Sự lừa dối sau quảng cáo làm trắng da
Nhiều thương hiệu làm đẹp đã hứa loại bỏ cụm từ làm trắng khi quảng cáo sản phẩm.
Vào năm 2020, phong trào Black Lives Matter đã ảnh hưởng không nhỏ đến ngành công nghiệp mỹ phẩm. Các công ty đa quốc gia chịu áp lực từ công chúng. Hướng tới mục đích bình đẳng giữa các chủng tộc, người tiêu dùng bày tỏ sự bức xúc khi nhiều công ty quảng cáo kem, serum hứa hẹn làm trắng da.
Trước làn sóng phản đối, nhiều thương hiệu đã cam kết sửa đổi và dừng sử dụng cụm từ làm trắng khi quảng bá sản phẩm.
Johnson & Johnson thông báo ngừng bán các sản phẩm làm trắng da ở châu Á và Trung Đông. L’Oréal cam kết loại bỏ từ “làm trắng” ra khỏi các chiến dịch quảng cáo sản phẩm. Unilever cũng cúi đầu trước áp lực dư luận bằng cách đổi tên thương hiệu Fair & Lovely thành Glow & Lovely. Chủ sở hữu của Nivea, Beiersdorf AG, cũng tránh xa cụm từ “làm trắng”.
Thương hiệu Fair & Lovely đổi tên thành Glow & Lovely. Tuy nhiên, các trình bày bao bì mới vẫn khiến tên cũ nhìn nổi bật. Ảnh: CNN.
Đối với các nhà vận động, hiện tượng này như một bước nhỏ để thay đổi việc đánh đồng vẻ đẹp. Khi truy cập vào trang web ở Mỹ hoặc châu Âu của những gã khổng lồ trong ngành mỹ phẩm, những cụm từ liên quan đến màu da không còn tồn tại.
Tuy nhiên, ở châu Á, châu Phi và Trung Đông lại là một câu chuyện khác.
Video đang HOT
Tại Singapore, L’Oréal vẫn đẩy mạnh việc quảng bá các sản phẩm có đặc tính giúp “làm trắng da”. Trong khi đó, trang web của các hãng mỹ phẩm ở Ấn Độ kinh doanh sản phẩm dưỡng trắng. Cụm từ “làm trắng da” vẫn thịnh hành tại Trung Quốc, Nhật Bản…
Trước đó, Unilever từng thay đổi tên sản phẩm vì áp lực dư luận. Tuy nhiên, công ty này lại hành động không đồng nhất. Pond’s, thương hiệu chăm sóc da nổi tiếng của Unilever, loại bỏ từ “trắng da” trên các trang web tiếng Anh, hướng tới nhóm khách hàng Mỹ. Nếu truy cập vào phiên bản Tây Ban Nha, nhãn hàng vẫn sử dụng công khai cụm từ làm trắng.
Thương hiệu Fair & Lovely đổi tên thành Glow & Lovely. Tuy nhiên, tên cũ vẫn được in trên sản phẩm bày bán ở khu vực châu Á.
Amina Mire, người nghiên cứu về ngành công nghiệp làm trắng da trong hai thập kỷ, cho biết việc các sản phẩm làm trắng da liên tục được quảng cáo cho thấy thị trường ngoài phương Tây vẫn đang “quá béo bở” để các công ty có hành động quyết liệt.
Người tiêu dùng tại châu Á, Trung Đông có nhu cầu cao đối với các sản phẩm làm trắng da. Bởi vậy, những gã khổng lồ trong ngành công nghiệp mỹ phẩm vẫn đẩy mạnh việc quảng cáo sản phẩm dưỡng trắng.
Hành động trái với phát ngôn
Bên cạnh đó, hành động không đồng nhất của các thương hiệu giống đang lừa dối người tiêu dùng. Trước đó, người phát ngôn của Unilever nói rằng: “Công ty đã ngừng sử dụng từ trắng, sáng vì chúng hướng đến một vẻ đẹp mà chúng tôi không nghĩ là đúng”. Ngoài ra, đại diện thương hiệu tuyên bố bao bì và phần thông tin sản phẩm đều đã được cập nhật để thể hiện thông điệp.
