Sự khác biệt rõ rệt giữa phụ huynh xưa và nay: Khi thương con không còn cho roi cho vọt
Mỗi thế hệ phụ huynh đều có những quan điểm khác biệt trong sự giáo dục con cái. Vậy phụ huynh ngày nay so với phụ huynh xưa khác nhau cụ thể những điểm nào?
Mỗi thời mỗi khác, sống ở thời đại nào thì con người ta sẽ có những suy nghĩ xoay quanh thời đại đó. Nếu như ngày xưa các bậc phụ huynh đều có chung một ước mơ đó là con học giỏi thành tài, thì những phụ huynh trẻ (lứa tuổi cuối 8x và 9x) bây giờ có thể sẽ gửi gắm tới con mình một vài điều khác biệt hơn.
Đôi khi là do sự dịch chuyển của thời gian, hoặc cũng có thể là do hoàn cảnh sống mà đem lại những khác biệt giữa hai thế hệ phụ huynh như thế. Dưới đây chính là bộ tranh minh họa 7 sự khác biệt lớn nhất giữa hai thế phụ huynh kể trên. Các bố, các mẹ cùng xem nhé!
1. Chọn trường
Nếu như ngày xưa bố mẹ thường nghe theo lời ông bà hoặc cô, dì, chú, bác để lựa chọn một ngôi trường tốt, có tiếng tăm hoặc gần nhà cho giản tiện việc đưa đón, thì ngày nay, các ông bố bà mẹ 9x đã có thể ngồi ở nhà tra cứu thông tin trên MXH để tìm ra một ngôi trường tốt cho con theo học. Và đương nhiên, khoảng cách địa lý cũng không phải là mối bận tâm quá lớn.
2. Chọn môn học
Trước đây, nhiều bố mẹ vẫn nghĩ rằng cái đích lớn nhất của con sau 12 năm đèn sách chính là đỗ Đại học. Tấm bằng đại học gần như tấm phiếu thông hành cho con vào tương lai tươi sáng hơn. Chính vì thế, bố mẹ luôn muốn con tập trung học văn hóa, thậm chí là tập trung vào các môn trọng điểm. Nhưng ngày nay thì mọi sự đã khác, phụ huynh 9x có cái nhìn mới mẻ hơn khi cho con cái mình học những môn năng khiếu ngoài lề, các lớp học kỹ năng để con phát triển một cách toàn diện nhất.
3. Cách dạy con
Không ngoa chút nào khi nói rằng phụ huynh của thế hệ trước thường dạy con theo tư tưởng truyền thống: thương cho roi cho vọt. Nhiều bố mẹ thích áp đặt con theo suy nghĩ của mình, sau đó nếu con bày tỏ ý không muốn tuân thủ sẽ trở nên tức giận. Tuy nhiên, lứa phụ huynh 9x lại là những người trẻ, họ thường mong muốn trở thành bạn của con hơn là việc chỉ làm cha mẹ. Vì vậy, con cái của họ cũng được khuyến khích phát triển theo định hướng riêng.
Video đang HOT
4. Kỳ vọng của cha mẹ
Ở thời nào cũng thế, cha mẹ cũng đều sẽ mong muốn con mình trở thành những người tài giỏi và có ích cho đất nước. Nhưng đối với ngày xưa, vì điều kiện sống còn nhiều khó khăn nên kỳ vọng của bố mẹ dành cho con cái trở nên mãnh liệt hơn bao giờ hết. Chính vì vậy, vô hình trung khiến con cái gặp nhiều áp lực. Còn bây giờ, các bậc phụ huynh trẻ đã có thể tự tin đặt niềm vui và sở thích của con lên trên hết, thay vì bắt con cắm cúi vào bài vở để học lấy thành tích như xưa.
