Sự “lên ngôi” của cướp biển Malacca

Theo dõi VGT trên

Cướp biển tại eo biển Malacca không phải là mới. Vậy nhưng tần suất những vụ tấn công tàu tại đây đã tăng vọt kể từ đầu năm đến nay.

Đã có 25 vụ cướp biển tấn công tàu bè tại Malacca chỉ trong quý 2, cao gấp 3 lần so với mức trung bình trên toàn Đông Nam Á.

Khoảng 40% số hàng hóa vận chuyển bằng đường biển trên thế giới đi qua Malacca. Nếu nói riêng về dầu mỏ thì 80% lượng dầu được Trung Quốc và Nhật Bản nhập khẩu từng đi qua eo biển này. Nói vậy để thấy rằng vấn đề cướp biển Malacca đe dọa đến sự ổn định kinh tế của nhiều quốc gia.

Hiểm họa

Một thuyền viên tàu chở dầu Thái Lan từng bị cướp kể lại sự việc: “Chúng tôi đang trên đường đi từ Singapore đến Pontianak (Indonesia) thì bị cướp. Chúng đi tàu nhỏ áp sát rồi nhảy lên tàu chúng tôi. Vụ cướp bắt đầu đúng 2 tiếng trước khi mặt trời lặn. Một số tên cướp biển có súng, còn lại cầm dao rựa. Chúng chiếm cabin và nhốt thủy thủ đoàn dưới boong tàu. Một số khác còn ở dưới xuồng thì xóa mất hai chữ cái ở đầu và cuối tên tàu sơn trên thân tàu”.

Buổi tối hôm đó, công ty vận tải biển tại Thái Lan không gọi được tàu bèn thông báo cho nhà chức trách. Chiếc tàu trở dầu cuối cùng cũng được tìm thấy và kéo về cảng Sri Racha (Thái Lan). Theo lời kể của các nạn nhân thì bọn cướp biển mất 10 tiếng để bơm 3.700 tấn dầu – tương đương 1,9 triệu USD – từ tàu Thái Lan sang tàu của chúng rồi sau đó “cao chạy xa bay”.

Sự lên ngôi của cướp biển Malacca - Hình 1
Lính đặc nhiệm Indonesia diễn tập giải cứu tàu bị cướp biển chiếm.

Đây chỉ là một trong số sáu vụ cướp biển chiếm tàu ở eo Malacca trong tháng tư vừa qua. Ước tính khoảng 41% số vụ cướp biển trên toàn thế giới trong năm 2022 xảy ra tại Đông Nam Á. Trong khi đó con số này tại khu vực Tây Ấn (gồm cả Somalia) chỉ chiếm 28% và ở Tây Phi có 18%. Số thủy thủ chết vì cướp biển tại Đông Nam Á cũng cao gấp đôi so với mức ở Tây Phi.

Video đang HOT

Trong số 12 tỷ USD giá trị thiệt hại do cướp biển gây ra mỗi năm, các nước Đông Á đang phải gánh chịu một phần ngày càng lớn. Cướp biển ở eo biển Malacca càng ngày được tổ chức chặt chẽ và huấn luyện bài bản. Mục tiêu chính của chúng là những đoàn tàu chở dầu đi qua vịnh Malacca vào biển Đông. Khu vực này rộng lớn, lực lượng hành pháp trên biển lại mỏng, chính quyền các nước sở tại đành phải bó tay đứng nhìn.

Indonesia được cho là quốc gia có nhiều băng nhóm cướp biển hoạt động trong khu vực nhất. Bà Karsten von Hoesslin, chuyên gia phân tích rủi ro cấp cao của công ty Risk Intelligence (Đan Mạch), giải thích về hiện tượng này: “Lịch sử đã chứng minh rằng bất cứ khi nào kinh tế một quốc gia gặp khủng hoảng, hoạt động cướp biển của họ sẽ tăng vọt. Indonesia còn đang phải vật lộn hồi phục sau đại dịch COVID-19. Không ít người Indonesia bằng nghề đánh cá hay đóng thuyền đang phải chịu đói… Ước tính có khoảng 2,7 triệu người Indonesia sống ven biển hiện ở dưới mức nghèo. Không khó hiểu khi họ trở thành cướp biển để nuôi gia đình”.

