Sử dụng trà tâm sen như thế nào để tăng cường sức khỏe?
Từ xưa đến nay, trà tâm sen vốn được coi như một vị thuốc chữa bệnh, tăng cường sức khỏe hiệu quả nhờ những giá trị dinh dưỡng vượt trội không ngờ.
Tổng quan về tác dụng của trà tâm sen
Trà tâm sen được pha chế bởi các hạt tâm sen (tim sen), là phần mầm xanh nằm bên trong hạt sen. Trong trà tâm sen có chứa các chất như nelumbin, nuciferin, liensinine, asparagin, có tác dụng an thần, tạo cảm giác thoải mái và cân bằng cho cơ thể, giúp cải thiện chứng mất ngủ, cho người sử dụng giấc ngủ ngon và sâu hơn.
Ngoài ra, thành phần asparagine có trong tâm sen có tác dụng hạ huyết áp, hỗ trợ tốt cho người bệnh cao huyết áp, ngăn ngừa nguy cơ tăng huyết áp cũng như những biến chứng sức khỏe do tình trạng huyết áp cao gây ra.
Sử dụng trà tâm sen có thể giúp cải thiện tình trạng thiếu máu cơ tim, tăng cường lưu lượng tuần hoàn động mạch vành, từ đó giúp ngăn ngừa nguy cơ rối loạn nhịp tim…
Đồng thời loại trà này còn có tác dụng thanh nhiệt, giải độc cơ thể. Đặc biệt hỗ trợ tốt cho những người bị ngứa ngáy, mụn nhọt, rôm sảy do nóng trong người.
Sử dụng trà tâm sen đúng cách sẽ mang lại hiệu quả cao cho sức khỏe. Nguồn: MeteoWeb.
Cách sử dụng trà tâm sen đạt hiệu quả cao
Để giúp an thần, thư giãn:
Video đang HOT
Dược tính trong trà tâm sen rất mạnh, nhờ đó nó có thể làm mát, hạ nhiệt cho cơ thể trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, trà tâm sen là sản phẩm có tính an thần, chính vì thế, chúng ta chỉ nên sử dụng với liều lượng thấp (khoảng 5-10g), đồng thời kết hợp sử dụng tim sen với các loại thảo dược khác như mật ong, kỷ tử, hoa cúc,…
Mỗi ngày chỉ nên uống tối đa hai tách trà tâm sen để bảo vệ sức khỏe. Lưu ý không nên uống trà khi đói.
Để chữa mất ngủ:
Nên uống nước trà tâm sen sau khi ăn tối khoảng 1- 2 giờ. Việc sử dụng trà tâm sen vào thời điểm này sẽ giúp trí não của bạn được thư giãn, cân bằng và đi vào cơ thể một cách dễ dàng. Điều này sẽ mang đến cho bạn một giấc ngủ ngon và sâu hơn.
Mặc dù được coi là vị thuốc thần dược đối với sức khỏe, nhưng chúng ta không nên lạm dụng uống quá nhiều trà tâm sen bởi nó sẽ gây hại cho cơ thể. Lượng sử dụng an toàn cho một ngày không quá 20g.
Nếu lạm dụng sử dụng trà tâm sen trong thời gian dài sẽ gây ra các tác dụng phụ như mệt mỏi, suy tim, ức chế thần kinh, rối loạn lo âu,…
Nhận biết bệnh thiếu máu cơ tim
Là một trong những bệnh lý tim mạch phổ biến, thiếu máu cơ tim dẫn đến nguy cơ nhồi máu cơ tim, đe dọa tính mạng của người bệnh.
Bác sĩ Nguyễn Thị Thoa, Trưởng Khoa Tim mạch, Bệnh viện Đa khoa tỉnh trao đổi với phóng viên Trung tâm Truyền thông tỉnh về bệnh này.
-Xin bác sĩ cho biết, dấu hiệu nào để nhận biết bị thiếu máu cơ tim?
Mạch vành là hệ thống mạch máu bao quanh tim, cung cấp máu giàu oxy nuôi dưỡng tim. Bệnh thiếu máu cơ tim (hay còn gọi là thiếu máu cục bộ cơ tim) xảy ra khi lưu lượng máu đến tim bị giảm, khiến cho tim không tiếp nhận đủ lượng oxy cần thiết cho nhu cầu hoạt động co bóp tống máu.
Bác sĩ Bệnh viện Đa khoa tỉnh tư vấn cho người nhà bệnh nhân về tình trạng bệnh tim của người bệnh.
Bệnh thiếu máu cơ tim biểu hiện ở 2 thể khác nhau. Với thể không bị đau ngực (còn gọi là bệnh thiếu máu cơ tim thầm lặng), hay gặp ở người bệnh đái tháo đường hoặc người cao tuổi có tiền sử mắc bệnh tim mạch. Khi mắc bệnh thiếu máu cơ tim thầm lặng, bệnh nhân không cảm thấy đau ngực và chỉ phát hiện bệnh khi chẩn đoán bằng điện tâm đồ. Người bệnh có nguy cơ cao tiến triển thành nhồi máu cơ tim có thể gây tử vong đột ngột hoặc dẫn đến suy tim nếu không được phát hiện và điều trị bệnh sớm.
Còn với thể có đau ngực, ở giai đoạn đầu (đau thắt ngực ổn định), triệu chứng đau ngực chỉ xuất hiện khi lao động gắng sức, xúc động mạnh hoặc dưới thời tiết quá lạnh.
