Sự khác biệt lớn giữa trẻ ngủ và không ngủ trưa cha mẹ cần biết
Thói quen ngủ trưa của trẻ không đơn giản chỉ là khoảng thời gian nghỉ ngơi mà còn tác động rất nhiều đến trí nhớ và khả năng miễn dịch của trẻ.
Trong quá trình nuôi con, có nhiều phụ huynh than phiền rằng con họ không chịu ngủ trưa, điều này khiến họ lo lắng cho thể trạng cũng như sức khỏe của con. Tuy nhiên, cũng có không ít những bố mẹ lại có quan điểm trẻ không cần ngủ trưa cũng được vì nếu ngủ trưa, rất có thể buổi tối trẻ sẽ khó khăn khi ngủ.
Vậy rốt cục, trẻ có nên ngủ trưa hay không? Sự khác biệt giữa một đứa trẻ ngủ trưa và không ngủ trưa là như thế nào?
Trẻ ngủ trưa sẽ có trí nhớ tốt hơn
Như chúng ta đã biết, bộ não là một cơ quan cực kỳ quan trọng của cơ thể con người. Khi đầu óc tỉnh táo, trẻ sẽ có khả năng thu thập thông tin, nắm bắt và đưa ra những phán đoán tốt hơn. Một bộ não bận rộn như vậy dĩ nhiên phải cần có thời gian để tạm nghỉ. Quãng thời gian ngủ chính là lúc não bộ được tạm nghỉ. Thiếu ngủ lâu dài sẽ khiến cơ thể vô cùng mệt mỏi, thậm chí chán nản, cáu kỉnh, do đó khả năng ghi nhớ cũng giảm sút.
Khi trẻ ngủ vào buổi trưa, bộ não có thể được tăng cường khả năng ghi nhớ và trẻ luôn tràn đầy năng lượng.
Khi trẻ ngủ vào buổi trưa, bộ não có thể được tăng cường khả năng ghi nhớ và trẻ luôn tràn đầy năng lượng. (Ảnh minh họa)
Trẻ em sau 6 tuổi được giáo dục nhiều thứ khác nhau. Vào thời điểm này, khả năng hiểu của bé giảm đi, thay vào đó là khả năng ghi nhớ. Vì vậy, nếu trẻ chịu ngủ trưa, trẻ sẽ học hành tốt hơn.
Video đang HOT
Trẻ ngủ trưa có khả năng miễn dịch tốt hơn
Đối với một đứa trẻ, khả năng miễn dịch là cực kỳ quan trọng. Nó giúp chống lại vi khuẩn trong cơ thể và ngăn ngừa trẻ khỏi bệnh tật. Hệ thống miễn dịch của trẻ cũng được tăng cường bởi giấc ngủ trưa ngắn trong ngày. Trên thực tế, giấc ngủ không chỉ cho phép bộ não nghỉ ngơi mà còn giúp các cơ quan khác trong cơ thể được thư giãn. Do đó, hệ thống miễn dịch tự nhiên có trong cơ thể trẻ sẽ được tăng cường hơn.
Trẻ em có nhất định phải ngủ trưa không?
Để giải thích vấn đề bé có nhất định phải ngủ trưa hay không cần phải hiểu cách thức ngủ trưa ở từng độ tuổi như thế nào. Đối với trẻ sơ sinh, bé ngủ nhiều lần trong ngày và giấc ngủ thường tương đối ngắn. Một ngày trẻ có thể ngủ 4 – 5 giấc. Trong giai đoạn này, kiểu ngủ của trẻ sơ sinh được gọi là ngủ nhiều giai đoạn.
Khi trẻ lớn hơn một chút, thời gian ngủ mỗi giấc sẽ tăng lên nhưng số lượng sẽ giảm đi. Từ khoảng 1 – 1,5 tuổi, hầu hết các bé chỉ ngủ vào buổi trưa và buổi tối. Từ 3 tuổi, một số trẻ thậm chí đã dần dần phát triển giấc ngủ như người lớn, nghĩa là có thể không cần ngủ trưa.
Từ khoảng 1 – 1,5 tuổi, hầu hết các bé chỉ ngủ vào buổi trưa và buổi tối. (Ảnh minh họa)
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, có khoảng 33% trẻ em từ 4 tuổi trở lên vẫn có thói quen ngủ trưa mỗi ngày. Ngay cả ở các trường mẫu giáo, giấc ngủ ngắn buổi trưa vẫn là bắt buộc và trẻ em phải nằm xuống, đi ngủ. Tuy nhiên, càng lớn, số trẻ em có nhu cầu ngủ trưa càng giảm dần. Trong số các em 5 tuổi, tỷ lệ số bé không ngủ trưa đã tăng lên đến 92%.
Tại sao trẻ có thể không cần ngủ trưa?
Thời gian ngủ ban ngày của một đứa trẻ phản ánh sự trưởng thành của các dây thần kinh của trẻ. Khi não bộ của trẻ trưởng thành, chúng không còn cần phải giống như trẻ sơ sinh nữa. Do đó, nếu con bạn đã quen với việc không ngủ trưa mà vẫn có tinh thần tốt, tâm trạng vui vẻ, không ảnh hưởng tới sự thèm ăn thì không có gì phải quá gượng ép. Điều này có thể là do các dây thần kinh não đã phát triển trưởng thành hơn, bước vào chế độ ngủ 1 pha như người lớn.
Tất nhiên, một số trẻ bị rối loạn giấc ngủ và không ngủ trưa thì lại có thể liên quan đến vấn đề phát triển thần kinh. Những đứa trẻ này không giống các bạn phát triển bình thường. Chúng sẽ thiếu tập trung, hay ủ rũ, cáu kỉnh, không dễ xoa dịu.
Thời gian ngủ ban ngày của một đứa trẻ phản ánh sự trưởng thành của các dây thần kinh của trẻ (Ảnh minh họa)
Làm thế nào để rèn thói quen ngủ trưa cho trẻ?
Để đảm bảo trẻ ngủ trưa đúng giờ mỗi ngày, cha mẹ phải lên lịch công việc và chế độ nghỉ ngơi của trẻ thật khoa học. Cha mẹ lưu ý rằng các vấn đề như ăn uống, vệ sinh của con phải xong xuôi trước khi con ngủ khoảng nửa tiếng.