Nguyên chỉ huy lực lượng tuần duyên Singapore Nicholas Teo nhận xét: “Xu hướng trong tương lai gần là số vụ cướp biển ở eo Malacca sẽ còn tăng. Một điểm đáng chú ý khác là có những công ty vận chuyển có ba, bốn tàu bị cướp liên tiếp nhau. Đấy là dấu hiệu của việc đã có người trong công ty hay là thủy thủ đoàn “bán” thông tin cho cướp biển… Một vụ cướp tàu ăn trộm dầu mà hoàn thành chỉ trong vỏn vẹn vài tiếng đồng hồ thì thường là có sự tiếp tay của kỹ sư trưởng”.

Ông Nicholas Teo hiện là Phó giám đốc Trung tâm Chia sẻ thông tin (ISC) thuộc cơ quan Hiệp ước chống cướp biển ở châu Á (ReCAAP). Ông Teo chia sẽ khó khăn mà ISC đang gặp phải: “Chúng tôi khó khăn lắm mới tìm hiểu được công ty nào sở hữu tàu nào hay là thủy thủ đoàn có những ai. Ngày xưa tàu phất cờ Nga hay Mỹ tức là thuộc sở hữu của công ty Nga hay Mỹ, còn thủy thủ đoàn cũng là người Nga hay Mỹ. Bây giờ thì tàu phất cờ Ấn Độ nhưng lại do tập đoàn Malaysia sở hữu, còn thủy thủ đoàn toàn là người Thái Lan”.

Một số quốc gia như Panama, Liberia, Malta, Sierra Leone, v.v… có chính sách nộp thuế hàng hải và kiểm tra tàu hàng rất “rộng rãi” nhằm thu hút các công ty vận tải biển đăng ký tàu và treo cờ nước họ. Mặt khác đa số công ty vận tải biển thuê thuyền trưởng, thủy thủ theo hợp đồng ngắn ngày nhằm giảm chi phí nhân công. Họ không có đủ thời gian lẫn nguồn lực để kiểm tra kỹ nhân thân của từng thành viên thủy thủ đoàn. Điều đó không chỉ khiến việc điều tra của những cơ quan như ISC gặp khó khăn mà còn tiếp tay cho cướp biển “gài người”.

Sự lên ngôi của cướp biển Malacca - Hình 2
Một toán cướp biển đang chuẩn bị áp sát tàu.

Bà Karsten von Hoesslin viết: “Chúng ta vẫn chưa có số liệu chính xác về việc có bao nhiêu vụ cướp biển trên eo Malacca mỗi năm và gây ra bao nhiêu thiệt hại. Trong bối cảnh các nhóm cướp biển ngày càng được tổ chức và huấn luyện bài bản, sự thiếu hụt thông tin này đang đặt cơ quan kiểm soát hàng hải nhiều nước vào thế bị động trước cướp biển”.

Chuyên gia an ninh hàng hải Peter Chalk tại viện nghiên cứu Rand (Mỹ) giải thích: “Các nhóm cướp biển thường nhắm vào các tàu mang hàng hóa giá trị cao mà chiều cao từ mặt nước lên đến boong tàu lại thấp… Xu hướng bất ổn trên eo biển Malacca đã khiến một số công ty vận tải biển xem xét lại chính sách của mình. Họ từ chối vận chuyển các loại hàng hóa có khối lượng lớn nhưng lại dễ tháo rỡ, di rời. Nếu có nhận thì họ đòi hỏi khách hàng phải mua bảo hiểm với mức giá cao hơn”.