5. Đưa đón con
Nhờ có sự phát triển của xe ôm và xe ôm công nghệ nên việc đưa đón con giữa bố mẹ xưa và nay cũng có ít nhiều sự thay đổi. Thông thường, ngày xưa bố mẹ chẳng có cách nào khác để đón con ngoài việc chờ trước cổng trường đúng giờ con tan học. Còn ngày nay, con có thể được cấp điện thoại để giữ liên lạc với bố mẹ. Hoặc nhiều gia đình tân tiến hơn đã thuê xe ôm/xe ôm công nghệ đưa đón con mỗi khi bố mẹ có việc bận đột suất.
6. Kèm con học
Trước đây, có thể do sự thiếu kém về kinh tế hoặc nhận thức, bố mẹ thường ít dành thời gian cho việc học ở nhà của con. Thay vào đó, bố mẹ sẽ phó mặc giao con cho thầy cô ở trường, về nhà thì con tự làm bài tập. Còn ngày nay, bố mẹ sẽ là những người bạn cùng học với con khi ở nhà. Bởi bố mẹ biết việc học cùng con sẽ đem lại hiệu quả cao hơn cho con và các con cũng hiểu rằng bố mẹ thực sự muốn dành thời gian cho mình.
7. Cho con chơi
Có thể tâm lý của bố mẹ xưa cho rằng trẻ con cần được bảo vệ trong nhà 100% để tránh tiếp xúc với nắng mưa gió bão. Bố mẹ thời xưa cũng ít dành thời gian để rong chơi cùng con vì còn mải mê với trăm công nghìn việc. Nhưng bố mẹ ngày nay, đặc biệt các bố mẹ trong lứa tuổi cuối 8x, đầu 9x sẽ muốn dành nhiều thời gian để chơi với con hơn. Đơn giản vì các bậc phụ huynh này mong muốn cùng đồng hành trong suốt chặng đường tuổi thơ của con yêu.
Theo Trí Thức Trẻ
Chương trình Cử nhân Quốc tế (IBD@NEU) - lựa chọn hấp dẫn trước cánh cổng đại học
Hiện nay, ngày càng có nhiều các lựa chọn bên cạnh đại học chính quy công lập truyền thống, cho phép các bạn trẻ được phát triển năng lực toàn diện để trở thành những công dân toàn cầu trong tương lai. Trong số đó có thể kể đến các chương trình liên kết quốc tế đang được giới trẻ hết sức quan tâm.
Môi trường Đại học lý tưởng của bạn trẻ hiện nay là như thế nào?
Tốt nghiệp trung học phổ thông, ngưỡng cửa quan trọng trong cuộc đời của mỗi bạn học sinh vẫn luôn là chủ đề nóng hổi và nhiều băn khoăn nhất vào các dịp tuyển sinh. Chọn trường đại học nào và chuyên ngành gì luôn là câu hỏi cần cân nhắc kỹ lưỡng của mỗi người. Học đại học không chỉ đơn giản là để lấy tấm bằng sau 4 năm, mà đó còn là cả một quá trình học tập, rèn luyện bản thân vô cùng quan trọng, nơi các bạn có được những hành trang tốt nhất để bước vào đời.
Môi trường giáo dục ngày càng phát triển thì những yêu cầu của học sinh về một chương trình đại học lý tưởng càng được nâng cao. Bạn Vũ Minh - học sinh lớp 12 tại một trường chuyên Hà Nội - chia sẻ tiêu chuẩn về ngôi trường đại học ao ước của mình như sau: "Mình không chỉ muốn đơn thuần được học những kiến thức lý thuyết chuyên ngành mà còn muốn được học cách áp dụng chúng vào thực tế. Mình dự định theo đuổi lĩnh vực kinh tế, vì vậy mình hy vọng có thể tìm được ngôi trường có môi trường thật mở, năng động, chương trình dạy luôn cập nhật với giáo trình đại học quốc tế vì bây giờ là thời đại thế giới phẳng. Đại học nên là nơi tạo điều kiện tốt để sinh viên không chỉ học tập kiến thức mà còn phát triển bản thân toàn diện."
