Sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 11/11
Thông tin lịch sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 11/11 về các doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán.
* HCM: Công ty Đầu tư Tài chính Nhà nước TP.HCM (HFIC), cổ đông lớn của CTCP Chứng khoán TP.HCM (HCM – HOSE) đăng ký bán 25 triệu cổ phiếu HCM từ ngày 13/11 đến 27/11 theo phương thức thỏa thuận và khớp lệnh. Dự kiến giao dịch thành công, cổ đông trên sẽ giảm sở hữu tại HCM xuống còn 62,5 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 20,43%.
* FMC: Ông Mã Ích Hưng, Phó tổng giám đốc CTCP Thực phẩm Sao Ta (FMC – HOSE) đăng ký bán 100.000 cổ phiếu FMC từ ngày 12/11 đến 11/12 theo phương thức thỏa thuận và khớp lệnh. Dự kiến giao dịch thành công, ông Hưng sẽ giảm sở hữu tại FMC xuống chỉ còn hơn 62.800 cổ phiếu.
* LBM: Ngày 16/11 là ngày giao dịch không hưởng quyền nhận tạm ứng cổ tức lần 1 năm 2020 của CTCP Khoáng sản và Vật liệu Xây dựng Lâm Đồng (LBM – HOSE), ngày đăng ký cuối cùng là 17/11. Theo đó, cổ tức sẽ được trả bằng tiền mặt theo tỷ lệ 15%, thanh toán bắt đầu từ ngày 02/12/2020.
* CKG: Ông Nguyễn Thanh Hồng, Phó tổng giám đốc CTCP Tập đoàn Tư vấn Đầu tư Xây dựng Kiên Giang (CKG – HOSE) đăng ký bán 210.000 cổ phiếu CKG từ ngày 12/11 đến 30/11 theo phương thức khớp lệnh. Dự kiến giao dịch thành công, ông Hồng sẽ giảm sở hữu tại CKG xuống còn hơn 315.000 cổ phiếu, tỷ lệ 0,6%.
* KSB: CTCP Khoáng sản và Xây dựng Bình Dương (SKB – HOSE) thông báo phát hành 2,5 triệu cổ phiếu ESOP. Thời gian thực hiện trong tháng 11/2020.
* LIX: Ngày 23/11 là ngày giao dịch không hưởng quyền nhận tạm ứng cổ tức 2020 của CTCP Bột giặt LIX (LIX – HOSE), ngày đăng ký cuối cùng là 24/11. Theo đó, cổ tức sẽ được trả bằng tiền mặt theo tỷ lệ 30%, thanh toán bắt đầu từ ngày 07/12/2020.
* TCL: Pyn Elite Fund (Non-Ucits), cổ đông lớn của CTCP Đại lý Giao nhận vận tải Xếp dỡ Tân Cảng (TCL – HOSE) đã bán ra hơn 219.000 cổ phiếu TCL trong ngày 04/11. Sau giao dịch, cổ đông trên đã giảm sở hữu tại TLC xuống còn hơn 1,35 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 4,48%.
Video đang HOT
* DTT: Ông Lê Quang Hiệp, Chủ tịch HĐQT CTCP Kỹ nghệ Đô Thành (DTT – HOSE) chỉ mua được hơn 18.400 cổ phiếu DTT trong tổng số 100.000 cổ phiếu DTT đăng ký mua từ ngày 07/10 đến 06/11 theo phương thức khớp lệnh. Sau giao dịch, ông Hiệp đã nắm giữ hơn 1,17 triệu cổ phiếu DTT, tỷ lệ 14,35%.
* NNC: Ngày 09/11, HĐQT CTCP Đá Núi Nhỏ (NNC – HOSE) thông qua việc trả cổ tức còn lại năm 2019 bằng tiền mặt theo tỷ lệ 50% (cổ tức còn lại 2019 là 19%, cổ tức còn lại các năm trước 2% và cổ tức lấy từ quỹ đầu tư phát triển chuyển sang 11%). Bên cạnh đó, NNC cũng thông báo tạm ứng cổ tức 2020 bằng tiền mặt theo tỷ lệ 18%, ngày đăng ký cuối cùng chốt danh sách cổ đông nhận cổ tức vào 30/11/2020 và thanh toán bắt đầu từ ngày 15/12/2020.
* ANV: Ngày 03/12 là ngày giao dịch không hưởng quyền nhận cổ tức đợt 2 năm 2019 của CTCP Nam Việt (ANV – HOSE), ngày đăng ký cuối cùng là 04/12. Theo đó, cổ tức sẽ được trả bằng tiền mặt theo tỷ lệ 10%, thanh toán bắt đầu từ ngày 30/12/2020.