Với các bé không thích ngủ trưa, điều này chắc hẳn sẽ ảnh hưởng tới thói quen sinh hoạt của bố mẹ. Để con dễ ngủ hơn, cần phải có môi trường ngủ đủ tốt, điều đầu tiên là yên tĩnh, gọn gàng, cửa phòng ngủ nên được đóng lại. Trong môi trường này, trẻ sẽ dễ dàng chìm vào giấc ngủ và có tư thế tiếp nhận đây là không gian để nghỉ ngơi.
Tốt nhất không nên để bất cứ đồ ăn nào trong phòng ngủ, điều này đảm bảo cho chất lượng giấc ngủ của trẻ và bé sẽ không ăn xong rồi đi ngủ, có thể ảnh hưởng tới răng lợi. Bạn có thể đặt 1,2 cuốn truyện cổ tích, truyện tranh để cùng bé xem trước khi ngủ.
Bị sốt xuất huyết bao lâu sẽ khỏi?
Bệnh sốt xuất huyết thường diễn biến nhanh, các biểu hiện nặng dần theo từng giai đoạn. Kể từ thời gian phát bệnh với những cơn sốt cao đầu tiên, bệnh sẽ khỏi dần trong 7-10 ngày sau đó.
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Nhật - Bác sĩ Chuyên khoa truyền nhiễm - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.
Nguyên nhân gây bệnh sốt xuất huyết
Sốt xuất huyết xảy ra chủ yếu ở các quốc gia nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới. Tại nước ta, bệnh có thể hoành hành quanh năm, nhưng bùng phát thành dịch lớn và diễn biến phức tạp nhất có lẽ vào mùa mưa - mùa sinh sản cao điểm của muỗi.
Sốt xuất huyết chủ yếu do vi-rút Dengue từ cơ thể loài muỗi Aedes Aegypti (muỗi vằn) gây nên. Muỗi cái sẽ hút máu của vật chủ nhiễm vi-rút Dengue, sau đó vi-rút này ủ bệnh trong cơ thể muỗi từ 8 đến 11 ngày rồi truyền bệnh cho người thông qua vết đốt.
Bị sốt xuất huyết bao lâu khỏi?
Đối với những người đang có nguy cơ hoặc đang bị sốt xuất huyết, việc sốt xuất huyết bao nhiêu ngày thì khỏi là mối quan tâm như việc điều trị. Cũng giống nhiều loại bệnh truyền nhiễm khác, sốt xuất huyết trước khi có biểu hiện ra bên ngoài sẽ có thời gian ủ bệnh từ 3-14 ngày, quá trình ủ bệnh bắt đầu sau 4-7 ngày sau kể từ khi bị muỗi vằn mang virus dengue đốt.
Thời gian ủ bệnh ngắn hay dài tùy thuộc vào thể trạng, cơ địa, khả năng miễn dịch của mỗi người. Tuy nhiên, trong thời gian ủ bệnh gần như không thể phát hiện ra bệnh vì không có triệu chứng đặc trưng, nếu có cũng rất mờ nhạt.
Sau thời gian ủ bệnh, sốt xuất huyết sẽ phát bệnh ra bên ngoài, kéo dài trong khoảng 7-10 ngày, chia làm các giai đoạn sốt xuất huyết như sau:
Giai đoạn sốt: thường kéo dài trong 3 ngày, có khi tới 7 ngày. Người bệnh sẽ có triệu chứng mệt mỏi, nhức đầu, đau nhức mình mẩy, đau hai hốc mắt, đau khớp, đau cơ, buồn nôn, chán ăn, có khi đau vùng thượng vị kèm tiêu chảy. Xuất hiện các nốt phát ban dưới da, ra máu chân răng hoặc ra máu cam.
Giai đoạn nguy hiểm: Thường kéo dài 3-4 ngày, xảy ra vào ngày thứ 4 đến ngày thứ 7 kể từ khi bị sốt. Lúc này bệnh nhân thường chỉ còn sốt nhẹ hoặc hết sốt, xuất huyết dưới da, các nốt ban đỏ nổi lên ở mặt trước hai cẳng chân và mặt trong cánh tay, bụng, đùi, mạn sườn. Xuất huyết niêm mạc như ra máu mũi, lợi và đi tiểu ra máu. Trường hợp nặng có thể dẫn đến xuất huyết nội tạng như xuất huyết dạ dày, xuất huyết não, biến chứng suy tạng như viêm gan, viêm não, viêm cơ tim.
Giai đoạn hồi phục: Qua giai đoạn nguy hiểm, bệnh nhân bước vào giai đoạn hồi phục, thường xảy ra 1-2 ngày sau giai đoạn hồi phục và kéo dài trong 2-3 ngày. Lúc này thể trạng bệnh nhân tốt dần lên. Người bệnh hết sốt, cảm giác thèm ăn và bắt đầu đi tiểu nhiều. Trong giai đoạn này nhịp tim bệnh nhân còn chậm và điện tâm đồ thay đổi.
Bệnh sốt xuất huyết thường diễn biến nhanh, các biểu hiện nặng dần theo từng giai đoạn. Kể từ thời gian phát bệnh với những cơn sốt cao đầu tiên, bệnh sẽ khỏi dần trong 7-10 ngày sau đó.
Chuyên gia cảnh báo chủng cúm lợn mới ở Trung Quốc có thể gây ra đại dịch Nghiên cứu được công bố hôm 29/6 cho thấy các nhà nghiên cứu ở Trung Quốc phát hiện ra chủng cúm lợn mới có khả năng gây ra đại dịch. Được đặt tên là G4 EA H1N1, chủng cúm mới này có nguồn gốc di truyền từ chủng H1N1 gây ra đại dịch năm 2009. Nhóm nghiên cứu từ các trường đại học...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Những thời điểm tránh ăn chuối

