việt Nam chúng ta có 3 việc phải làm: Thứ nhất, tiếp tục đấu tranh với Trung Quốc trên thực địa bằng cách cử tàu kiểm ngư áp sát giàn khoan, yêu cầu Trung Quốc phải rút ra khỏi vùng biển của Việt Nam. Họ còn ở trong lãnh thổ chúng ta ngày nào, chúng ta còn phải đấu tranh ngày đó.
Thứ hai, đồng thời với việc đấu tranh ngoại giao với Trung Quốc, chúng ta phải làm sớm, làm ngay công tác chuẩn bị tài liệu để đưa vụ việc ra tòa án quốc tế. Xưa nay, việc tranh cãi về chủ quyền lãnh thổ trên thế giới cuối cùng đều phải đưa ra trọng tài để phân xử. Trong đó, Việt Nam cần phải làm rõ hai điểm:
Khởi kiện Trung Quốc về tính phi lý của đường biên giới "lưỡi bò" lấn chiếm hầu hế thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Mặt khác, khởi kiện Trung Quốc về việc chiếm đóng bất hợp pháp quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Thứ 3, tôi rất tâm đắc với nội dung trả lời phỏng vấn của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang với Thông tấn xã Việt Nam ngày 20/6 vừa rồi: "chúng ta không chấp nhận việc bất cứ ai, bất cứ nước nào, dù mạnh đến đâu, bắt ta phải nhượng bộ chủ quyền, lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc. Tôi cho rằng, chúng ta quyết không mắc mưu Trung Quốc đang tạo cớ để gây xung đột ở Biển Đông. Tuy nhiên chúng ta phải chuẩn bị lực lượng và mọi phương án cần thiết sẵn sàng giáng trả kẻ xâm lược, bảo vệ toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ của Tổ quốc.
(Còn tiếp)
Hà Trang
Theo Dantri
Cộng đồng thế giới sẽ biết Trung Quốc đánh lừa công luận Các chuyên gia trong và ngoài nước tham dự hội thảo quốc tế về biển Đông ở Đà Nẵng chiều 21.6 đã có chuyến đi thực địa đến Hợp tác xã trục vớt, đóng sửa tàu thuyền Bắc Mỹ An ở P.Thọ Quang, Q.Sơn Trà để chứng kiến tàu cá của bà Huỳnh Thị Như Hoa, ĐNa 90152, bị tàu 11209 của Trung...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Điểm phát cháy trong vụ hoả hoạn khiến 2 người tử vong ở Hà Nội

Chủ tịch Hà Nội chỉ đạo khẩn trương điều tra vụ cháy nhà khiến 2 người tử vong

Sạt lở nhà máy thủy điện Nậm Lúc ở Lào Cai

Hàng chục công nhân đi cấp cứu nghi do ngạt khí, 1 người tử vong

Xe tải lật ngang giữa đường, tài xế may mắn thoát chết

Mổ lấy thai lần 3, sản phụ ở Hải Phòng tử vong nghi sốc phản vệ

Quảng Nam: Xác minh giáo viên xách ngược trẻ 20 tháng tuổi, đánh đập dã man

Ví chứa 8.000 USD bị bỏ quên ở sân bay

Vụ DJ ở Hà Nội đánh vợ: Bạo lực nghiêm trọng, xin lỗi, hòa giải là xong chuyện?

Nhiều trưởng phòng lo mất 'quy hoạch' khi không còn cấp huyện

Thực hư vụ bé gái 13 tuổi ở Đạ Huoai nghi bị bắt cóc đưa đi TP.HCM

Tử vong sau khi uống thuốc tại quầy thực phẩm chức năng
Có thể bạn quan tâm

Người phụ nữ gốc Việt đầu tiên sắp bay vào vũ trụ
Thế giới
12:11:10 14/04/2025
Antony 'hết phép', Real Betis bị chặn đứng mạch 9 trận bất bại
Sao thể thao
11:32:33 14/04/2025
Chỉ khoe một bức ảnh chơi pickleball, cô gái đến từ Nghệ An đã khiến dân tình xôn xao
Netizen
11:30:21 14/04/2025
HOT: Jennie vừa xinh vừa ngầu tại Coachella, hát live gây hụt hẫng, sân khấu không hoành tráng bằng Lisa!
Nhạc quốc tế
11:24:32 14/04/2025
'Điểm tô' nét thơ mộng cho phong cách với khăn turban
Thời trang
11:22:53 14/04/2025
Mẹ đảm TPHCM biến sân thượng thành vườn dưa sai trĩu, đều tăm tắp
Sáng tạo
11:13:34 14/04/2025
Ngọc Sơn xúc động vì các cụ bà xem anh hát đến 3 giờ sáng
Nhạc việt
10:44:32 14/04/2025
Vợ chồng Beyoncé và Jay-Z giàu cỡ nào?
Phim âu mỹ
10:41:39 14/04/2025
Khách nước ngoài đến Việt Nam thích đi đâu nhỉ? Những lựa chọn đậm chất thiên nhiên hùng vỹ và khắc họa văn hóa Việt Nam
Du lịch
10:41:15 14/04/2025
Bella Hadid khiến fan lo lắng với thân hình gầy trơ xương
Hậu trường phim
10:32:33 14/04/2025