Nếu nói riêng về dầu – thứ “vàng đen” đối với cướp biển – thì kẻ xấu rất dễ tẩu tán. Chúng thường trộn dầu từ hai, ba nguồn bất hợp pháp khác nhau rồi bán cho khách hàng trong và ngoài nước. Có những khách hàng đến từ Mỹ và châu Âu mua dầu từ thị trường chợ đen Indonesia, Malaysia cho dù biết là hàng phi pháp. Một nhóm khách hàng khác mua dầu ăn trộm là các chủ tàu đánh cá.

Một điểm đáng chú ý khác là sự manh động của các đối tượng cướp biển. Nói chung thì cướp biển Đông Nam Á không được trang bị nhiều vũ khí “ nóng” như cướp biển ở châu Phi do không ở gần vùng chiến sự, không tiếp cận được nguồn súng đạn. Nhưng điều đó không có nghĩa là cướp biển vùng Malacca không sẵn sàng nổ súng khi cần. Mục tiêu của cướp biển là cướp hàng trên tàu chứ không phải bắt con tin đòi tiền chuộc, vậy nên chúng có thể dễ dàng đe dọa tính mạng của thủy thủ đoàn.

Đi tìm lời giải

Nhằm giải quyết vấn đề cướp biển trên eo Malacca, các tổ chức vì an ninh hàng hải như ReCAAP hay Phòng hàng hải quốc tế là (IMB) đang “tăng tốc” xây dựng thể chế hợp tác giữa các quốc gia trong khu vực. Ông Nicholas Teo nhận xét về hoạt động này: “Có hy vọng, những nước tham gia đều tỏ thái độ thiện chí, nhưng vấn đề lớn nhất vẫn là phân phối trách nhiệm về nguồn lực giữa các quốc gia… Muốn một anh cảnh sát làm tốt việc của mình thì phải đặt người đó ở đúng lúc đúng chỗ”.

Sự lên ngôi của cướp biển Malacca - Hình 3
Đặc nhiệm Hải quân Indonesia và một số đối tượng cướp biển bị bắt giữ ở vịnh Malacca.

Indonesia, “điểm nóng” về cướp biển tại Đông Nam Á, đã có một số chính sách nhất định nhằm giải quyết vấn đề này. Cách đầy hơn một năm Jakarta đã thông qua quy định thắt chặt việc các công ty hàng hải kiểm tra nhân thân và lưu giữ hồ sơ thủy thủ họ thuê. Chính phủ nước này cũng đang điều tra một số đối tượng thuộc hải quan và hải quân có nghi vấn đã tiếp tay cho cướp biển. Trong cuộc họp lãnh đạo các nước ASEAN vào đầu tháng năm vừa qua tại Labuan Bajo, tỉnh Đông Nusa Tenggara, Indonesia, Bộ trưởng Bộ Hàng hải nước này là Luhut Binsar Pandjaitan tuyên bố sẽ “sớm đưa an ninh eo Malacca trở lại bình thường”.

Theo công ước về luật biển năm 1982 của Liên hợp quốc thì Indonesia, Malaysia và Singapore chịu trách nhiệm về an ninh trên eo Malacca. Ba nước này đã thành lập Hội đồng eo biển Malacca (MSC) nhằm quản lý một khu vực rộng lớn dài hơn 800 km nối từ bán đảo Mã Lai đến đảo Sumatra. Nhận thấy rằng nguồn lực của ba nước thành viên có hạn, MCC trong những năm gần đây đã mời hợp tác với các quốc gia có sự hiện diện lớn trên eo biển Malacca như Nhật Bản và Úc. Nhưng theo tờ The Diplomat nhận xét: “MCC đang phải “đi thăng bằng trên dây” giữa lợi ích của các nước lớn. Mỹ, Trung Quốc, Anh, Pháp, v.v… đều coi eo Malacca là tuyến đường hàng hải chiến lược tối quan trọng. Họ sẵn sàng tìm mọi lý do để tăng sự hiện diện quân sự của mình ở Malacca… Vì các tranh chấp về lãnh thổ trên biển mà Indonesia, Malaysia và Singapore khó chịu dốc toàn lực cho việc hợp tác an ninh hàng hải. Ngay cả việc chia sẻ thông tin trên biển giữa các nước này còn chưa đáp ứng được thách thức hiện tại”.

