Sử là môn học bị coi thường
Ngày 18/8 tại Đà Nẵng, Bộ GD-ĐT phối hợp với Hội Khoa học lịch sử Việt Nam tổ chức hội thảo khoa học quốc gia về dạy và học môn lịch sử trong trường phổ thông với sự tham dự của 500 nhà giáo, nhà sử học đầu ngành.
Đây là lần đầu tiên một hội thảo khoa học quy tụ đông đảo giáo viên dạy sử ở 63 tỉnh thành.
Tại hội thảo, hầu hết các đại biểu cho rằng việc dạy và học môn sử đang “có vấn đề” và càng ngày không chỉ học sinh mà chính các nhà quản lý giáo dục cũng coi thường môn học lịch sử.
Theo giáo sư Phan Huy Lê – chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Việt Nam, mấy năm gần đây thực trạng dạy và học lịch sử trong trường phổ thông đã gây ra sự bức xúc, nỗi lo âu của xã hội. Điều đó không chỉ được phản ánh qua điểm số các kỳ thi tốt nghiệp phổ thông và tuyển sinh vào đại học, cao đẳng mà còn qua kết quả điều tra xã hội học, qua các sân chơi truyền hình và qua dư luận xã hội.
Mặt hạn chế nặng nề nhất của giáo dục môn sử là đại bộ phận học sinh không thích học môn sử, coi như môn học của các sự kiện, năm tháng, môn học của trí nhớ, khô khan, nhàm chán. Thái độ đó thật đáng buồn nhưng hoàn toàn không thuộc trách nhiệm của học sinh mà là trách nhiệm của nền giáo dục và chính là biểu hiện của việc dạy và học môn sử chưa có hiệu quả.
Video đang HOT
“Lịch sử là môn học bị coi thường nhất trong các trường phổ thông. Minh chứng rõ nét nhất là trong các môn thi tốt nghiệp phổ thông, môn sử bị coi là môn phụ, có năm thi, năm không. Năm nào không thi thì nhà trường cho học dồn để dành thời gian cho các môn khác. Thầy cô dạy sử cũng dễ dàng được thay thế bằng thầy cô các môn khác, có khi là môn thể thao chẳng hiểu gì về lịch sử. Một môn học bị coi nhẹ đến như vậy thì làm sao có thể nhận được sự quan tâm của học sinh” – giáo sư Phan Huy Lê nói.
Theo Hữu Khá
Tuổi Trẻ
Người tổ chức quay clip tiêu cực xin giảm hình phạt cho 4 giáo viên
"Tôi làm gì cũng được, ảnh hưởng đến bản thân, tôi cũng không sợ, miễn là xin giảm nhẹ lỗi cho 4 giáo viên đó", thầy N., người tổ chức quay clip tiêu cực thi cử ở Bắc Giang buồn rầu nói.
Ngày 18/6, Sở GD& ĐT Bắc Giang chính thức công bố kết luận vụ sai phạm tại Hội đồng thi Trường THPT DL Đồi Ngô (Lục Nam - Bắc Giang). Trong đó 6 giáo viên và cán bộ coi thi là Lê Thị Hải, Nguyễn Thị Kim Thoa, Đinh Văn Đạt, Nguyễn Thị Ngân, Nguyễn Đăng Chính, Nguyễn Văn Dũng vì đã vi phạm nghiêm trọng quy chế thi.
"Mình thấy áy náy, buồn và hy vọng 4 thầy cô Hải, Thoa, Ngân và thầy Đạt sẽ được giảm nhẹ tội, chỉ bị cảnh cáo thôi. Vì 4 giáo viên chỉ là con tốt, còn những người lãnh đạo không hề bị làm sao cả. Giáo viên trong trường ai cũng thương cho các thầy cô ấy vì thực chất họ làm theo sự chỉ đạo", thầy N. buồn rầu nói.
Giáo viên bị sa thải khóc và oán trách người tổ chức quay clip.
Theo thầy N. lý giải thì từ trước đến giờ Sở GD Bắc Giang vẫn chưa xử lý xong những sai phạm của lãnh đạo Trường THPT Dân lập Đồi Ngô. Anh N. đã gửi nhiều đơn tố cáo từ 15/1 nhưng đâu vẫn vào đấy, chưa giải quyết.
Thầy N. cho biết: "Tội của lãnh đạo phải gấp 3-4 lần như thế, họ là những người "cầm đầu", để rồi trốn tránh trách nhiệm. Mục đích chính của tôi là nhằm vào Sở GD, vào những nhà quản lý giáo dục vì thực tế hiện nay chất lượng giáo dục đang ngày càng đi xuống".
Thầy giáo chống tiêu cực tại huyện Lục Nam mong muốn rằng có thể làm được điều gì đó để giảm tội cho những giáo viên này.
"Tôi làm gì cũng được, ảnh hưởng đến tôi, tôi cũng không sợ miễn là xin giảm nhẹ tội cho 4 giáo viên đó. Tôi sẵn sàng giúp họ, uy tín, danh dự tôi cũng không cần, ai thích bàn tán cũng được tôi không quan tâm. Bởi họ chỉ là nạn nhân, là người làm theo sự chỉ đạo và đó là những người chị, đồng nghiệp thân thiết của tôi và bản thân tôi không nhằm vào họ", thầy N. trải lòng.
Thầy N. cho rằng, việc các giáo viên làm là do hiệu trưởng phân công ai ném bài, ai giải đề thi, ai lấy đề, ai phô tô đã có tổ chức, kế hoạch, chứ không phải sai phạm của cá nhân.
"Nếu lãnh đạo trường không chỉ đạo thì họ sẽ không dám làm liều như vậy. Hơn thế nữa, không giáo viên nào lại làm trái sự phân công của hiệu trưởng cả. Theo mình, nhiều giáo viên vẫn còn tâm lý không muốn cho học trò của mình trượt tốt nghiệp nên dễ dẫn đến tình trạng thả, buông lỏng", thầy N. giải thích.
Cuối cùng thầy NDN nêu ra những vấn đề còn nhiều trăn trở: "Những sai phạm ở hội đồng thi THPT Đồi Ngô mang tính chất có tổ chức chứ không phải cá nhân đơn lẻ. Còn có rất nhiều người chưa bị xử lý, chưa bị cơ quan luật pháp "sờ" đến... Làm thế nào để cải thiện được nền giáo dục nước nhà, tiêu diệt được bệnh thành tích, gian lận trong thi cử... vẫn là một câu hỏi khó".
Trước đó, chiều ngày 18/6, ông Nguyễn Đức Hiền - Giám đốc Sở GD & ĐT Bắc Giang đã công bố kết luận thanh tra và đề nghị sa thải 6 giáo viên, nhân viên trực tiếp lấy, giải, sao và đưa lời giải lên phòng thi tại trường Đồi Ngô, gồm: Lê Thị Hải, Nguyễn Thị Kim Thoa, Đinh Văn Đạt, Nguyễn Thị Ngân, Nguyễn Đăng Chính, Nguyễn Văn Dũng.
Theo Giáo dục VN
Đề xuất xử lý hình sự những trường hợp sai phạm ở Bắc Giang "Có sự gian lận ở 6 môn nhưng Sở chỉ xem xét sai phạm hai môn. Vụ việc này ví như "vi phạm bí mật quốc gia" sao không xử lý hình sự những người đứng đầu" - PGS Văn Như Cương nói. Chiều 18/6, Sở GD&ĐT Bắc Giang đã công bố kết quả thanh tra vụ gian lận thi tốt nghiệp tại...