Sử dụng tai nghe không dây thường xuyên có an toàn không?
Công nghệ không dây đã thay đổi cuộc sống của con người rất nhiều. Điều này mang lại nhiều lợi ích nhưng không phải là không có nhược điểm.
Vấn đề lớn nhất ở đây chính là việc môi trường sống xung quanh bị bao quanh bởi tần số vô tuyến từ các thiết bị điện tử mà chúng ta sử dụng hàng ngày.
Trong hầu hết trường hợp, tuy chúng ta đã cách xa nguồn phát tín hiệu, nhưng vẫn có những thiết bị ở rất gần như smartphone hay tai nghe không dây. Khi Apple công bố AirPods, công ty đã biến tai nghe không dây trở thành xu hướng chủ đạo và tạo nên một làn sóng các sản phẩm khác xuất hiện sau đó.
Vậy liệu tai nghe không dây có thực sự là một sự bổ sung cần thiết tới mức người dùng phải tiếp xúc với trường điện từ (EMF) ở khoảng cách rất gần? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau nhé.
Phương pháp hoạt động của tai nghe không dây
Cho dù bạn chọn nhãn hiệu tai nghe không dây nào thì tất cả chúng đều hoạt động thông qua Bluetooth. Bluetooth là một tiêu chuẩn được áp dụng rộng rãi cho việc truyền tần số vô tuyến tầm gần. Bạn có thể ngạc nhiên khi biết dải tần Bluetooth hoạt động vào khoảng 2.4 – 2.4835 Ghz, nằm trong khoảng này cũng là tần số của lò vi sóng (2.45 Ghz).
Đương nhiên, sự khác biệt lớn nhất nằm ở công suất. Lò vi sóng hoạt động trong khoảng từ 600W – 1.200W, còn tai nghe Bluetooth được phân loại là máy phát Class 2, có thể truyền trong khoảng cách 10m và hoạt động ở công suất cao nhất là 2.5 mW. Tuy nhiên khi nói đến trường điện từ, có một khía cạnh khác cần được xem xét.
Tỷ lệ hấp thu cụ thể (SAR) có nghĩa là gì?
Tỷ lệ hấp thu cụ thể là thước đo để biết lượng năng lượng đến từ tần số vô tuyến của trường điện từ được hấp thu bởi cơ thể con người. Nó được đo bằng đơn vị W/kg và được sử dụng bởi các cơ quan quản lý để xem liệu một thiết bị có an toàn để sử dụng hay không.
Sóng trường điện từ không lan truyền đồng đều vì thế phép đo chỉ đại diện cho lượng năng lượng trung bình được hấp thụ bởi một thể tích mô nhất định. Ở Mỹ, FCC đã đặt ra giới hạn 1.6 W/kg cho điện thoại di động, và giá trị này được đo ở 1g mô đang hấp thụ nhiều năng lượng nhất.
Bài kiểm tra của FCC với SAR được áp dụng cho đầu hình nhân nên không thể hiện được mức độ an toàn khi người bình thường sử dụng tai nghe không dây
Có một vấn đề lớn hơn ở đây là bài kiểm tra của FCC với SAR là không thỏa đáng. Bài kiểm tra này được thiết kế vào năm 1989 và đầu hình nhân được thử nghiệm trên phép đo tương đương với đầu của một người nặng 100 kg. Điều này không thể hiện được độ an toàn trong việc sử dụng của một người bình thường.
Mức độ ảnh hưởng của tai nghe không dây
Theo tiến sĩ Joel Moskowitz – một chuyên gia trong lĩnh vực bức xạ điện từ và ảnh hưởng của nó lên cơ thể con người, khi được hỏi liệu khoảng cách tiếp xúc rất gần với tai nghe không dây thì có tăng ảnh hưởng của sóng điện từ hay không, câu trả lời là “Có”. SAR của AirPods là khá cao vì đây là thiết bị Bluetooth.
Chỉ số SAR của iPhone Xs chỉ hơn tai nghe AirPods 10%, cho thấy sự ảnh hưởng khi sử dụng tai nghe là khá cao so với điện thoại
Trên trang web của vị tiến sĩ cũng có thể thấy, số SAR chính xác cho AirPods là 0.581W/kg ở bên trái, và 0.501 W/kg ở bên phải. Khi nghe cả hai tai lên đến 1.082 W/kg. Để so sánh rõ hơn, SAR của iPhone Xs là 1.19 W/kg, chỉ hơn 10% so với AirPods.
Tuy chỉ số này đại diện cho con số cao nhất có thể xảy ra trên lý thuyết và không phải là mức độ nhận được khi sử dụng thông thường, nhưng cũng đừng nên đánh giá thấp mức độ ảnh hưởng của tai nghe không dây, dù thiết bị được thiết kế để có thể đeo hàng giờ. Tất nhiên, mọi sản phẩm sử dụng đều được coi là an toàn hoặc ít nhất là kết quả thử nghiệm nằm trong giới hạn yêu cầu.