* IDJ: Ngày 16/11 là ngày giao dịch không hưởng quyền nhận cổ tức năm 2019 của CTCP Đầu tư IDJ Việt Nam (IDJ – HNX), ngày đăng ký cuối cùng là 17/11. Theo đó, cổ tức sẽ được trả bằng tiền mặt theo tỷ lệ 5%, thanh toán bắt đầu từ ngày 27/11/2020.
* PVS: HĐQT Tổng CTCP Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (PVS – HNX) thông qua việc chi trả cổ tức năm 2019 bằng tiền mặt theo tỷ lệ 10%. Theo đó, ngày đăng ký cuối cùng chốt danh sách cổ đông nhận cổ tức vào 23/11/2020 và và thanh toán bắt đầu từ 24/12/2020.
* HJS: Ngày 24/11 là ngày giao dịch không hưởng quyền nhận cổ tức đợt 3 năm 2019 của CTCP Thủy điện Nậm Mu (HJS – HNX), ngày đăng ký cuối cùng là 25/11. Theo đó, cổ tức sẽ được trả bằng tiền mặt theo tỷ lệ 7%, thanh toán bắt đầu từ ngày 25/12/2020.
Buôn lợn lãi đậm, tỷ phú tính chuyện lập trại kiếm ăn lâu dài
Giá thịt lợn không có dấu hiệu hạ nhiệt, thậm chí còn tiếp tục lên đỉnh cao mới do nguồn cung thấp và giá giống cao kỷ lục. Các doanh nghiệp tiếp tục báo lãi, trong khi tỷ phú Việt tính đường cho dự án lớn.
CTCP Nông Súc Sản Đồng Nai - Dolico (NSS) vừa công bố kết quả kinh doanh quý 1/2020, lợi nhuận chỉ riêng 3 tháng đầu năm đã vượt cả năm 2019 và vượt xa kế hoạch đặt ra cho cả năm 2020.
Cụ thể, lợi nhuận trước thuế quý 1 của Dolico đạt 38,6 tỷ đồng, vượt 140% so với kế hoạch năm và cao hơn mức lợi nhuận 27,3 tỷ đồng trong năm 2019. Mức lợi nhuận của Dolico là khá cao so với tổng doanh thu 81 tỷ đồng trong quý 1.
Trong quý 2, Dolico đặt mục tiêu sản lượng 855 tấn heo thịt, tổng doanh thu là 65 tỷ và lợi nhuận trước thuế 15 tỷ đồng.
Mặc dù lợi nhuận tăng rất mạnh nhưng cổ phiếu NSS không biến động. Cổ phiếu này có giá (điều chỉnh) không đổi ở mức 13.300 đồng/cp kể từ khi lên sàn hồi tháng 10/2018 do không có thanh khoản, không có lệnh nào bán ra trong gần 2 năm qua.
Cơ cấu cổ đông tại Dolico cô đặc với Tổng công ty Công nghiệp Thực phẩm Đồng Nai (Dofico) nắm giữ 84,3% và thành viên HĐQT Lê Thị Khánh Xương nắm 7,89%.
Trước đó, giới đầu tư chứng kiến nhiều doanh nghiệp chăn nuôi lợn lãi lớn khi giá thịt lợn tăng lên mức 150.000-350.000 đồng/kg do nguồn cung suy giảm sau dịch tả châu Phi hồi 2019 và một phần do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.
Tập đoàn Dabaco Việt Nam (DBC) của ông Nguyễn Như So (có trụ sở tại Bắc Ninh) ghi nhận lợi nhuận sau thuế quý 1 tăng gấp 16 lần so với cùng kỳ năm trước (lên gần 350 tỷ đồng), ước tính lợi nhuận cả năm có thể bằng vốn điều lệ, tương đương cả ngàn tỷ đồng.
Giá thịt lợn vẫn đang ở mức cao kỷ lục.
Một loạt doanh nghiệp chăn nuôi lợn hoặc/và chế biến thực phẩm như CTCP Chăn nuôi - Mitraco (MLS), CTCP Việt Nam Kỹ nghệ Súc sản - Vissan (VSN), CTCP Chăn nuôi Phú Sơn (PSL),... cổ phiếu tăng cao gần đây cũng do kỳ vọng về lợi nhuận tăng mạnh.
Đó là nhờ giá thịt lợn tăng cao.
Nhiều tháng qua, cơ quan quản lý nỗ lực tìm cách giảm giá thịt lợn hơi về mức 70 ngàn đồng/kg, nhưng thực tế vẫn quanh mức 90 ngàn đồng/kg. Giá lợn móc hàm khoảng 140.000 đồng/kg và giá lợn bán lẻ tại chợ từ 150.000-200.000 đồng/kg, còn thịt lợn các doanh nghiệp lớn bán trong siêu thị lên mức 150.000-350.000 đồng/kg.