Với điểm IELTS 6.5, bảng điểm lớp 12 đạt loại giỏi cùng nỗ lực tìm kiếm môi trường học phù hợp với nguyện vọng của mình, Minh hiện chỉ cần phỏng vấn để có thể trở thành sinh viên chương trình quốc tế tốt nhất hiện nay tại trường Đại học Kinh tế Quốc dân.
Là một người đã trải qua "lò đào tạo" đại học truyền thống, Mai Trang - cử nhân vừa tốt nghiệp từ một trường Đại học công lập danh tiếng bộc bạch: "Chương trình học tại nhiều trường đại học chính quy vẫn còn thừa lý thuyết, thiếu thực hành. Vì vậy trong suốt 4 năm học mình có cảm giác khá "oải" và có tâm lý "học cho xong". Trong khi đó, ra thực tế làm rồi thì mới biết mình áp dụng chúng không quá nhiều, mà cần các kỹ năng mềm, ngoại ngữ đặc biệt là tiếng Anh hơn. Thế hệ của mình để có được môi trường học tập năng động, chất lượng, đa phần chỉ có đi du học. Tuy nhiên bây giờ các chương trình liên kết quốc tế, du học tại chỗ đã có rất nhiều. Nếu được "trẻ" lại, mình sẽ không bỏ qua cơ hội học tại đây."
Điểm hấp dẫn của Chương trình liên kết là gì?
Bạn Phạm Bảo Ngọc - sinh viên năm hai của chương trình Cử nhân Quốc tế (IBD@NEU) của Viện Đào tạo Quốc tế, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, người đạt được học bổng Thủ khoa, đã từng có số điểm đủ để vào một trường đại học danh tiếng trong năm trước. Thế nhưng ngay cả khi đã có giấy gọi nhập học, Ngọc chia sẻ rằng bản thân vẫn "cảm thấy có gì đó không đúng". Được sự đồng ý của bố mẹ, Bảo Ngọc cân nhắc theo học các chương trình liên kết.
Sau khi tham gia hoạt động "Lựa chọn chủ động" do IBD@NEU tổ chức - nơi các học sinh được nghe tư vấn, hướng dẫn của thầy cô và các sinh viên khóa trước, Ngọc đã điền vào đơn đăng ký nhập học IBD ngay trong tối hôm đó.
"Ấn tượng đầu tiên của em là sự nhiệt huyết và tận tâm của các thầy cô giáo giỏi, có chuyên môn cao khi em được tiếp xúc trong chương trình Lựa chọn chủ động. Ngoài ra điều khiến em cảm thấy tin tưởng IBD là ở đây sinh viên khi kết thúc năm học đầu tiên sẽ có trình độ tiếng Anh tương đương 6.5 IELTS, cao hơn cả đầu ra của đa số sinh viên khi tốt nghiệp đại học. Điều này khiến em hình dung rõ rệt về con đường phát triển của mình và yên tâm khi hiểu rằng chương trình có lộ trình đầy đủ để sinh viên có thể lĩnh hội hiệu quả các môn học được giảng dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh" - đó là cảm nhận của Ngọc ngay từ những ngày đầu cho đến khi kết thúc năm nhất của mình.
Học sinh tham dự chương trình "Lựa chọn chủ động" do IBD@NEU tổ chức để tìm hiểu về môi trường đại học chuẩn quốc tế.
Còn câu chuyện của Nguyễn Bảo Hưng thì lại hoàn toàn khác. Học cùng khóa với Bảo Ngọc nhưng Hưng lớn hơn 2 tuổi vì cậu đã bỏ ngang 2 năm theo học tại một trường đại học Ngoại ngữ để "làm lại từ đầu" với IBD@NEU. Hưng tình cờ được truyền cảm hứng về một ý tưởng khởi nghiệp giáo dục sau khi tham gia làm tình nguyện viên quốc tế của AIESEC. Để thực hiện hoài bão, Hưng nhận thấy mình cần trang bị nhiều kiến thức quản trị, làm việc với con người và thông tin thời đại mới mà những gì đang học tại ngôi trường công lập không thể mang lại cho cậu. Sau một quãng thời gian trăn trở, Hưng đã lựa chọn chương trình Cử nhân Quốc tế IBD@NEU, ngành Quản trị Kinh doanh.