Vậy trước mắt các nước trong khu vực có thể làm gì để cải thiện tình hình? Đại dịch COVID-19 và những bất ổn kinh tế kéo theo đã buộc nhiều nước Đông Nam Á phải cắt giảm ngân sách an ninh hàng hải. Nhiều cơ quan, tổ chức như cảnh sát biển và quản lý cảng đã phải hoạt động cầm chừng từ năm 2020 đến nay. Chính phủ các nước ASEAN nên sớm đưa ra quyết định tăng ngân sách trở lại cho các cơ quan chịu trách nhiệm về an ninh hàng hải.

Một biện pháp quan trọng khác là xóa đói giảm nghèo tại các vùng duyên hải. Cướp biển đều từ những khu vực này mà ra. Những người thợ chài thất nghiệp hay không bán được sản phẩm thì rất dễ sa vào con đường cướp biển. Hỗ trợ họ ra khơi và tiêu thụ sản phẩm không chỉ triệt tiêu động lực khiến họ làm cướp mà còn biến những con người này trở thành “tai mắt” cho nhà chức trách, tăng khả năng phản ứng nhanh của cảnh sát biển.

Nhiều thủy thủ của tàu chở dầu Đan Mạch bị bắt cóc tại Vịnh Guinea

Ngày 31/3, chủ sở hữu tàu chở dầu Đan Mạch Monjasa Reformer cho biết đã xác định vị trí chiếc tàu bị cướp ở Vịnh Guinea, nhưng một số thành viên thủy thủ đoàn bị bắt cóc hiện vẫn chưa rõ tung tích.

Nhiều thủy thủ của tàu chở dầu Đan Mạch bị bắt cóc tại Vịnh Guinea - Hình 1

Theo thông báo của Monjasa, trên tàu có tổng cộng 16 thủy thủ vào thời điểm bị cướp biển tấn công ngày 25/3. Khi hải quân Pháp tìm thấy chiếc tàu ngoài khơi Sao Tome và Principe, nhóm cướp biển đã rời bỏ con tàu và bắt cóc một số thành viên thủy thủ đoàn.

Monjasa cho biết những thủy thủ được giải cứu hiện đang ở nơi an toàn và sức khỏe đã ổn định, trong khi chiếc tàu và hàng hóa không bị thiệt hại nào.

Monjasa không tiết lộ số người bị bắt cóc hay quốc tịch của họ, đồng thời cho biết đang phối hợp với các lực lượng chức năng để đưa những người này trở về an toàn.

Tàu chở dầu Monjasa Reformer bị một nhóm cướp biển tấn công vào ngày 25/3, khi con tàu này ở ngoài khơi, cách 260km về phía Tây Cảng Pointe-Noire, CHDC Congo.