Giai đoạn sau, bệnh nhân sẽ cảm thấy đau ngực ngay cả khi nghỉ ngơi, cơn đau xuất hiện thường xuyên hơn, vị trí đau thường ở ngực trái vùng trước tim; có cảm giác khó chịu, nặng ngực, bị đè ép ở vùng sau xương ức lan tới hàm, cổ; đau vai trái và cánh tay trái; nhịp tim nhanh; khó thở khi vận động cơ thể; buồn nôn và nôn; đổ nhiều mồ hôi; mệt mỏi; giảm khả năng gắng sức; rối loạn giấc ngủ...
Tần suất các cơn đau thay đổi: Vài tuần, vài tháng, một lần hoặc vài lần trong ngày. Thời gian đau thường kéo dài vài giây tới vài phút (không quá 5 phút).
-Nguyên nhân nào gây thiếu máu cơ tim, thưa bác sĩ?
Tình trạng thiếu máu tại cơ tim xảy ra khi dòng máu di chuyển qua một hoặc nhiều nhánh động mạch vành của người bệnh bị hẹp một phần hoặc tắc nghẽn toàn bộ. Chức năng chính của hồng cầu trong máu là vận chuyển oxy đến các bộ phận khác nhau trong cơ thể, bao gồm cả tim. Chính bởi lưu lượng máu đến tim bị suy giảm đã làm giảm lượng oxy cung cấp cho cơ tim.
Nguyên nhân chính khiến động mạch vành bị hẹp hay tắc nghẽn là do xơ vữa. Mảng xơ vữa được tạo thành chủ yếu từ cholesterol, tích tụ trên thành động mạch lâu dần theo thời gian làm cản trở sự lưu thông của dòng máu. Tuy nhiên, bệnh có thể xảy ra nhanh ngay lập tức khi động mạch vành bị tắc đột ngột (do cục máu đông gây nghẽn mạch) dẫn đến cơ tim bị thiếu máu đột ngột gọi là nhồi máu cơ tim có thể đe dọa đến tính mạng của người bệnh.
Một nguyên nhân nữa gây thiếu máu cơ tim là do có sự co thắt tạm thời các cơ của động mạch vành làm suy giảm lưu lượng máu, thậm chí ngăn chặn dòng chảy của máu đến cung cấp oxy cho cơ tim. Tuy nhiên, co thắt động mạch vành không phải là nguyên nhân phổ biến.
Các yếu tố nguy cơ gây xơ vữa động mạch vành hay co thắt động mạch vành là do lối sống thiếu lành mạnh: Hút thuốc lá, thuốc lào, lối sống ít vận động, béo phì, ăn các thực phẩm nhiều dầu mỡ... hoặc mắc các bệnh mãn tính: Tăng huyết áp, tiểu đường, suy thận, Bệnh phổi mãn tính...
Kiểm tra sức khỏe cho bệnh nhân sau phẫu thuật tim tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh.
Một số yếu tố khác như: Tuổi cao, giới tính, gia đình có tiền sử mắc bệnh, mắc hội chứng ngưng thở lúc ngủ, protein phản ứng C nhạy cảm cao, chất béo (lipid) trong máu cao, do tiền sản giật, do nghiện rượu hay mắc các bệnh tự miễn... cũng là yếu tố nguy cơ gây xơ vữa động mạch.
- Bệnh có phải phẫu thuật không, thưa bác sĩ?
Bệnh thiếu máu cơ tim lại rất nguy hiểm. Về lâu dài, bệnh có thể gây ra những biến chứng về tim khác như suy tim, rối loạn nhịp tim, đặc biệt là nhồi máu cơ tim và tai biến mạch máu não (đột quỵ).
Hiện nay, bệnh thiếu máu cơ tim không thể chữa khỏi hoàn toàn. Vì thế, tùy theo tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị để cải thiện triệu chứng và kiểm soát các yếu tố nguy cơ, ngăn ngừa các biến chứng khác. Phương pháp điều trị đầu tiên là thay đổi lối sống lành mạnh hơn và dùng thuốc điều trị lâu dài.
Trong trường hợp các phương pháp điều trị nội khoa không hiệu quả, các triệu trứng tăng nặng thì bệnh nhân sẽ được bác sĩ chỉ định các phương pháp can thiệp tim mạch như: Nong và đặt stent động mạch vành, phẫu thuật bắc cầu nối chủ - vành, kết hợp với dùng thuốc và thay đổi lối sống của người bệnh.
Để phòng bệnh cần loại bỏ các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh thiếu máu cơ tim như đã nói trên. Cần luyện hoạt động thể chất, luyện tập thể thao thường xuyên. Tuy nhiên cần tránh vận động gắng sức, nhiệt độ quá lạnh, tâm lý căng thẳng kéo dài, sử dụng cocain,... cần có chế độ ăn uống khoa học, giảm muối và giảm cholesterol; tăng cường ăn rau xanh, trái cây tươi, ngũ cốc nguyên hạt, các loại quả hạch.
-Xin cám ơn bác sĩ!
Cứu sống bệnh nhân ngừng tuần hoàn do nhồi máu cơ tim cấp Ông Lê Văn H. (70 tuổi) trú tại Kim Đức, TP Việt Trì, Phú Thọ được đưa vào Khoa Can thiệp tim mạch, Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ trong tình trạng tức ngực, khó thở. Một thời gian ngắn sau nhập viện, người bệnh đột ngột ngừng tuần hoàn, mất ý thức, ngừng thở. Hình ảnh chụp mạch vành của người...