Sự khác nhau giữa các loại màn hình smartphone
TFT- LCD, AMOLED hay Retina là những cụm từ người dùng thường xuyên gặp phải khi nhắc đến màn hình trên các thiết bị di động hiện nay.
Do nhu cầu đó, hàng loạt các loại màn hình đã liên tiếp ra đời, tích hợp trên các sản phẩm smartphone cao cấp khiến cho người dùng đôi khi không thể phân biệt được sự khác nhau giữa các loại màn hình nói trên. Cùng “điểm danh” một số công nghệmàn hình phổ biến nhất hiện nay:
TFT-LCD
TFT-LCD (có thể gọi tắt là LCD bởi TFT chỉ là một công nghệ gắn liền với màn hình LCD) là loại màn hình phổ biến nhất trên các thiết bị di động hiện nay. Màn hình TFT-LCD được sử dụng rộng rãi từ những smarthphone tầm trung như HTC Desire C cho đến máy tính bảng cao cấp như Google Nexus 7.
Có khá nhiều cách khác nhau để sản xuất màn hình LDC, do đó, người dùng không thể nắm chắc chất lượng màn hình của một model cụ thể ngay cả khi biết nó sử dụng màn hình LCD.
Trên thực tế, những chiếc điện thoại rẻ tiền thường có màu sắc hiển thị khá khó coi, góc nhìn hẹp còn những thiết bị sở hữu màn hình LCD cao cấp thì ngược lại, màu sắc chân thực và hiển thị tốt ở mọi góc nhìn.
Tất cả các loại màn hình LCD đều cần đèn nền, phát ánh sáng thông qua các điểm ảnh giúp chúng hiển thị trước mắt người dùng. Do đó, màn hình LCD thường dày hơn so với AMOLED.
Super LCD
Đây là một biến thể đặc biệt của màn hình TFT-LCD nhằm cạnh tranh với đối thủ AMOLED. Màn hình Super LCD cho khả năng tiêu thụ điện năng thấp nhất so với các công nghệ LDC khác nhưng không làm ảnh hưởng đến chất lượng hiển thị.
AMOLED
Công nghệ màn hình AMOLED phát triển dựa trên một số hợp chất hữu cơ, cho khả năng hiển thị ảnh sắc nét lại tiêu thụ ít điện năng. Không giống như LCD, màn hình AMOLED không cần đèn nền, mỗi điểm ảnh của nó tự có khả năng phát sáng. Ngoài ra, màu đen hiển thị trên màn hình AMOLED cũng sẽ chân thực sơn so với màu xám mờ trên màn hình LCD.
Video đang HOT
Tuy nhiên, việc sản xuất màn hình AMOLED là không dễ dàng và chi phí khá cao, điều đó lý giải tại sa HTC đã buộc phải dùng đến màn hình Super LCD để thay thế cho màn hình AMOLED trong quá trình sản xuất chiếc HTC Desire.
Màn hình AMOLED sử dụng cách sắp xếp các điểm ảnh phụ khác với LCD, dẫn đến việc hình ảnh hiển thị trên nó không sắc nét bằng. Màn hình LCD cao cấp có khả năng hiển thị nhiều mảng màu hơn so với AMOLED, tuy nhiên, không dễ để phân biệt điều này, nhất là với người dùng phổ thông.
Super AMOLED
Đây là một biến thể của màn hình AMOLED, tích hợp sẵn lớp cảm ứng điện dung, giúp nhà sản xuất không phải phủ thêm một lớp nữa như trên màn hình AMOLED thông thường. Một ưu điểm nữa là loại màn hình này cho độ sáng tốt hơn và khả năng tiêu thụ điện thấp hơn.
Super AMOLED Plus
Công nghệ này lần đầu tiên được sử dụng trên chiếc Galaxy S II của Samsung. Điểm khác biệt lớn nhất của công nghệ này là việc cấu trúc lại các điểm ảnh phụ, giúp nó gần giống với màn hình LCD, đồng nghĩa với việc hình ảnh hiển thị rõ ràng và sắc nét hơn.
Super AMOLED HD
Samsung Galaxy S III sử dụng màn hình Super AMOLED HD.