Vịnh Guinea, có đường bờ biển trải dài từ Liberia đến Gabon, được biết đến là nơi thường xuyên xảy ra nạn cướp biển, trộm dầu, đánh bắt cá trái phép, buôn người và ma túy.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Vụ phát hiện 5 thi thể trong bể ủ mắm gây rúng động Thái LanVụ phát hiện 5 thi thể trong bể ủ mắm gây rúng động Thái Lan
18:31:28 10/12/2024
Cái chết của người đàn ông trúng số trị giá 841 tỷ đồng chưa kịp hưởng thụCái chết của người đàn ông trúng số trị giá 841 tỷ đồng chưa kịp hưởng thụ
12:43:15 10/12/2024
4 từ do cậu con trai 4 tuổi của tỷ phú Elon Musk thốt ra gây sửng sốt4 từ do cậu con trai 4 tuổi của tỷ phú Elon Musk thốt ra gây sửng sốt
22:07:30 11/12/2024
Nvidia bị điều tra ở Trung QuốcNvidia bị điều tra ở Trung Quốc
07:13:38 11/12/2024
Australia thừa nhận làm mất 300 lọ mẫu virus gây chết ngườiAustralia thừa nhận làm mất 300 lọ mẫu virus gây chết người
05:12:02 12/12/2024
Thách thức của ông Trump khi muốn chấm dứt quyền công dân theo nơi sinh tại MỹThách thức của ông Trump khi muốn chấm dứt quyền công dân theo nơi sinh tại Mỹ
05:59:08 12/12/2024
Quốc hội Hàn Quốc thông qua nghị quyết yêu cầu bắt Tổng thống YoonQuốc hội Hàn Quốc thông qua nghị quyết yêu cầu bắt Tổng thống Yoon
09:14:08 11/12/2024
Ông Trump có thể ra "tối hậu thư" cho Nga - Ukraine để chấm dứt xung độtÔng Trump có thể ra "tối hậu thư" cho Nga - Ukraine để chấm dứt xung đột
23:49:45 11/12/2024

Tin đang nóng

Mỗi tháng chồng cho 30 triệu tùy ý tiêu xài nhưng tôi vẫn muốn ly hônMỗi tháng chồng cho 30 triệu tùy ý tiêu xài nhưng tôi vẫn muốn ly hôn
04:54:52 12/12/2024
Sao nữ hạng A kéo người đánh hội đồng 1 cô gái, vì sao nạn nhân kêu cứu 6 năm mới được chú ý?Sao nữ hạng A kéo người đánh hội đồng 1 cô gái, vì sao nạn nhân kêu cứu 6 năm mới được chú ý?
06:58:50 12/12/2024
Sao Vbiz hội bạn Cường Đô La "đánh úp" xác nhận đã sinh con sau thời gian ở ẩnSao Vbiz hội bạn Cường Đô La "đánh úp" xác nhận đã sinh con sau thời gian ở ẩn
06:53:18 12/12/2024
Loại rau này là "thuốc" trừ ho đờm, kháng khuẩn và tăng miễn dịch: Nấu 2 món ăn vào mùa đông rất ngon và bổ dưỡngLoại rau này là "thuốc" trừ ho đờm, kháng khuẩn và tăng miễn dịch: Nấu 2 món ăn vào mùa đông rất ngon và bổ dưỡng
06:19:02 12/12/2024
Cảnh tượng kinh hoàng sau cánh cửa khóa trái: Người chồng sững sờ khi phát hiện bí mật của vợCảnh tượng kinh hoàng sau cánh cửa khóa trái: Người chồng sững sờ khi phát hiện bí mật của vợ
05:26:50 12/12/2024
Bỏ rơi vợ con để đến với nhân tình, chỉ vài tháng sau tôi ôm hận khi biết mình mất hết tất cảBỏ rơi vợ con để đến với nhân tình, chỉ vài tháng sau tôi ôm hận khi biết mình mất hết tất cả
05:19:27 12/12/2024
Cuộc đời bi thương của nghệ sĩ Việt nổi tiếng: 2 lần đò, bị chồng đánh sưng tím mắt trước giờ diễnCuộc đời bi thương của nghệ sĩ Việt nổi tiếng: 2 lần đò, bị chồng đánh sưng tím mắt trước giờ diễn
06:43:41 12/12/2024
Sao Việt 12/12: Vợ chồng Đỗ Mỹ Linh tình tứ, Minh Hằng bình yên bên con traiSao Việt 12/12: Vợ chồng Đỗ Mỹ Linh tình tứ, Minh Hằng bình yên bên con trai
07:39:20 12/12/2024