Hưng chia sẻ: "Nội dung học ở IBD@NEU luôn được cập nhật với tình hình kinh tế, chính trị cũng như các doanh nghiệp ở bên ngoài, mang tính thực tiễn rất cao. Các sinh viên được khuyến khích đưa ra ý kiến trái chiều, có nhiều cơ hội thực tập tại doanh nghiệp thực tế và nhiều thầy cô chính là các chuyên gia trong lĩnh vực truyền thông, kinh doanh, đầu tư, hoặc là người có mối quan hệ rộng rãi với các tổ chức, doanh nghiệp." Chính vì vậy, dù đưa ra một quyết định đầy khó khăn và bị nhiều người hoài nghi nhưng cho đến bây giờ Hưng vẫn tự tin với lựa chọn của mình. Tháng 7 này, Hưng vừa tham gia là Đồng sáng lập của dự án Home Heroes, dự án khởi nghiệp đứng thứ 2 tại Vòng chung kết cuộc thi Business Challenge 2018 của trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội và giành được số phiếu chọn ưu tiên tuyệt đối của các cố vấn chương trình.
Thành công của các chương trình Quốc tế tại Việt Nam, trong đó có IBD@NEU, phần nào đã mở ra một lựa chọn mới "vẹn cả đôi đường", dung hòa tính "quốc tế" và "hiểu biết về thị trường địa phương". Cho đến nay, chương trình liên kết quốc tế vẫn đang ngày càng thu các học sinh trước ngưỡng cửa đại học.
Với 14 năm kinh nghiệm trong việc triển khai các chương trình đào tạo bậc đại học của Vương quốc Anh được kiểm định chất lượng rất chặt chẽ bởi tổ chức QAA tại Trường ĐH Kinh tế Quốc dân, Chương trình Cử nhân Quốc tế IBD@NEU là một điển hình thành công trong việc đem lại trải nghiệm đặc thù về chất lượng đào tạo theo tiêu chuẩn của Anh quốc được giảng dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh và một hệ thống các hoạt động hỗ trợ học tập và ngoại khóa được tổ chức một cách chuyên nghiệp. Tại đây, sinh viên IBD@NEU thực sự được theo học trong môi trường giáo dục đại học hiện đại, liên tục được thử thách và phát triển trí tuệ, kỹ năng và tính chuyên nghiệp của mình - hành trang vững vàng cho nghề nghiệp tương lai hoặc cho việc học tập sau đại học tại các trường đại học trên thế giới.
Sinh viên chương trình Cử nhân quốc tế ĐH KTQD nhận học bổng với tổng trị giá 1,7 tỷ đồng để theo học tại Anh quốc.
Hạn nộp hồ sơ dự tuyển IBD@NEU kỳ mùa thu 2018: 25/08/2018
Thông tin chi tiết liên hệ:
Viện Đào tạo Quốc tế, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Địa chỉ: P304, tầng 3 nhà 6, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, đường Trần Đại Nghĩa, Hà Nội
Điện thoại: (024) 3869 6967; Hotline: 0912 099 706
Website: www.isme.neu.edu.vn - Email:info.ibd@isneu.org
Theo Dân trí
Từ Tây Bắc xuống thủ đô nghe xét tuyển Lặn lội từ nửa đêm hay đi từ sáng sớm đến Ngày hội tư vấn xét tuyển, nhiều phụ huynh và thí sinh mong muốn nghe tư vấn trực tiếp từ các thầy cô giáo về nguyện vọng, điểm chuẩn và cơ hội việc làm của các trường. Hai mẹ con chị Thanh lặn lội từ Lào Cai xuống Hà Nội với mong...