Sự khác biệt giữa cảm biến vân tay siêu âm và quang học? Cái nào tốt hơn?
Về cơ bản, có hai loại quét vân tay tích hợp trên màn hình điện thoại là quét vân tay quang học và quét vân tay siêu âm. Cả hai tính năng đều hoạt động giống nhau trên bề mặt.
Nhưng ở bên dưới màn hình, cả hai sử dụng những phương pháp mở khóa và bảo mật khác nhau.
1. Tên gọi, các hãng sản xuất và thiết bị
2. Cách vận hành
Cả hai cảm biến đều có quy trình thiết lập đơn giản – nhấn nhẹ vào màn hình để hoàn thành việc ghi lại 100% dữ liệu vân tay và tốn một khoảng thời gian xử lý như nhau.
Trong quá trình hoạt động, cảm biến quang học sẽ ghi lại những hình ảnh 2D của vân tay và lưu lại dữ liệu này trên thiết bị. Mỗi lần người dùng sử dụng, màn hình sẽ chiếu sáng hình dấu vân tay, một camera nhỏ bên dưới màn hình sẽ chụp hình ảnh vân tay và so sánh với hình ảnh vân tay đã được lưu trữ.
Video đang HOT
Vì phương pháp này cần phải làm sáng màn hình để chụp ảnh, quá trình mở khóa vào ban đêm có thể không mấy dễ chịu.
Với cảm biến vân tay siêu âm thì đúng như tên gọi, nó sử dụng âm thành tần số rất cao. Các sóng được sử dụng để nhận diện các chi tiết trên vân tay người dùng. Cảm biến bao gồm cả máy phát và máy thu.
Khi người dùng quét ngón tay trên màn hình, một số xung áp lực sẽ được hấp thụ và một số sẽ dội ngược lại vào cảm biến bao gồm các đường vân, lỗ chân lông cùng các chi tiết khác thể hiện sự riêng biệt của mỗi dấu vân tay.
Cảm biến có thể nhận biết ứng suất cơ học để tính toán cường độ của sóng siêu âm bị dội lại ở các điểm khác nhau trên máy quét, cho phép tạo ra bản sao 3D rất chi tiết của dấu vân tay được quét. Dữ liệu này được sử dụng để so sánh với dữ liệu vân tay lưu trên thiết bị.
3. Tốc độ, sự chính xác và tính bảo mật
Cả hai cảm biến tích hợp trên màn hình đều chậm hơn so với quét vân tay vật lý ở mặt sau thiết bị. Khi so sánh hai cảm biến này thì cảm biến siêu âm có tốc độ nhanh hơn so với cảm biến quang học. Vì máy quét vân tay quang học cần phải tạo ra hình ảnh 2D chi tiết của dấu vân tay nên nó cần phải ấn nhiều lần trên màn hình. Điều này khiến tính bảo mật của cảm biến không cao.
Còn cảm biến siêu âm chỉ yêu cầu dữ liệu xung của vân tay thế nên chỉ cần một lần chạm nhẹ để xác thực danh tính trên thiết bị. Với việc sử dụng mô hình 3D chi tiết của dấu vân tay, cảm biến có tính bảo mật rất cao như Face ID. Theo Qualcomm độ trễ của cảm biến chỉ khoảng 250 mili giây, tương đương so với máy quét vân tay điện dung.
Cảm biến quang học cũng không đạt độ chính xác cao vì người dùng có thể đã ấn quá nhiều lần hoặc chưa đủ số lần ấn dẫn tới camera không tạo được hình ảnh chi tiết để mở khóa điện thoại. Nó cũng không hoạt động với ngón tay ướt.
Cảm biến siêu âm có độ chính xác cao hơn và hoàn toàn hoạt động tốt khi ngón tay ướt.
Ngoài ra, có một lưu ý là người dùng cần phải đặt dấu vân tay vào chính xác vị trí của máy quét dưới màn hình. Qualcomm cũng cho biết cảm biến chỉ có 1% tỷ lệ xảy ra lỗi.
Nguồn: GuidingTech
Đã có miếng dán full màn hình cho Galaxy S10 nhưng giá không rẻ
Người dùng sắp sở hữu Galaxy S10 sẽ không phải dùng miếng dán màn hình đục lỗ cho cảm biến vân tay nữa tuy nhiên mức giá không rẻ.
Một trong những nâng cấp đáng giá nhất của bộ đôi Galaxy S10/S10 trong năm nay đó là cảm biến vân tay siêu âm trong màn hình. Chính vì độ chính xác mà cảm biến này đem lại nên nó đòi hỏi phải tiếp xúc ngón tay với màn hình vì vậy mới có video miếng dán màn hình trên Galaxy S10 phải khoét thêm một lỗ xấu xí ngay trên miếng dán. Một số smartphone trước đây cũng có vân tay trong màn hình nhưng đó là loại cảm biến quang học nên dán màn hình không phải vấn đề.
Nhưng tin mừng cho người dùng sắp sở hữu Galaxy S10 là hãng phụ kiện Whitestone Dome tuyên bố rằng họ có thể sản xuất miếng dán màn hình dành cho Galaxy S10 và vẫn hỗ trợ cảm biến vân tay siêu âm. Whitestone Dome khẳng định đây là miếng dán màn hình duy nhất trên thế giới có thể làm được điều đó, ít nhất là tại thời điểm ra mắt.
Theo Whitestone Dome, các khe hở không khí giữa màn hình và kính bảo vệ chính là vấn đề khiến các cảm biến siêu âm không thể đọc được vân tay của người dùng.
Tuy nhiên với công nghệ kết dính quang học bằng chất lỏng (Liquid Optically Clear Adhesive), Whitestone Dome hứa hẹn sản phẩm của mình sẽ khắc phục được tình trạng của các miếng dán khác. Việc này sẽ giúp kính bảo vệ của Galaxy S10 không bị "đục lỗ" như những rò rỉ trong thời gian gần đây. Dù vậy, việc dán màn hình để đảm bảo không bụi, không bọt khí là điều không đơn giản, nhưng bộ sản phẩm của Whitestone còn tặng kèm theo cả đèn UV và khung dán hỗ trợ để giúp người dùng dán chính xác. Mức giá của Whitestone Dome là 60 USD/bộ 2 miếng dán, mức giá này khá chat nhưng ở thời điểm ra mắt sẽ không có lựa chọn nào tốt hơn và nếu không thể chấp nhận rủi ro màn hình chiếc Galaxy S10 mới tinh có thể gặp hư tổn, bạn sẽ vẫn phải móc hầu bao mua miếng dán này.
Theo Gsmarena
Cảm biến vân tay siêu âm của Galaxy S10 được kỳ vọng gì? Trong thời đại mà chiếc smartphone bé nhỏ có thể chứa đựng cả thế giới của người dùng, các giải pháp bảo mật điện thoại tối ưu được nhiều người trẻ quan tâm. Sau cảm biến mống mắt, nhận diện gương mặt,... thế hệ "thần gác cổng" tiếp theo đã gọi tên công nghệ bảo mật vân tay. Dù chỉ là tin truyền...