Tin mới nhất

Ông Trump nêu ưu tiên hàng đầu trên trường quốc tế sau khi nhậm chức

Ông Trump nêu ưu tiên hàng đầu trên trường quốc tế sau khi nhậm chức

10:50:07 12/12/2024
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump nêu ưu tiên hàng đầu ông sẽ thực hiện sau khi chính thức trở lại Nhà Trắng vào năm tới.
Ảnh vệ tinh hé lộ cuộc rút quân của Nga khỏi Syria

Ảnh vệ tinh hé lộ cuộc rút quân của Nga khỏi Syria

10:40:33 12/12/2024
Hình ảnh vệ tinh cho thấy Nga dường như đã bắt đầu rút lực lượng khỏi Syria sau khi chính quyền Tổng thống Syria Bashar al-Assad sụp đổ cuối tuần qua.
Trăn khổng lồ xuất hiện trên đường ngập nước sau trận mưa lớn

Trăn khổng lồ xuất hiện trên đường ngập nước sau trận mưa lớn

10:31:10 12/12/2024
Người dân sống tại tỉnh Pattani, Thái Lan, đã phải rùng mình khi nhìn thấy một con trăn cỡ lớn xuất hiện trên đường ngập nước sau cơn mưa lớn.
Xung đột Ukraine có nguy cơ dẫn đến chiến tranh hạt nhân

Xung đột Ukraine có nguy cơ dẫn đến chiến tranh hạt nhân

10:23:37 12/12/2024
Xung đột Ukraine có thể leo thang và thậm chí có nguy cơ dẫn đến chiến tranh hạt nhân, Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Hakan Fidan cảnh báo.
Nga lên tiếng về tình hình Syria sau khi cho Tổng thống Assad tị nạn

Nga lên tiếng về tình hình Syria sau khi cho Tổng thống Assad tị nạn

10:16:22 12/12/2024
Khi được hỏi về số lượng quân nhân Nga vẫn đồn trú tại Syria, người phát ngôn Điện Kremlin đã từ chối cung cấp thông tin cụ thể, cho biết rằng thông tin như vậy chỉ có thể do các quan chức quân sự cung cấp.
Ông Trump: Nga, Ukraine phải ngừng bắn ngay lập tức

Ông Trump: Nga, Ukraine phải ngừng bắn ngay lập tức

08:48:23 12/12/2024
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã nói với hai nhà lãnh đạo Ukraine và Pháp rằng ông muốn chấm dứt cuộc xung đột giữa Kiev và Moscow càng sớm càng tốt.
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump ưu tiên giải quyết khủng hoảng tại Ukraine

Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump ưu tiên giải quyết khủng hoảng tại Ukraine

08:24:40 12/12/2024
Về vấn đề Syria, ông Trump nhắc lại lời kêu gọi của Chính phủ Mỹ không can thiệp vào quốc gia Trung Đông này, sau khi phe đối lập lật đổ Tổng thống Bashar al-Assad.
Thủ tướng Italy được vinh danh 'người quyền lực nhất' châu Âu

Thủ tướng Italy được vinh danh 'người quyền lực nhất' châu Âu

08:20:35 12/12/2024
Vị trí cao nhất dành cho Thủ tướng Meloni trên bảng xếp hạng của Politico Europe cho thấy sự gia tăng mạnh mẽ về uy tín của nhà lãnh đạo Italy bất chấp nhiều dự đoán trước đó về "tương lai xám xịt" đối với bà ở trong châu...
Cảnh sát bắt giữ 3 người trong vụ sập tòa nhà ở Hà Lan

Cảnh sát bắt giữ 3 người trong vụ sập tòa nhà ở Hà Lan

08:18:12 12/12/2024
Các nhân viên cứu hộ với chó nghiệp vụ đã tìm thấy 6 thi thể từ đống đổ nát của tòa nhà bị sập. Hiện có 4 người vẫn điều trị tại bệnh viện, trong đó 2 người bị thương nặng.
Nga và Ukraine cáo buộc lẫn nhau tấn công xe chở chuyên gia IAEA

