Sự hối hận của người Anh trót bỏ phiếu “dứt tình” với EU
Chưa đầy 24 giờ sau khi Anh bỏ phiếu ủng hộ rút khỏi Liên minh châu Âu (EU) nhiều cử tri ở đây tỏ ra hối tiếc, thậm chí sốc vì đã bỏ phiếu “Rời đi” bởi họ nghĩ rằng lá phiếu của mình chỉ là “cát bỏ bể”.
(Ảnh: Getty)
Kết quả trưng cầu dân ý ngày 23/6 cho thấy, 51,9% cử tri Anh ủng hộ rời EU – một kết quả đã được lường trước nhưng vẫn khiến thế giới “sốc”. Điều đáng nói là chính những người bỏ lá phiếu ủng hộ rời đi cũng không khỏi sửng sốt với kết quả này.
Trả lời phỏng vấn BBC, Victoria Live, một cử tri nam đã bỏ phiếu Rời đi, nói rằng: “Tôi nghĩ là lá phiếu của tôi chẳng có tác động gì nhiều bởi tôi cho là kiểu gì chúng tôi cũng sẽ tiếp tục ở lại EU”.
Một cử tri khác có tên Adam cũng chia sẻ rằng hiện tại anh cảm thấy lo lắng về một giai đoạn bất ổn phía trước với nước Anh mặc dù kết quả trưng cầu đúng như lá phiếu anh đã lựa chọn. Anh cho biết, anh lựa chọn lá phiếu “Rời đi” cũng chỉ theo lời kêu gọi của nhiều người trên mạng xã hội. Anh không ủng hộ Anh rút khỏi EU, nhưng có điều anh cũng rằng cho dù là chọn “Ra đi” hay “Ở lại” thì lá phiếu của anh cũng chẳng ảnh hưởng gì đến kết quả chung cuộc.
Video đang HOT
Không chỉ Live hay Adam, rất nhiều cử tri khác ở Anh cũng rơi vào hoàn cảnh tương tự. Mandy Suthi, một sinh viên của Anh, nói rằng nếu có thể cô sẽ trở lại điểm bỏ phiếu để thay đổi lá phiếu của cô sang ủng hộ “Ở lại”. “Những gì diễn ra sáng nay thực sự phũ phàng và hối tiếc. Tôi ước có thể bỏ phiếu lại đơn giản bởi vì tôi sẽ làm khác đi”, Mandy Suthi nói.
Tại Manchester, nhiều cử tri chia sẻ với BBC rằng, họ giật mình nghĩ “Ôi, mình đã làm gì thế này” và thực sự họ không mong muốn Anh rời EU.
Rất nhiều người bày tỏ sự hối tiếc của mình, trong đó một số người cho rằng họ chọn lá phiếu “Rời đi” vì nhận thức chưa rõ ràng. Thực tế, mặc dù Anh đã ở trong EU hơn 40 năm nhưng dường như người dân nước này không mấy quan tâm đến liên minh mà họ đã gắn bó. Theo thống kê của Google, kể từ khi kết quả cuộc trưng cầu được công bố, 5 câu hỏi mà người dân Anh tra cứu nhiều nhất bao gồm: Rời khỏi EU nghĩa là gì? EU là gì? Những nước nào ở trong EU? Điều gì sẽ xảy ra nếu Anh rời EU? Có bao nhiêu nước ở trong EU?
Trong cuộc trưng cầu dân ý lịch sử diễn ra hôm 23/6, hơn 33 triệu người Anh đã đi bỏ phiếu, trong đó 16,1 triệu người ủng hộ ở lại EU, trong khi 17,4 triệu cử tri muốn “dứt tình” với EU. Tất nhiên, 17,4 triệu cử tri này đều có những lý do riêng cho lá phiếu của mình, trong đó có cả lý do vì không nghĩ rằng lá phiếu đó đủ mạnh để kéo Anh khỏi EU.
Minh Phương
Tổng hợp
Theo Danviet
Trạm vũ trụ TQ có thể rơi xuống Trái đất không kiểm soát
Một số chuyên gia lo ngại trạm không gian của Trung Quốc có thể rơi xuống Trái đất bất cứ lúc nào.
Thiên Cung 1 đã trở thành trạm không gian đầu tiên của Trung Quốc sau khi nó được đưa lên quỹ đạo Trái đất vào năm 2013. Cho đến nay, nó đã nhiều lần ghép nối thành công với tàu vũ trụ Thần Châu của nước này.
"Thiên Cung 1 cung cấp dữ liệu hữu ích cho quá trình khảo sát khoáng sản, các ứng dụng theo dõi đại dương và rừng cũng như kiểm soát môi trường sinh thái và thiên tai", Văn phòng Kỹ thuật Không gian có người điều khiển Trung Quốc (CMSE) cho biết trong một báo cáo năm 2014.
Trạm không gian Thiên Cung 1 của Trung Quốc.
Mặc dù vậy, trạm Thiên Cung 1 hiện đã ngừng các hoạt động thu thập thông tin. Trong khi các quan chức Trung Quốc chưa xác nhận số ngày hoạt động còn lại của trạm không gian này, các chuyên gia dự đoán nó sẽ rơi xuống Trái đất trong tình trạng không kiểm soát.
Tiến sĩ Dean Cheng tại Trung tâm nghiên cứu châu Á thuộc Quỹ Di sản (Heritage Foundation) cho rằng việc các nhà chức trách Trung Quốc giữ im lặng về hoạt động của Thiên Cung 1 đồng nghĩa nó đang rơi tự do.
"Trạm Thiên Cung 1 dường như đang rời khỏi quỹ đạo trong tình trạng không kiểm soát", ông Cheng nhận định. "Khi bạn đưa những vật thể lớn rời khỏi quỹ đạo, bạn cần có kinh nghiệm để kiểm soát chúng khi trở lại bầu khí quyển."
Trong khi đó, chuyên gia theo dõi vệ tinh Thomas Dorman cho rằng trạm Thiên Cung có thể rơi tự do trong điều kiện có kiểm soát.
"Lý do Trung Quốc chưa thể đưa Thiên Cung 1 trở lại Trái đất là trạm không gian này đã cạn nhiên liệu và Bắc Kinh đang chờ nó tự rơi xuống một quỹ đạo thấp hơn trước khi họ có thể phá hủy nó trên không trung", Dorman nói.
Dorman cho rằng nếu trạm Thiên Cung đang rơi tự do, nó nhiều khả năng sẽ đáp xuống biển hay khu vực không có người sinh sống. Nhưng nếu nó rơi xuống khu vực đông dân cư, đó sẽ là một thảm họa.
Theo Dân Việt
Chiến đấu cơ nổ tung gần Moskva: Tranh cãi Su-27, MiG-29 Dù bộ Quốc phòng Nga lên tiếng khẳng định Su27 bị rơi tại gần thủ đô Moskva nhưng nhiều nguồn tin cho rằng máy bay thật sự là MiG29. Nga dừng bay toàn bộ Su-27 Ngày 9/6, Bộ chỉ huy Lực lượng Hàng không và Không gian Nga đã ra lệnh ngừng bay với tất cả máy bay Su-27 sau tai nạn của...