Sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 21/5
Thông tin lịch sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 21/5 về các doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán.
* ACL: Đại hội đồng cổ đông thường niên 2020 của CTCP Xuất nhập khẩu thủy sản Cửu Long An Giang (ACL – HOSE) đã thông qua phương án phát hành hơn 27,35 triệu cổ phiếu để trả cổ tức, tương ứng tỷ lệ 120% (cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu được nhận 1,2 cổ phiếu mới). Thời gian thực hiện dự kiến trong quý III, quý IV/2020.
* LMH: Ngày 19/5, Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM (HOSE) đã có thông báo hủy niêm yết bắt buộc đối với hơn 25,62 triệu cổ phiếu củaCTCP Landmark Hoding (LMH – HOSE) kể từ ngày 19/6/2020. Nguyên nhân do, tổ chức kiểm toán từ chối cho ý kiến đối với Báo cáo tài chính năm 2019 của Công ty.
* THG: Ngày 21/5 là ngày giao dịch không hưởng quyền nhận cổ tức đợt 3 năm 2019 của CTCP Đầu tư và Xây dựng Tiền Giang (THG – HOSE), ngày đăng ký cuối cùng là 22/5. Theo đó, cổ tức sẽ được trả bằng tiền mặt theo tỷ lệ 15%, thanh toán bắt đầu từ ngày 05/6/2020.
* PLP: Ông Huỳnh Cảnh Phúc, cổ đông của CTCP Sản xuất và Công nghệ Nhựa Pha La (PLP – HOSE) đã mua vào hơn 830.000 cổ phiếu PLP trong ngày 15/5. Sau giao dịch, ông Phúc đã nâng sở hữu tại PLP lên hơn 1,98 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 7,92%.
* SFI: Bà Lê Dung Nhi, cổ đông lớn của CTCP Đại lý vận tải Safi (SFI – HOSE) đã mua vào lần lượt 500.000 cổ phiếu, 300.000 cổ phiếu và hơn 504.000 cổ phiếu SFI trong 3 ngày 15, 18 và 19/5. Sau giao dịch, bà Nhi đã nâng sở hữu tại SIF từ hơn 982.000 cổ phiếu, tỷ lệ 6,58% lên hơn 2,28 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 15,32%.
* VSI: Ngày 04/6 là ngày giao dịch không hưởng quyền nhận cổ tức năm 2019 của CTCP Đầu tư và Xây dựng cấp thoát nước (VSI – HOSE), ngày đăng ký cuối cùng là 05/6. Theo đó, cổ tức sẽ được trả bằng tiền mặt theo tỷ lệ 15%, thanh toán bắt đầu từ 25/6/2020.
* TLG: CTCP Tập đoàn Thiên Long (TLG – HOSE) thông báo, đã hoàn tất việc mua 1,5 triệu cổ phiếu quỹ đăng ký mua từ ngày 15/4 đến 14/5 theo phương thức thỏa thuận và khớp lệnh, với giá mua bình quân 30.874 đồng/cổ phiếu.
* PTC: CTCP Đầu tư và Xây dựng Bưu điện (PTC – HOSE) thông qua phương án mua tối đa 2,6 triệu cổ phiếu làm cổ phiếu quỹ theo phương thức khớp lệnh và thỏa thuận, với giá thị trường nhưng không quá 9.000 đồng/cổ phiếu. Chi tiết sẽ được thông báo sau. Liên quan đến PTC, Công ty cũng vừa thông qua việc mua không quá 980.000 cổ phần của CTCP Khách sạn Bưu điện với giá không quá 67.000 đồng/cổ phần.
* NTP: Ngày 04/6 là ngày giao dịch không hưởng quyền nhận cổ tức đợt 2 năm 2019 của CTCP Nhựa Thiếu niên – Tiền phong (NTP – HNX), ngày đăng ký cuối cùng là 05/6. Theo đó, cổ tức sẽ được trả bằng tiền mặt theo tỷ lệ 10%, thanh toán bắt đầu từ 26/6/2020.
Video đang HOT
* ARM: Ngày 04/6 là ngày giao dịch không hưởng quyền nhận cổ tức năm 2019 của CTCP Xuất nhập khẩu hàng không (ARM – HNX), ngày đăng ký cuối cùng là 05/6. Theo đó, cổ tức sẽ được trả bằng tiền mặt theo tỷ lệ 20%, thanh toán bắt đầu từ 25/6/2020.
* SGC: Ngày 29/5 là ngày giao dịch không hưởng quyền nhận cổ tức đợt 2 năm 2019 của CTCP Xuất nhập khẩu Sa Giang (SGC – HNX), ngày đăng ký cuối cùng là 1/6. Theo đó, cổ tức sẽ được trả bằng tiền mặt theo tỷ lệ 12%, thanh toán bắt đầu từ ngày 17/6/2020.