Vậy tai nghe không dây có an toàn hay không?
Tiến sĩ Moskowitz cho rằng không nên sử dụng tai nghe không dây. Cá nhân ông cũng không sử dụng vì ảnh hưởng của trường điện từ. Không phải chỉ mình ông, mà có cả một nhóm gồm hơn 240 nhà khoa học trên khắp thế giới đã ký đơn kháng cáo quốc tế với Liên Hiệp Quốc, kêu gọi tăng cường quy định và sự bảo vệ khỏi phơi nhiễm trường điện từ không ion hóa.
Video đang HOT
Mối quan tâm của các nhà khoa học đối với các thiết bị tạo ra trường điện từ bao gồm bộ định tuyến Wi-Fi cho tới màn hình. Hiệu ứng tích lũy từ tất cả những thiết bị xung quanh sẽ tăng nguy cơ gây hại đối với sức khỏe con người.
Mặc dù vậy, hiện vẫn chưa có bằng chứng thuyết phục nào về việc liệu tai nghe không dây có hại cho con người hay không. Một phần vì chưa có nghiên cứu nào về tác hại lâu dài của tai nghe không dây.
Có một quan niệm cho rằng ảnh hưởng của trường điện từ là quá yếu để có bất kì tác động đáng chú ý nào lên cơ thể con người, tức là người dùng có thể bỏ qua ảnh hưởng của chúng. Tất nhiên, các nhà sản xuất tai nghe cũng giữ lập trường như vậy. Như Samsung cho biết, tai nghe không dây Galaxy Buds của hãng đã được thiết kế để giảm thiểu mức độ hấp thụ, thậm chí là ở công suất tối đa để không tạo ra mức phơi nhiễm đáng kể.
Tạm kết
Tai nghe không dây chỉ tiện lợi hơn một chút so với tai nghe có dây. Nếu bạn là một người hay sử dụng tai nghe không dây, lời khuyên là nên chuyển sang tai nghe có dây. Tuy nhiên, việc sử dụng loại công nghệ nào vẫn phụ thuộc vào chính bạn. Vì bất kì hiệu ứng bất lợi nào do tai nghe không dây gây ra cũng chỉ là một phần rất nhỏ trong bức xạ điện từ bạn nhận được trong môi trường thế kỷ 21 ngày nay.
Nguồn: PhoneArena
Đánh giá tai nghe không dây SoundMAGIC E11BT - Trở lại với những điều căn bản
SoundMAGIC từ trước đến nay luôn hiểu được một điều tối quan trọng khi thiết kế một cặp tai nghe: Làm tốt những thứ quan trọng trước khi thêm các tính năng phụ trợ.
Khi đánh giá những cặp tai nghe không dây, mình đặt ra 4 tiêu chí: hoàn thiện đủ tốt, thời lượng pin không quá 'hẻo', giữ kết nối chắc chắn với nguồn và chất âm hài hòa, dễ nghe. Tưởng như những tiêu chí này là đơn giản, nhưng từ trước tới nay ít có cặp tai nghe nào đáp ứng đầy đủ được cả 4.
Có những sản phẩm thiết kế đẹp, nhiều tính năng nhưng cuối cùng nghe lại dở tệ (như cặp Padmate PaMu Scroll chẳng hạn). Ngược lại, có những tai nghe lại có chất âm tốt, nhưng do thiết kế phần thu nhận sóng kém nên liên tục bị ngắt nhạc khi nghe - như Sony WF-1000x, từ đó tạo ra trải nghiệm không hoàn thiện.
Trong công cuộc đi tìm một một cặp tai nghe không dây có chất lượng tốt, mình bắt gặp sản phẩm SoundMAGIC E11BT. SoundMAGIC từ trước đến nay đã có dày dặn kinh nghiệm trong việc thiết kế sản phẩm, ít có tai nghe nào của hãng làm người dùng thất vọng. Hơn nữa, E11BT lại được thiết kế dựa trên sản phẩm E11C đã nổi tiếng của hãng, nên đây trở thành một sản phẩm đầy triển vọng cho cả 4 tiêu chí nói trên.
Vỏ hộp SoundMAGIC E11BT khá lớn, vì đây là một cặp tai nghe dạng vòng cổ.
Mặt sau in chi chít những tính năng của tai nghe.
Hộp có thể mở ra bằng một lẫy nam châm, và người dùng có thể ngắm nhìn tai qua một cửa sổ bóng kính.
Phía trong hộp hãng lại in lại những tính năng đã ghi bên ngoài.
Tai nghe được đặt gọn gàng bên trong, xếp thành hình trái tim rất hợp với tông hồng mình dùng chụp hình!
Trong hộp, ta có hướng dẫn sử dụng, dây sạc micro USB, 2 bộ đệm tai và túi đựng bằng da. Đây là một cặp tai nghe thuộc tầm giá rẻ, nhưng đáng ra hãng cũng nên tặng thêm một vài bộ mút nữa để người dùng dễ lựa chọn.