Giá lợn chưa có dấu hiệu giảm do nguồn cung lợn trong dân ở mức thấp, còn các doanh nghiệp có nguồn cung lớn vẫn neo giá lợn ở mức cao nên lợi nhuận tăng đột biến.
Hiện cơ bản dịch tả châu Phi đã được khống chế, nhưng nhiều hộ nuôi khó tái đàn do giá lợn giống rất cao, hiện đã lên tới 2,8-3,5 triệu đồng/con. Khả năng thua lỗ rất lớn nếu bị chết hoặc giá lợn giảm. Trong khi đó, các doanh nghiệp lớn chú trọng đẩy mạnh tăng đàn, không bán heo giống cho người dân.
Gần đây, nhiều doanh nghiệp lớn tham gia vào lĩnh vực chăn nuôi cũng như thức ăn gia súc như trường hợp của Tập đoàn Hòa Phát (HPG) của tỷ phú Trần Đình Long hay Thaco của tỷ phú Trần Bá Dương.
Hồi đầu năm, CTCP Sản xuất, Chế biến và Phân phối Nông nghiệp Thadi (thuộc Công ty Ô tô Trường Hải - Thaco) và CTCP Hùng Vương (HVG) đã ký kết hợp tác chiến lược, lấn sang lĩnh vực chăn nuôi.
Theo đó, Thadi đầu tư 65% vào liên doanh Thadi - HVG trong mảng sản xuất heo giống (bố mẹ) với quy mô 45 ngàn con trong năm 2020, với tổng giá trị đầu tư là 2.000 tỷ đồng, triển khai tại An Giang và Bình Định. Thadi cũng đầu tư chăn nuôi heo thịt theo tiêu chuẩn sạch của châu Âu (EFSA) với quy mô 1,2 triệu con/năm nhằm cung cấp sản phẩm sạch, chất lượng cao để xuất khẩu và tiêu dùng trong nước.
Tại cuộc họp trực tuyến Thủ tướng với doanh nghiệp ngày 9/5, ông Trần Bá Dương cho rằng, Chính phủ lo lắng về giá thịt heo cao nhưng nhìn ở góc độ khác là cơ hội khuyến khích đầu tư bài bản có chiến lược lâu dài cho ngành chăn nuôi. Ông Dương nhìn nhận trong "nguy" có "cơ".
Trên thị trường chứng khoán (TTCK), đầu giờ sáng 11/5, chỉ số VN-Index tiếp tục tăng điểm và vượt xa ngưỡng 800 điểm. Các cổ phiếu blue-chips hầu hết tăng giá. Nhóm cổ phiếu dầu khí tăng nhanh do giá dầu thô hồi phục mạnh. Nhóm cổ phiếu ngân hàng cũng tăng điểm.
Nhiều công ty chứng khoán có các dự báo thận trọng.
Theo BSVS, trong tuần mới, thị trường dự báo có thể chịu áp lực điều chỉnh trong những phiên đầu tuần trước khi tăng điểm trở lại vào cuối tuần. Sau khi vượt qua vùng đỉnh cũ 795-800 điểm, VN-Index nhiều khả năng sẽ có nhịp "throwback" để kiểm định lại vùng điểm này. Nếu kiểm định thành công, chỉ số có cơ hội kéo dài nhịp hồi phục với đích đến gần nằm tại 845-860 điểm trong ngắn hạn.
Việc khối ngoại quay lại mua ròng nhẹ sau chuỗi bán ròng liên tiếp trong thời gian qua có thể tạo hiệu ứng tâm lý tích cực đối với nhà đầu tư, qua đó làm giảm áp lực lên đà hồi phục của thị trường. Dù vậy, việc các doanh nghiệp có thể phải điều chỉnh kế hoạch kinh doanh năm 2020 do bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 và kết quả kinh doanh quý II của các doanh nghiệp có thể không như kỳ vọng cũng sẽ là các yếu tố có thể tác động không tốt đến diễn biến giá cổ phiếu.
Đóng cửa phiên giao dịch ngày 8/5, VN-Index tăng 17,19 điểm lên 813,73 điểm; HNX-Index tăng 1,71 điểm lên 110,02 điểm. Upcom-Index tăng 0,54 điểm lên 52,91 điểm. Thanh khoản đạt 7,8 ngàn tỷ đồng.
Bàn tròn chứng khoán: Tìm kiếm cơ hội mới Sau tuần giao dịch khởi sắc đầu tháng 5, thêm nhiều cổ phiếu, nhóm ngành đã ghi nhận sự hồi phục tăng mạnh hơn so với thời điểm đầu năm. Điều này càng làm nhà đầu tư khó khăn hơn trong việc lựa chọn cổ phiếu. Liệu chiến lược đầu tư nào sẽ được lựa chọn trong bối cảnh này? Cùng Báo Đầu...