Sự kiện đánh dấu bước ngoặt của Hải quân Liên Xô
Ngày 1/11/1989, cột mốc quan trọng của lịch sử Hải quân Liên Xô khi lần đầu tiên một tiêm kích hạ cánh xuống tuần dương hàng không mẫu hạm.
Vào ngày 1 tháng 11 năm 1989, phi công thử nghiệm của Văn phòng Thiết kế Sukhoi Viktor Pugachev đã hạ cánh một máy bay chiến đấu Su-27K (Su-33) trên boong tàu sân bay của thành phố Tbilisi (ngày nay con tàu có tên là Đô đốc Hạm đội Liên Xô Kuznetsov.)
Trong lịch sử hàng không nội địa cũng như Hải quân Nga, đây là lần đầu tiên cú hạ cánh đặc biệt như vậy đã được thực hiện.
Theo dịch vụ báo chí của Công ty Sukhoi, từ năm 1989 tại Hiệp hội sản xuất hàng không Komsomolsk on Amur được đặt theo tên Yu. A. Gagarin (KnAAPO, nay là KnAAZ), việc sản xuất hàng loạt tiêm kích hạm Su-27K đã bắt đầu.
Chiếc máy bay đầu tiên rời dây chuyền sản xuất được ra mắt vào tháng 2 năm 1990. Các bài thử nghiệm trạng thái của Su-27K được thực hiện vào giai đoạn 1991 – 1994.
Tiêm kích hạm Su-33 trên tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov
Vào tháng 4 năm 1993, lô máy bay chiến đấu hải quân này được chuyển từ KnAAPO sang Hạm đội phương Bắc và trở thành một phần của trung đoàn máy bay chiến đấu hải quân 279.
Video đang HOT
Đến tháng 8 năm 1994, đã có 24 máy bay sản xuất hàng loạt được chuyển giao. Trong giai đoạn 1993 – 1995, các phi công chiến đấu của Trung đoàn không quân trên hạm 279 đã hoàn toàn làm chủ máy bay.
Sau đó, tàu sân bay (tuần dương hạm hạng nặng mang máy bay) Đô đốc Kuznetsov trong khoảng thời gian từ tháng 12 năm 1995 đến tháng 3 năm 1996 đã thực hiện chuyến huấn luyện tầm xa đầu tiên đến Đại Tây Dương và Biển Địa Trung Hải.
Vào ngày 31 tháng 8 năm 1998, theo nghị định của Tổng thống Liên bang Nga, tiêm kích hạm Su-27K đã được chỉ định mang tên mới là Su-33, ngoài ra còn có phiên bản huấn luyện hai chỗ ngồi Su-27KUB nhận tên mới là Su-33UB.
Khoảng 16 tiêm kích Su-33 sẽ được Nga nâng cấp để tiếp tục sử dụng
Hiện tại Không quân Hải quân Nga đang thực hiện chương trình nâng cấp các tiêm kích hạm Su-33 này để tiếp tục sử dụng.
Mặc dù chưa có cấu hình rõ ràng nhưng rất có thể Su-33 sẽ được tiến hành thay thế radar N001K thế hệ cũ bằng loại N011B BARS lắp trên Su-30SM, đi kèm với động cơ kiểm soát vector lực đẩy 2 chiều AL-31FP mạnh mẽ, giúp nó cất cánh đường băng ngắn với tải trọng vũ khí lớn hơn, hạn chế nhược điểm không có máy phóng.
Bên cạnh đó máy bay còn được tích hợp thêm hệ thống dẫn đường – ngắm bắn mục tiêu mặt đất – mặt biển SVP-24-33 do Gefest & T thực hiện vốn đã rất thành công trên những chiếc Su-24M2 triển khai tại chiến trường Syria.
Để thỏa mãn yêu cầu về thời hạn phục vụ do gói nâng cấp trên là tương đối quy mô và tốn kém, các máy bay tiêm kích hạm Su-33 của Hải quân Nga sẽ đòi hỏi trải qua cả chương trình đại tu, sửa chữa lớn để kéo dài thời hạn sử dụng.
Sau khi hoàn thành nâng cấp lên ngang chuẩn Su-30SM, sức mạnh của Su-33 tỏ ra vượt xa phiên bản MiG-29K, cho nên nó sẽ được sử dụng song song với MiG-29K chứ không bị sớm loại biên như dự đoán.
Tùng Dương
Theo baodatviet
Nga trình làng tàu phá băng được coi là "át chủ bài" trong cuộc đấu ở Bắc Cực
Chỉ vài ngày sau khi hoàn thành cuộc tập trận quy mô lớn ở vùng cực Bắc, Nga đã cho ra mắt một con tàu phá băng thuộc hạm đội được cho là "át chủ bài" trong cuộc tranh giành vùng Bắc Cực.