Ở người lớn, những đối tượng nào có nguy cơ cao mắc và biến chứng nặng do Sởi?

Hai vợ chồng cùng mắc ung thư, bác sĩ cảnh báo thói quen hay gặp khi uống canh

Bác sĩ nêu lý do nhiều người bị cảm cúm, hắt hơi, sổ mũi mãi không khỏi

Đi cấp cứu vì biểu hiện lạ sau khi ăn loại thực phẩm quen thuộc thay cơm

Người đàn ông 32 tuổi hôn mê sau giải chạy marathon 42km

Bộ Y tế chỉ đạo khẩn vụ 29 học sinh có dấu hiệu lạ sau bữa trưa tại trường

Ba không khi ăn dứa

2 phụ nữ đột quỵ khi tuổi ngoài 30, điểm chung uống thuốc tránh thai hằng ngày

Cô gái 20 tuổi sống sót kỳ diệu sau khi bị xe tải cán ngang người

Hai nữ bệnh nhân trẻ đột quỵ, từng sử dụng thuốc tránh thai kéo dài

Việt Nam có 'nữ hoàng của các loại trái cây', mỗi ngày một quả bổ ngang tổ yến
Có thể bạn quan tâm

Vụ sữa giả: Hồng Vân - Quang Minh từng nhiệt tình PR, giờ gặp biến lại im lặng
Netizen
11:40:01 14/04/2025
Antony 'hết phép', Real Betis bị chặn đứng mạch 9 trận bất bại
Sao thể thao
11:32:33 14/04/2025
HOT: Jennie vừa xinh vừa ngầu tại Coachella, hát live gây hụt hẫng, sân khấu không hoành tráng bằng Lisa!
Nhạc quốc tế
11:24:32 14/04/2025
'Điểm tô' nét thơ mộng cho phong cách với khăn turban
Thời trang
11:22:53 14/04/2025
Mẹ đảm TPHCM biến sân thượng thành vườn dưa sai trĩu, đều tăm tắp
Sáng tạo
11:13:34 14/04/2025
Ngọc Sơn xúc động vì các cụ bà xem anh hát đến 3 giờ sáng
Nhạc việt
10:44:32 14/04/2025
Vợ chồng Beyoncé và Jay-Z giàu cỡ nào?
Phim âu mỹ
10:41:39 14/04/2025
Khách nước ngoài đến Việt Nam thích đi đâu nhỉ? Những lựa chọn đậm chất thiên nhiên hùng vỹ và khắc họa văn hóa Việt Nam
Du lịch
10:41:15 14/04/2025
Bella Hadid khiến fan lo lắng với thân hình gầy trơ xương
Hậu trường phim
10:32:33 14/04/2025
Quyền Linh vui mừng khi nam kỹ sư 9X chinh phục được cô gái xinh đẹp
Tv show
10:29:29 14/04/2025