Đây là thuật ngữ do Samsung tạo ra, đơn giản chỉ là một bản độ phân giải cao (720 x 1.280 pixel hoặc cao hơn) của màn hình Super AMOLED. Hiện tại, Samsung đã từ bỏ loại màn hình Super AMOLED Plus và quay trở lại công nghệ Super AMOLED và nâng lên chuẩn HD. Loại màn hình này được sử dụng trên chiếc Galaxy Note và Galaxy S III của hãng.
Màn hình Retina
Màn hình Retina là thuật ngữ PR của Apple.
Retina là một thuật ngữ mang đậm tính marketing của Apple, nhằm chỉ loại màn hình có mật độ điểm ảnh cáo đến mức mắt thường của người không thể phân biệt được từng điểm ảnh riêng biệt ở góc nhìn thông thường.
Mật độ điểm ảnh trên màn hình Retina cũng được chia ra nhiều “chuẩn” khác nhau tùy từng thiết bị và tầm nhìn thông thường của người dùng. Chẳng hạn như với chiếc iPhone 4S kích thước nhỏ, tầm nhìn của người dùng sẽ gần hơn nên mật độ điểm ảnh của nó lên đến 326 ppi trong khi trên chiếc iPad mới, mật độ này chỉ là 264 ppi.
Xperia S sử dụng màn hình Mobile BRAVIA Engine.
BRAVIA là một công nghệ khá nổi tiếng, được sử dụng cách đây khá lâu trên các dòng TV của hãng. Công nghệ Mobile BRAVIA Engine được cho là thiết kế đặc biệt để cải thiện chất lượng hình ảnh và video, tăng độ tương phản và cho màu sắc tự nhiên nhất có thể.
NOVA
Đây cũng là một biến thể của màn hình LCD, được LG sử dụng trên dòng Optimus Black của hãng. Nó có khả năng cho độ sáng cực cao nhưng cực tiết kiệm điện năng.
Theo VNE
Màn hình Compaq LCD chống chói giá rẻ của HP
R191 và R201 sử dụng đèn nền LED, khả năng chống lóa, tính năng Plug and Play giúp sử dụng ngay không cần cài đặt có giá chỉ 1,8 và 2 triệu đồng tương ứng.
Bộ đôi màn hình Compaq LCD mới của HP có thiết kế đơn giản nhưng hiện đại với chân đế bằng vỏ nhựa bóng khắc vân chìm. Phần viền của hai dòng sản phẩm này có màu trắng sữa nhẹ nhàng, thích hợp để vừa sử dụng hữu ích vừa là một món đồ trang trí tôn vẻ đẹp ở nhiều không gian khác nhau. Cả hai có kiểu dáng tương tự chỉ khác ở kích thước màn hình.
Model R191 có kích thước nhỏ hơn là 18,5 inch, độ phân giải 1.366 x 768 pixel trong khi R201 có kích thước 20 inch cùng độ phân giải cao hơn là 1.600 x 900 pixel cùng tỷ lệ 16:9. Cả hai đều sử dụng công nghệ chiếu sáng đèn nền LED, khả năng chống lóa, độ sáng 200 nit cũng như kết nối với case máy tính qua cổng VGA.
Giá bán tham khảo cho R191 và R201 tương ứng là 1,8 và 2 triệu đồng tương ứng (chưa bao gồm VAT). Sản phẩm được bảo hành 3 năm chính hãng ngay tại nơi sử dụng theo tiêu chuẩn của HP.
Một số hình ảnh chính thức của R191 và R201:
Phần viền với màu trắng sữa nhẹ nhàng.
Thiết kế màn hình khá mỏng.
Mặt sau của thiết bị.
Sự đơn giản được chú trọng trong thiết kế của R191 và R201.
Compaq R191.
Compaq R201 Theo VNE
Ngất ngây với "cô nàng" thời trang Sony Xperia SX Xperia SX là chiếc smartphone đầu tiên được Sony tích hợp mạng 4G LTE và khối lượng 95 gram nhẹ nhất thế giới. Chú dế cung cấp màn hình 3.7 inch độ phân giải 960 x 540 pixel với công nghệ Mobile Bravia Engine, chíp lõi kép Snapdragon S4 tốc độ 1,5GHz, RAM 1GB, bộ nhớ trong 8GB, camera 8 Megapixel với cảm...