* VC2: Ngày 26/5 là ngày giao dịch không hưởng quyền nhận cổ tức năm 2018 của CTCP Đầu tư và Xây dựng Vina 2 (VC2 – HNX), ngày đăng ký cuối cùng là 27/5. Theo đó, cổ tức sẽ được trả bằng tiền mặt theo tỷ lệ 10%, thanh toán bắt đầu từ 03/6/2020.
Trường học đóng cửa, nhiều công ty lĩnh vực giáo dục lần đầu báo lỗ
Doanh nghiệp đầu ngành văn phòng phẩm Thiên Long có quý thua lỗ đầu tiên 20 tỷ đồng từ khi lên sàn chứng khoán.
Chuỗi tiếng anh của Apax Holdings lỗ 170 tỷ đồng, vỡ kế hoạch thoát lỗ lũy kế.
Chuỗi nhà sách Phương Nam lỗ 9 tỷ trong quý I, chuỗi Fahasa giảm 90% kế hoạch lợi nhuận năm 2020.
Dịch Covid-19 tác động đến nhiều ngành nghề kinh doanh, trong đó có hoạt động giáo dục. Việc tạm dừng đến lớp, tránh tụ tập đông người thời gian qua đã ảnh hưởng nhiều đến các công ty văn phòng phẩm, nhà sách, các cơ sở đào tạo, công ty sản xuất ngành giáo dục...
Doanh nghiệp đầu ngành văn phòng phẩm thua lỗ
Doanh nghiệp đầu ngành văn phòng phẩm Tập đoàn Thiên Long (HoSE: TLG) lỗ gần 20 tỷ đồng trong quý I, quý thua lỗ đầu tiên của Thiên Long kể từ khi niêm yết trên sàn chứng khoán năm 2010.
Kết quả tiêu cực này là do tại thị trường trong nước và quốc tế, do các trường học đóng cửa trong thời gian dài và giãn cách xã hội diễn ra ở nhiều nơi, dẫn đến việc tiêu thụ sản phẩm đã chậm lại đáng kể.
Xây dựng kế hoạch năm 2020, Thiên Long đặt mục tiêu doanh thu 3.200 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 325 tỷ đồng, nhưng vẫn để ngỏ khả năng điều chỉnh các chỉ tiêu khi diễn biến dịch khó lường. Lãnh đạo công ty đưa ra kịch bản học sinh đi học trở lại vào tháng 5 sẽ giúp thị trường hồi phục dần và trở lại bình thường đầu quý III.
Thiên Long có khả năng đứt chuỗi tăng trưởng lợi nhuận vì Covid-19.
Thiên Long hiện kinh doanh 4 sản phẩm chính bao gồm bút viết, dụng cụ văn phòng phẩm, dụng cụ học sinh, dụng cụ mỹ thuật. Riêng bút viết, dụng cụ văn phòng đang chiếm 60% thị phần nội địa và đóng góp hơn 70% doanh thu công ty.
Công ty có hệ thống phân phối tại hơn 65.000 điểm bán lẻ trên 63 tỉnh, thành phố và các trung tâm thương mại, chuỗi cửa hàng, nhà sách, cửa hàng tiện ích... Cùng với đó là hoạt động xuất khẩu đến 65 quốc gia với tỷ trọng doanh thu khoảng 15%.
Tại thị trường nội địa, đối thủ chính của Thiên Long là Văn phòng phẩm Hồng Hà (đã bị hủy đăng ký giao dịch trên UPCoM từ tháng 11/2019). Đây là doanh nghiệp kinh doanh chủ yếu tại miền Bắc với quy mô doanh thu năm 2018 là 650 tỷ đồng. Ngoài ra còn có thương hiệu bút bi Bến Nghé - mảng kinh doanh văn phòng phẩm của công ty TIE (UPCoM: TIE) hay văn phòng phẩm An Lộc Việt, văn phòng phẩm Sang Hà...
Chuỗi Apax English lỗ 170 tỷ đồng, "vỡ" kế hoạch thoát lỗ lũy kế
Các trung tâm giáo dục cũng gặp thách thức lớn khi học viên tạm dừng đến lớp học trực tiếp. Công ty Đầu tư Apax Holdings (HoSE: IBC) chuyển từ lãi sang lỗ hơn 170 tỷ đồng trong quý I, quý đầu tiên công ty báo lỗ kể từ khi niêm yết cuối năm 2017. Lỗ lũy kế hiện lên đến 264 tỷ đồng.