Tàu phá băng đa nhiệm Ivan Papanin mà hải quân Nga mới trình làng (Ảnh: Moscow Times)
Con tàu Ivan Papanin, có trọng tại 8.500 tấn và chiều dài 91 m, lần đầu được cho ra mắt tại xưởng đóng tàu Admiralty, thành phố St Petersburg hôm thứ Sáu tuần trước. Hải quân Nga cho hay con tàu này được tích hợp đa chức năng: Vừa là một tàu kéo, tuần tra, tàu phá băng, vừa là một tàu nghiên cứu khoa học.
Ông Viktor Cherkov - thuộc Tập đoàn Đóng tàu United Shipbuilding Corporation, bên chịu trách nhiệm chế tạo tàu Papanin - nói với hãng TASS: "Chúng tôi muốn chế tạo một con tàu có thể đảm bảo an ninh cho hạm đội của chúng tôi ở Bắc Cực. Cùng lúc, chúng tôi muốn con tàu này thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và đương nhiên là phải bảo vệ được lợi ích quốc gia của chúng tôi ở đó".
Đảm bảo khu vực Bắc Cực vốn là một mục tiêu chiến lược quan trọng của nước Nga, trong lúc Moscow đang muốn sở hữu lượng dầu và khí ngoài khơi của khu vực này.
Được trang bị hệ thống tên lửa chống không di động, tàu Ivan Papanin được đặt tên theo một nhà thám hiểm nổi tiếng Liên Xô cũ. Con tàu này cũng được trang bị nhiều tên lửa hành trình Kalibr, một hệ thống tác chiến điện tử và một sân đáp máy bay trực thăng. Tàu Papanin, có thể phá được những tảng băng có độ dày tới 1,8 m, dự kiến sẽ đi vào biên chế quân đội vào năm 2022 hoặc 2023.
Chủ tịch tập đoàn United Shipbuilding Corporation, ông Georgy Poltavchenko, cho hay tàu Papanin có thể hoàn thành "nhiều nhiệm vụ khác nhau với số lượng không giới hạn", thiết kế đặc biệt giúp nó hoạt động "cực kỳ hiệu quả" ở Bắc Cực - theo hãng tin Gazeta.ru của Nga.
Nga hiện là nước sở hữu hạm đội tàu phá băng lớn nhất thế giới với 40 chiếc thuộc sở hữu của nhà nước và tư nhân, trong đó có 6 tàu chạy bằng năng lượng hạt nhân. Tàu Ivan Papanin thu hút được sự quan tâm đặc biệt bởi tuy là một tàu phá băng nhưng lại sở hữu hệ thống vũ khí tối tân không khác gì một tàu khu trục.
Tháng 6 vừa qua, tờ Eurasia Daily Morning đăng tin cho rằng vào năm tới, Moscow có kế hoạch triển khai một "lực lượng hỗn hợp" để đối phó với "những mối đe dọa hiện hữu" và bảo vệ các lợi ích của họ ở Bắc Cực. Theo hãng tin, Nga cũng đang có dự định triển khai tàu Nikolay Zubov vào năm 2024 để thực hiện kế hoạch sở hữu một hạm đội đa nhiệm - vừa có khả năng phá băng, tuần tra, lại vừa đóng vai trò tàu kéo.
Theo hãng tin trên, điều này cho thấy sự quyết tâm của Moscow trong việc đảm bảo quyền kiểm soát Tuyến đường biển phía Bắc (NSR) cũng như Tuyến Đông Bắc (Northeast Passage) kết nối với châu Á và Bắc Âu dọc bờ biển vùng cực của Nga.
Hồi đầu tháng 10, hơn 12.000 binh sĩ đã tham gia vào cuộc tập trận mà Nga tổ chức ở khu vực cực Bắc và viễn Đông nước này. Mục tiêu của cuộc tập trận là chạy thử nghiệm 5 tàu ngầm hạt nhân, 105 máy bay và 213 đàn phóng tên lửa. Khoảng 15 chiến hạm hải quân Nga đã di chuyển từ căn cứ của Hạm đội phương Bắc, Severomorsk, tới biển Barents, trong đó có tuần dương hạm hạt nhân Pyotr Velikiy (Peter Đại đế).
Theo viettimes/Newsweek
Bom Nga thay đổi sức mạnh tác chiến ngầm Mỹ Tàu ngầm lớp Virginia của Hải quân Mỹ từng là vũ khí mạnh nhất có thể răn đe Nga nhưng mọi chuyện đã khác khi Moscow công bố bom chống ngầm Zagon-2E. Nhận định trên được rung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế Mỹ (CSIS) đưa khi nói về sự nguy hiểm của loại bom chống ngầm thế hệ mới của...