Trước những nghi vấn về sự thay đổi không đồng nhất, L’Oréal đưa ra tuyên bố đã cập nhật sản phẩm. Tuy nhiên, lịch trình sản xuất cũng như các yêu cầu về đăng ký, chứng nhận sản phẩm khiến quá trình chuyển đổi này không thống nhất trên tất cả thị trường. Ngoài ra, phát ngôn viên của thương hiệu cam kết tập trung loại bỏ cụm từ “làm trắng” càng nhanh càng tốt ở mọi thị trường.
Thương hiệu Pond’s sử dụng cụm từ làm trắng với trang web phiên bản Tây Ban Nha. Sau khi CNN đặt nghi vấn, nhãn hàng này đã thay đổi giao diện. Ảnh: CNN.
Trái ngược với Unilever và L’Oréal, một số công ty mỹ phẩm chọn cách giữ im lặng về vấn đề này.
Thương hiệu nổi tiếng của Nhật Bản, Shiseido, là một ví dụ. Các sản phẩm chăm sóc da cao cấp đang được kinh doanh rộng rãi ở châu Âu và Mỹ. Thương hiệu không đưa ra thông báo liên quan đến dòng sản phẩm White Lucent.
Trước câu hỏi của CNN về tranh cãi xoay quanh mỹ phẩm làm trắng da, công ty đưa ra tuyên bố cho biết các sản phẩm của thương hiệu không có khả năng làm trắng da. “Chúng tôi không bán và khuyến khích sử dụng sản phẩm làm trắng”, đại diện công ty cho biết.
Đắp mặt nạ sữa chua có tốt như lời đồn?
Đắp mặt nạ sữa chua có tốt không là băn khoăn của nhiều chị em bởi đây là một trong những nguyên liệu làm đẹp phổ biến của phụ nữ.
Trà xanh đã được nhiều công trình nghiên cứu chứng minh có thành phần polysaccharides kháng khuẩn, giảm viêm sưng hiệu quả. Thành tố này khi được kết hợp với probi từ sữa chua sẽ bóc tách nhân mụn, loại bỏ nhân mụn gây viêm sưng ở mụn bọc.
Với những trường hợp mụn đầu đen, mụn cám, trà xanh sẽ kích thích làm chín và đẩy nhân mụn, từ đó hỗ trợ điều trị mụn hiệu quả.
Cho 2 muỗng cafe trà xanh nguyên chất, 1 thìa tinh bột nghệ vào hộp sữa chua không đường và đảo trộn thành hợp chất sánh mịn. Dùng chổi trang điểm quét một lớp mỏng mặt nạ lên da và thư giãn để trà xanh phát huy công dụng trị mụn. Giữ yên cho mask khô lại trong 10 - 15 phút, xả sạch bột trà xanh lại với nước. Cách 2 - 3 ngày đắp 1 lần để da khô thoáng, không còn mụn.
Mặt nạ sữa chua mật ong
Mật ong có các đặc tính chống vi khuẩn và chống oxy hóa có thể giúp da sáng mịn tự nhiên.
Dùng 1/2 hộp sữa chua không đường trộn với 2 thìa mật ong rồi thoa hỗn hợp lên mặt và cổ. Đắp mặt nạ trong 20 phút để da thẩm thấu được các dưỡng chất rồi rửa sạch với nước ấm.
Một số lưu ý khi đắp mặt nạ sữa chua
Không dùng sữa chua để đắp mặt nạ thường xuyên, vì việc đắp sữa chua có thể khiến cho da dễ bị kích ứng, yếu do bị bào mòn. Do vậy chỉ nên thực hiện đều đặn 2 - 3 lần/tuần và nhớ cách giãn ngày.
Thời gian lưu mặt nạ sữa chua trên mặt tối đa chỉ 15 - 20 phút, không nên đắp mặt nạ quá lâu khiến da mất độ ẩm, đồng thời làm lỗ chân lông to hơn.
Ngoài cách đắp mặt nạ bằng sữa chua không đường thì bạn có thể dùng sữa chua rửa mặt, cách làm này vừa giúp làm sạch da, vừa giúp da thư giãn tốt hơn sau một ngày làm việc căng thẳng.
4 cách đơn giản giúp bạn tắm trắng tại nhà Bạn có thể tắm trắng tại nhà cực đơn giản chỉ bằng cách sử dụng những nguyên liệu sẵn trong thiên nhiên. Tắm trắng bằng đu đủ, mật ong Ảnh minh họa. Đu đủ chứa rất nhiều vitamin C và E giúp làm chậm quá trình lão hóa tự nhiên của da. Trong đu đủ có loại enzime là papain được coi như...