Sự khác nhau giữa ngành kế toán và kiểm toán
Thầy cho em hỏi ngành kế toán và kiểm toán khác nhau như thế nào? Em nghe nói học kiểm toán cơ hội việc làm cao hơn đúng không ạ? (Nguyễn Thị Thúy, học sinh lớp 12, Trường THPT Trần Phú, Q.Tân Phú, TP.HCM).
- Thạc sĩ Trần Duy Can, chuyên viên tuyển sinh, Trường ĐH Kinh tế TP.HCM: Ngành kiểm toán khác với kế toán ở các khía cạnh sau: ngoài kiến thức về kế toán, sinh viên còn phải nắm bắt các quy định về kiểm toán trong và ngoài nước, các kiến thức về thuế, phân tích tài chính…
Sinh viên tốt nghiệp ngành này có thể làm việc ở các công ty kiểm toán độc lập, kiểm toán nhà nước, bộ phận kiểm toán nội bộ doanh nghiệp; có thể làm kế toán tại các doanh nghiệp và tổ chức kinh tế khác; hoặc hành nghề độc lập như một chuyên gia về kế toán, kiểm toán, phân tích tài chính… nếu đáp ứng được các yêu cầu của quy chế quản lý nghề nghiệp hiện hành.
* Em muốn thi vào Trường ĐH Kinh tế TP.HCM nhưng lại muốn làm việc bên ngành thuế, vậy trường có đào tạo ngành này không? Nếu có thì đầu vào như thế nào và cơ hội việc làm ra sao? (Bảo Sơn, Trường THPT Gò Vấp, Q.Gò Vấp, TP.HCM)
Video đang HOT
- Thạc sĩ Trần Duy Can, chuyên viên tuyển sinh, Trường ĐH Kinh tế TP.HCM: Nếu em có nhu cầu làm việc trong ngành thuế thì khi làm hồ sơ dự thi vào Trường ĐH Kinh tế TP.HCM em ghi mã ngành D340201, tên ngành tài chính – ngân hàng, tên chuyên ngành là tài chính công. Sau 3 học kỳ, em chọn học chuyên ngành tài chính công. Ngoài kiến thức về thuế, theo học ngành này em còn được trang bị các kiến thức về quản trị, thẩm định và đầu tư khu vực công.
Về đầu vào chuyên ngành tài chính công, trường lấy theo điểm chuẩn chung là 19. Nhu cầu việc làm của ngành này hiện rất lớn, ra trường em có thể xin vào các cơ quan nhà nước, hoặc làm kế toán báo cáo thuế, bộ phận tư vấn về thuế…
* Nếu như không đậu nguyện vọng 1 vào ngành mình thích tại Trường ĐH Kinh tế – Luật TP.HCM thì em có được xét tuyển nguyện vọng bổ sung vào một ngành khác của trường không? (Duy Cường, Trường THPT Lê Quý Đôn, TP.HCM)
- Thạc sĩ Dương Tôn Thái Dương, Phó trưởng phòng Đào tạo, Trường ĐH Kinh tế – Luật TP.HCM: Nếu như không trúng tuyển nguyện vọng 1 vào ngành đã đăng ký tại Trường ĐH Kinh tế – Luật, em có thể đăng ký xét tuyển vào những ngành còn chỉ tiêu của trường với điều kiện tổng điểm thi tuyển sinh của em lớn hơn hoặc bằng điểm chuẩn của ngành đăng ký xét tuyển. Quá trình xét tuyển này sẽ được tiến hành tương tự như cách thức xét tuyển nguyện vọng 1.
Theo thanh niên
Trường tư thục đầu tiên ở ĐBSCL đào tạo ngành Thạc sĩ QTKD
Lãnh đạo Trường ĐH Tây Đô cho biết, Bộ GD-ĐT vừa có quyết định cho phép trường đào tạo trình độ Thạc sĩ chuyên ngành Quản trị kinh doanh từ năm 2013.
Như vậy, ĐH Tây Đô là trường ĐH tư thục đầu tiên của vùng ĐBSCL được Bộ GD-ĐT cho phép đào tạo trình độ Thạc sĩ chuyên ngành Quản trị Kinh doanh (QTKD).
Nhà trường cho biết, chương trình đào tạo Thạc sĩ QTKD của trường sẽ không giới hạn đối tượng thi tuyển.
Theo đó, ngoài những thí sinh tốt nghiệp các chuyên ngành QTKDthì các thí sinh có bằng tốt nghiệp ĐH ở các chuyên ngành thuộc khối ngành kinh tế, QTKD (kế toán, kiểm toán, tài chính, ngân hàng, kinh tế nông nghiệp, kinh tế tài nguyên môi trường, kinh tế học...) và khối ngành khác (kỹ sư, bác sĩ, luật sư, cử nhân ngoại ngữ,...) sau khi thi đậu các môn học bổ sung kiến thức của chuyên ngành QTKD sẽ được cấp bảng điểm đủ điều kiện dự thi tuyển sinh cao học QTKD tại trường.
Lãnh đạo Trường ĐH Tây Đô cho biết, việc thực hiện đặc thù này để tạo cơ hội cho mọi người tốt nghiệp đại học đều có thể tham gia học tập nâng cao trình độ, phục vụ cho công việc.
Chương trình Thạc sĩ QTKD được tổ chức đào tạo theo hình thức tín chỉ, với 50 tín chỉ cho 2 năm học toàn khóa. Thí sinh có thể đăng ký dự tuyển tại khoa QTKD - Trường ĐH Tây Đô, Số 68 lộ Hậu Thạnh Mỹ, phường Lê Bình, quận Cái Răng, TP Cần Thơ.
Dự kiến thời gian thi tuyển sinh: ngày 25 - 26/5/2013; Lệ phí đăng ký dự thi: 400.000 đồng/hồ sơ.
Huỳnh Hải
Theo dân trí
Vào Đại Học với nguyện vọng bổ sung. Nếu nguyện vọng 1 là cánh cửa "hẹp" vào đại học đối với nhiều thí sinh đạt điểm sàn thì có một cánh cửa khác lại rộng mở ở nguyện vọng bổ sung. Hàng trăm nghìn thí sinh mặc dù trên điểm sàn nhưng vẫn chưa đỗ đại học sẽ phải tiếp tục "cuộc đua" để thực hiện ước mơ chinh phục tri...