Apax Holdings hiện là chủ sở hữu của các cơ sở giáo dục như Anh ngữ Apax (sở hữu 79,7% vốn), Giáo dục Igarten (95,5%), English Now Global (51%) và Trường liên cấp Firbank Australia (51%). Các chuỗi trung tâm tiếng Anh đóng góp trên 90% doanh thu, còn lại đến từ các hoạt động thương mại khác.
Trong giai đoạn 2015-2019, chuỗi kinh doanh của Apax vẫn có lãi hàng chục tỷ đồng. Tuy nhiên do việc chia cổ tức bằng tiền mặt 9% cũng như đầu tư mua thêm cổ phần Giáo dục Igarten và Anh ngữ Apax làm giảm mạnh lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của doanh nghiệp và khiến Apax Holdings chuyển sang có lỗ lũy kế 125 tỷ đồng cuối năm 2019. Công ty tự tin rằng kết quả kinh doanh năm 2020 có thể bù đắp được lỗ lũy kế.
Tuy nhiên, dịch bệnh Covid-19 xảy ra khiến các chuỗi kinh doanh đều phải đóng cửa do học viên không thể đến lớp, gần như không có doanh thu. Các trung tâm tiếng anh trong chuỗi đang đưa ra các giải pháp thử nghiệm học online và nổ lực duy trì hoạt động. Theo đó, công ty khẳng đỉnh hoạt động kinh doanh 6 tháng đầu năm chắc chắn lỗ.
Công ty vấn đang đánh giá các khóa học online và sẽ đẩy mạnh các sản phẩm này trong thời gian tới. Cùng với đó là chuẩn bị hoạt động trở lại của các cơ sở giáo dục khi được phép hoạt động để cố gắng giảm lỗ trong năm 2020. Dự kiến 6 tháng cuối năm có lợi nhuận cổ đông công ty mẹ là 65 tỷ đồng.
Không chỉ chuỗi Apax English mà toàn bộ các cơ sở giáo dục khác cũng đều ngừng hoạt động giảng dạy trực tiếp thời gian qua. Các chuỗi kinh doanh giáo dục tư nhân khác cũng đã chuyển sang mô hình dạy học online như TTC Edu, FPT Education, Vinschool...
Chuỗi nhà sách cũng ảm đạm
Đại dịch Covid-19 cũng đang gây ảnh hưởng đến các chuỗi nhà sách, trong đó Phát hành sách TP HCM (Fahasa, UPCoM: FHS). Chuỗi nhà sách lớn nhất Việt Nam này cho biết đã triển khai nhiều giải pháp ứng phó để tiếp tục duy trì hoạt động kinh doanh, công ty đặt mục tiêu doanh thu năm 2020 giảm gần 30% xuống 2.600 tỷ đồng và lợi nhuận chỉ 3 tỷ đồng, giảm đến 99% so với năm trước.
Fahasa đặt kế hoạch năm 2020 giảm sâu vì Covid-19.
Hệ thống của Fahasa bao gồm 112 nhà sách tại 46 tỉnh, thành phố tại cuối năm 2019. Dù hoạt động nhà sách khó tăng trưởng cao cũng như cạnh tranh lớn, kết quả kinh doanh các năm gần đây của công ty vẫn tăng trưởng doanh số và mạng lưới.
Công ty cũng đang đầu tư nguồn lực để tổ chức các nhà sách quy mô lớn, hiện đại, trẻ trung, nhiều trải nghiệm hơn và cả ứng dụng công nghệ trong kinh doanh, phát triển thương mại điện tử. Fahasa còn mở rộng ra thị trường quốc tế với các gian hàng sách Việt Nam tại Hàn Quốc và Nhật Bản.
Một công ty nhà sách khác là Văn hóa Phương Nam (HoSE: PNC) cũng gặp khó khăn khi ghi nhận doanh thu quý I giảm 20% còn 118 tỷ đồng do công ty bán lẻ Phương Nam chịu ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19. Chi phí hoạt động lớn khiến chủ nhà sách này báo lỗ gần 9 tỷ đồng.
Chuỗi bán lẻ sách Phương Nam được thành lập từ năm 1982 và hiện kinh doanh tại 15 tỉnh, thành phố. Công ty có tổng tài sản khoảng 500 tỷ đồng, bằng phân nửa so với quy mô của Fahasa.
Cổ phiếu 3.000 đồng làm cơ sở cho chứng quyền, vì sao? Nhìn vào danh sách cổ phiếu đáp ứng điều kiện là chứng khoán cơ sở của chứng quyền có bảo đảm (CW), một số nhà đầu tư ngạc nhiên khi thấy có cổ phiếu "nhỏ", thị giá chỉ 3 "chấm". Một nhà đầu tư tại Hà Nội cho rằng, cổ phiếu dùng để phát hành chứng quyền phải là các mã lớn, hoạt...