Sứ mệnh người thầy
‘Dạy chữ- dạy người’ từ bao đời nay luôn là sứ mệnh thiêng liêng của những người làm thầy.
Ngày hôm nay, sứ mệnh ấy càng trở nên vĩ đại hơn và cũng khó khăn hơn để đào tạo và dẫn dắt thế hệ trẻ con đường xây dựng đất nước Việt Nam hùng cường.
Buổi học đầu tiên của một em bé 6 tuổi.
“Ước mơ của con là gì? Các con lên đây nói nhé?”, cô chủ nhiệm nhẹ nhàng động viên.
“Con ước sau này làm bác sĩ”, bạn thứ nhất nói.
“Con ước sau này làm nhà thiết kế thời trang vì như thế, sẽ được may nhiều váy đẹp”, bạn nhỏ thứ hai hồn nhiên.
“Con ước sau này làm Tổng giám đốc vì oách ạ”, bạn nhỏ thứ ba rất tự tin.
Có một “rừng” ước mơ lần đầu tiên được thổ lộ trước đám đông, từ những những cô bé, cậu bé thậm chí còn chưa nói tròn vành rõ chữ. Đó là buổi học đầu tiên ở lớp 1 của con gái tôi.
Video đang HOT
Lớp 1, bài học đầu tiên là học ước mơ. Bởi vì, ước mơ chính là cái đích lớn nhất để đi đến. Mơ những giấc mơ đẹp, những giấc mơ lớn và tìm cách thực hiện nó là một hành trình hấp dẫn nhất trong cuộc đời mỗi người.
Sứ mệnh dạy chữ – dạy người là sứ mệnh thiêng liêng nhất của người làm nghề giáo (ảnh: Hoàng Hà)
Buổi học đầu tiên của lớp năm thứ nhất Đại học.
“Tôi sẽ không bao giờ điểm danh các em. Các em có thể đi học muộn hoặc không đến lớp. Điều đó thật sự chỉ liên quan đến quyền học của các em. Học phí là do bố mẹ các em trả. Các em không đến lớp thì nghĩa là các em từ chối quyền lợi của mình rồi”!
Những lời lẽ thẳng thắn và lạnh lùng, nhưng lại luôn được anh bạn tôi – một giảng viên đại học nói với sinh viên mỗi khi bắt đầu dạy một khóa mới.
Buổi học đầu có thể vắng, nhưng buổi học thứ hai thường sẽ đông và đầy đủ. Những lớp học trò sau này của anh ra trường vẫn luôn coi thầy mình như một người bạn lớn và tin cậy.
Bài học đầu tiên ở năm nhất Đại học là học cách có trách nhiệm với chính mình, là học để thực sự là người trưởng thành.
Ngày hôm nay, những người thầy đang thực sự đổi mới.
“Dạy chữ” đã khó, “dạy người” khó gấp bội. Tri thức là vô hạn. Những tri thức thầy cô có để truyền đạt sẽ chỉ là hữu hạn và không bao giờ đủ.
Các thầy cô mà tôi biết thường nhận mình là người đồng hành, người dẫn dắt, là người truyền cảm hứng chứ không phải “người dạy dỗ”.
Đó mới chính là công việc khó khăn nhất của người thầy. Tri thức thôi không đủ! Một thế hệ tương lai được đào tạo làm chủ đất nước phải là những con người biết ước mơ, biết sống có lý tưởng, có khát vọng cống hiến và hiểu được trách nhiệm của mình với đất nước. Mỗi một ước mơ nhỏ của từng lớp học trò hôm nay sẽ là gắn với sự cường thịnh của dân tộc mai sau.
Tôi nghĩ công việc ấy là vĩ đại. Khi mà hơn 20 năm tới, thế hệ tương lai sẽ lĩnh sứ mệnh hoàn thành mục tiêu xây dựng một đất nước Việt Nam phát triển có thu nhập cao, hùng cường, thịnh vượng.
Thế mà, một con số thật đáng suy ngẫm mới được Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn chia sẻ: Lương và phụ cấp của thầy cô có thâm niên 5 năm ở các trường công lập chỉ khoảng 6 triệu đồng/tháng.
Sứ mệnh thì lớn lao. Xã hội luôn kỳ vọng nhiều ở những người thầy đổi mới. Toàn ngành giáo dục vẫn đang nỗ lực cải cách và đổi mới giữa muôn vàn khó khăn.
Tri ân thầy cô ý nghĩa nhất lúc này không phải chỉ là nhớ ơn, mà hãy chia sẻ, thấu hiểu và hành động, cùng thầy cô gánh sứ mệnh dạy người vinh quang ấy.