Nga và Ukraine cáo buộc lẫn nhau tấn công xe chở chuyên gia IAEA

08:17:00 12/12/2024
Nga đang kiểm soát nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia ngay sau khi tiến vào Ukraine vào tháng 2/2022. Kể từ đó, hai bên thường xuyên cáo buộc nhau tiến hành pháo kích vào nhà máy và đe dọa đến vấn đề an toàn hạt nhân.
Học giả Ấn Độ ấn tượng với thành tựu phát triển của Việt Nam

Học giả Ấn Độ ấn tượng với thành tựu phát triển của Việt Nam

08:14:08 12/12/2024
Về đối ngoại, Giáo sư Ấn Độ nhấn mạnh Việt Nam đã thiết lập quan hệ hữu nghị và quan hệ đối tác chiến lược toàn diện không chỉ với Nga, Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ mà còn với nhiều quốc gia khác.
Triệt phá đường dây buôn lậu cocaine quy mô lớn từ Nam Mỹ sang châu Âu

Triệt phá đường dây buôn lậu cocaine quy mô lớn từ Nam Mỹ sang châu Âu

08:12:13 12/12/2024
Theo thông tin từ các cơ quan chức năng, đường dây buôn lậu trên là sự hợp tác giữa Primeiro Comando da Capital (PCC) - một trong những băng đảng tội phạm lớn nhất Brazil, và tổ chức mafia khét tiếng nhất Italy Ndrangheta.

Có thể bạn quan tâm

Phụ huynh Hà Nội buồn phiền vì con mới lớp 3 đã có tật xấu nói khó bỏ, thái độ bất cần của con càng gây sốc hơn

Phụ huynh Hà Nội buồn phiền vì con mới lớp 3 đã có tật xấu nói khó bỏ, thái độ bất cần của con càng gây sốc hơn

Netizen

11:16:06 12/12/2024
Mới đây, một người mẹ Hà Nội đã chia sẻ câu chuyện của con mình lên một hội nhóm phụ huynh. Theo đó, con gái mới lên lớp 3 của người mẹ này là một cô bé rất thảo tính, luôn thích chia sẻ đồ ăn và đồ chơi với các bạn.
Mang súng đi đòi nợ thuê nhận tiền công 100 triệu

Mang súng đi đòi nợ thuê nhận tiền công 100 triệu

Pháp luật

11:14:11 12/12/2024
Vì hám lợi với số tiền công hậu hĩnh hơn 100 triệu đồng nếu đòi nợ thành công, nhóm 5 đối tượng đã di chuyển từ tỉnh Đồng Nai đến TP Đồng Xoài để thực hiện hành vi đòi nợ thuê rất manh động và liều lĩnh.
Đi thuê 6-7 triệu/ tháng dù sẵn nhà Hà Nội, cô gái khiến bố mẹ thay đổi suy nghĩ vì sau 3 năm có được 1 thứ

Đi thuê 6-7 triệu/ tháng dù sẵn nhà Hà Nội, cô gái khiến bố mẹ thay đổi suy nghĩ vì sau 3 năm có được 1 thứ

Sáng tạo

11:09:01 12/12/2024
Câu chuyện sinh ra và lớn lên ở thành phố lớn, bố mẹ có sẵn nhà cho ở, không phải tốn tiền đi thuê nhà là bước đệm, là lợi thế rất lớn bỗng dưng trở thành chủ đề được nhiều sự quan tâm.
Phối đồ mùa đông cho phụ nữ trung niên