Sứ mệnh thiêng liêng
Từ trước đến nay, đội ngũ nhà giáo luôn được coi là nhân tố quyết định trong việc bảo đảm chất lượng giáo dục và được xã hội tôn vinh.
Ảnh minh họa Internet.
Trong giai đoạn triển khai đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, trước yêu cầu mới, vai trò của người giáo viên cũng có những thay đổi theo hướng đảm nhận nhiều chức năng hơn, trách nhiệm lựa chọn nội dung giáo dục nặng nề hơn. Không chỉ gánh vác sứ mệnh của một nhà giáo dục, chuyển từ cách truyền thụ tri thức sang cách tổ chức cho học sinh chiếm lĩnh tri thức, giáo viên còn có vai trò là người hỗ trợ cho học sinh và đồng nghiệp; là người cố vấn; nhà nghiên cứu giáo dục và người học tập suốt đời.
Trong những năm qua, Đảng, Nhà nước đã quan tâm xây dựng, phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục theo hướng chuẩn hóa, bảo đảm đủ số lượng, đồng bộ về cơ cấu, nâng cao chất lượng; đặc biệt chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống, lương tâm nghề nghiệp và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của nhà giáo. Cùng với đó, có nhiều chính sách nhằm đãi ngộ, động viên, tôn vinh đội ngũ nhà giáo. Tuy nhiên, có lúc, có nơi, sự quan tâm tới giáo dục nói chung, đội ngũ nhà giáo nói riêng chưa tương xứng với yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra.
Để xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo ngang tầm nhiệm vụ trong tình hình mới; tạo động lực để thầy cô yên tâm gắn bó với nghề, thiết nghĩ việc đầu tiên cần quán triệt sâu sắc quan điểm của Đảng, Nhà nước: "Phát triển giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu", thực hiện mục tiêu "phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo".
Cần thống nhất nhận thức việc chăm lo, xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị. Các giải pháp xây dựng, phát triển nhà giáo phải đồng bộ từ Trung ương tới địa phương, làm cho xã hội, phụ huynh học sinh thấu hiểu, chia sẻ với đặc thù lao động của nhà giáo; từ đó có thái độ ủng hộ, hỗ trợ nhà giáo hoàn thành nhiệm vụ giáo dục cao cả nhưng cũng rất nặng nề.
Bên cạnh các chế độ đãi ngộ, tuyển dụng, sử dụng, quản lý, tôn vinh, khen thưởng... phù hợp với đặc thù lao động, để tạo động lực cho đội ngũ, rất cần sự quan tâm đến điều kiện cơ sở vật chất và môi trường làm việc tại mỗi nhà trường. Cần xây dựng môi trường văn hóa học đường thực sự mô phạm, dân chủ, văn minh, thân thiện và sáng tạo, tạo điều kiện để nhà giáo phát huy năng lực, tâm huyết cống hiến cho sự nghiệp giáo dục.
Dạy học là nghề cao quý, rất cần sự cống hiến, nỗ lực, tận tụy, có đạo đức nghề nghiệp, lòng yêu nghề, tình yêu với học trò "tất cả vì học sinh thân yêu" của mỗi thầy cô giáo. Mỗi người thầy không thể thiếu nỗ lực tự học, tự hoàn thiện, nâng cao năng lực, nghiệp vụ sư phạm để có thể đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục trong giai đoạn mới. Nghề dạy học, bên cạnh chuyên môn, sự tận tụy, yêu nghề, yêu trẻ, tôn trọng người học... còn gắn với những phẩm chất nhất định về tri thức, về thái độ, về tình cảm, về đạo đức...
Mong rằng các nhà giáo đang công tác trong ngành nhận thức đầy đủ sứ mệnh thiêng liêng và cao cả của "người thầy". Từ đó, dành hết tâm huyết, trí tuệ và tình cảm cho công việc của mình. Có lẽ không niềm vui nào lớn lao bằng chứng kiến mỗi học trò trưởng thành. Đó cũng chính là phần thưởng cao quý nhất, để mỗi nhà giáo thêm tự tin, tự hào vào nghề dạy học vinh quang và nhiều thử thách.
Ấm áp trái tim người thầy 'Có một nghề bụi phấn bám đầy tay/ Ta vẫn gọi là nghề cao quý nhất/ Có một nghề không trồng cây vào đất/ Mà cho đời những đóa hoa thơm'. Từ bao đời nay, hình ảnh người thầy luôn gắn liền với ý nghĩa thiêng liêng, cao quý. Vượt qua muôn vàn khó khăn, thử thách, các thầy cô giáo đã gieo...