Phối đồ mùa đông cho phụ nữ trung niên

Thời trang

11:04:20 12/12/2024
Áo len tăm là món đồ thời trang dễ mặc và luôn mang lại sự ấm áp trong mùa đông. Kết hợp áo len tăm với chân váy midi là sự kết hợp hoàn hảo cho những phụ nữ trung niên yêu thích sự nữ tính và thanh lịch.
Sao nữ Vbiz vừa lấy chồng 3 ngày đã buồn bã khóc lóc, nghe lý do ai cũng đồng cảm

Sao nữ Vbiz vừa lấy chồng 3 ngày đã buồn bã khóc lóc, nghe lý do ai cũng đồng cảm

Sao việt

10:33:06 12/12/2024
Thái Trinh chia sẻ cảm thấy buồn bã sau 3 ngày lấy chồng vì Thái Minh đi công tác, nhớ cảm giác bận rộn khi chuẩn bị cho đám cưới
Khối tài sản đáng ngưỡng mộ của nam thần Gong Yoo

Khối tài sản đáng ngưỡng mộ của nam thần Gong Yoo

Sao châu á

10:29:59 12/12/2024
Sau hơn 20 năm theo đuổi nghệ thuật, nam diễn viên Gong Yoo sở hữu khối tài khủng gồm tài sản ròng trị giá 14 triệu USD, sở hữu căn hộ cao cấp, ngôi nhà nghỉ dưỡng.
Thuê trai trẻ cùng leo núi ở Trung Quốc

Thuê trai trẻ cùng leo núi ở Trung Quốc

Lạ vui

10:24:51 12/12/2024
Pei pa là xu hướng phổ biến ở Trung Quốc và để chỉ các thanh niên trẻ được những người phụ nữ thuê để cùng đồng hành trong suốt hành trình leo núi.
Chủ tịch Hà Nội FC tung ảnh tình tứ cùng Đỗ Mỹ Linh ở nước ngoài, nàng hậu có hành động tinh tế được khen

Chủ tịch Hà Nội FC tung ảnh tình tứ cùng Đỗ Mỹ Linh ở nước ngoài, nàng hậu có hành động tinh tế được khen

Sao thể thao

10:15:28 12/12/2024
Tối 10/12, trên trang Facebook cá nhân, cậu hai nhà bầu Hiển Đỗ Vinh Quang - Chủ tịch CLB bóng đá Hà Nội - đã đăng tải hình ảnh nắm tay bà xã - Hoa hậu Đỗ Mỹ Linh - cực tình cảm.
Tử vi ngày 12/12/2024 của 12 cung hoàng đạo: ngày khá tích cực với Song Ngư

Tử vi ngày 12/12/2024 của 12 cung hoàng đạo: ngày khá tích cực với Song Ngư

Trắc nghiệm

09:59:12 12/12/2024
Tử vi ngày thứ Năm 12/12/2024 cho thấy Song Ngư có một ngày thuận lợi, đặc biệt là trong công việc. Nếu bạn giữ vững kế hoạch ban đầu và không vội vàng thay đổi, bạn sẽ đạt được những mục tiêu mà mình đã đề ra.
Kiểm soát bệnh tim và chứng mất trí bằng cách ăn thực phẩm này

Kiểm soát bệnh tim và chứng mất trí bằng cách ăn thực phẩm này

Sức khỏe

09:57:40 12/12/2024
Theo các nhà nghiên cứu, những chất này đóng vai trò quan trọng trong việc trung hòa các gốc tự do gây hại, vốn liên quan đến nhiều loại bệnh nghiêm trọng, đặc biệt như bệnh tim và chứng mất trí nhớ.
Người phụ nữ vừa lái ô tô vừa cầm micro hát karaoke đã đến công an làm việc

Người phụ nữ vừa lái ô tô vừa cầm micro hát karaoke đã đến công an làm việc

Tin nổi bật

09:52:42 12/12/2024
Với việc lái ô tô một tay và một tay cầm micro hát karaoke, người phụ nữ 32 tuổi tại Đắk Lắk đã đến cơ quan công an làm việc và thừa nhận việc làm không đúng của mình.