Và đây là nhân vật chính: cặp tai nghe không dây SoundMAGIC E11BT. Hãng sử dụng thiết kế vòng cổ tay vì dây nối 2 bên hay không dây hoàn toàn.
Phần vòng cổ được làm bằng nhựa dẻo và rất nhẹ, nên đeo lên cổ không có cảm giác bị cấn. Ở 2 bên vòng là 2 viên pin, cung cấp cho E11BT thời lượng chơi nhạc 20 tiếng - rất ấn tượng cho một cặp tai nghe dạng Inear.
Theo mình điểm yếu của thiết kế E11BT đó là phần điều khiển. Phần này được làm bằng nhựa dẻo, nhìn khá rẻ tiền và cũng dễ dính bẩn, nhưng tai nghe có cũng là điều tốt rồi.
Phần đeo tai được lấy nguyên từ cặp E11C có dây, và cũng khá giống với cặp E10C được hãng sản xuất từ hơn 8 năm trước. Mặt ngoài tai nghe được tích hợp nam châm, giúp ta gắn chúng vào với nhau khi nghe.
Thông số kỹ thuật
- Màng loa Dynamic
- Dải đáp tuyến: 20Hz - 20kHz
- Độ nhạy: 100dB
- Trở kháng: 42
- Bluetooth v5.0
- Thời lượng nghe nhạc: 20 tiếng
- Thời gian sạc: 2.5 tiếng
- Trọng lượng: 25g
- Chuẩn chống nước IPX4
Đầu tiên ta phải nói về tính ổn định. Đây không phải là cặp tai nghe Inear không dây đầu tiên của SoundMAGIC, danh hiệu đó thuộc về cặp E10BT, thế nhưng sản phẩm này gặp lỗi về kết nối, thường mất tín hiệu với nguồn nên đã được hãng nhanh chóng thay thế bằng E11BT. Đến sản phẩm mới, hãng rút kinh nghiệm và sử dụng chuẩn Bluetooth v5.0 mới hơn chuẩn v4.1 trước đây, nên tính ổn định đã được cải thiện hơn nhiều.
Kèm theo đó, độ trễ của tai nghe với nguồn gần như bằng không, không thua kém gì những sản phẩm có dây. Mình có thói quen đeo tai nghe khi chơi game, và việc những âm thanh trong game (tiếng động, tiếng nhân vật, giọng chat của đồng đội) không bị trễ với hình ảnh trên màn hình là điều quan trọng, và E11BT đã làm được điều đó.
SoundMAGIC từ trước đến nay vẫn được mọi người khen là có chất lượng âm thanh tốt ở tầm giá rẻ, và sau khi trải nghiệm E11BT mình vẫn cho rằng điều này đúng đến thời điểm hiện tại. Tổng thể chất âm của E11BT sáng sủa và sạch, có hơi hướng nhẹ nhàng để nghe những bài nhạc chậm rãi.
Âm trầm của tai có lượng hơi nhỉnh hơn trung bình một chút, nhưng khác với những cặp tai nghe trên thị trường thì nhấn nhiều vào siêu trầm hơn là trầm trung (mid-bass), tạo ra độ nặng và rung mềm mại chứ không cứng và punchy.
Đây là một điểm khác biệt so với cặp tai nghe có dây E11C, vì sản phẩm này có lượng trầm tương đồng với phiên bản không dây, nhưng đồng đều từ trên xuống dưới. Kiểu chơi trầm mềm mại của E11BT khá hợp với những bài Jazz chậm rãi như She's not there - Christy Baron, nhưng với những bài có tiết tấu nhanh và cần tốc độ trống cao thì phiên bản có dây lại phù hợp hơn.
Ngược với kiểu giọng ca sĩ tiến gần với người nghe và có phần hơi chói của E10C, E11C và E11BT đều thể hện phần này nhẹ nhàng hơn. Giọng nữ ca sĩ Amber Rubarthtrong Wildflowers in the Graveyard hơi lùi nhẹ về phía sau tạo cảm giác nghe rất thoải mái. Điểm hay trong âm trung của cặp tai nghe này đó là mặc dù không tiến sát tới người nghe, nhưng ai vẫn thể hiện được độ chi tiết để giữ giọng luôn rõ ràng, không bị chìm so với những thành phần âm khác.
Dải âm được hãng làm nổi bật nhất đó là âm cao (treble), với lượng luôn luôn đầy đủ và không bị giảm âm lượng (roll off) khi lên cao. Các tiếng hi-hat trong bài Cry Me A River của Alexis Cole tơi, sạch sẽ, kiểm soát đủ tốt để không bị chói.
Điểm đáng khen của E11BT nằm ở cách tai nghe thể hiện âm trường. Không gian âm thanh của tai không bị tập trung quá nhiều vào giữa đầu người nghe, mà được dàn rộng sang 2 bên để không dính chùm vào nhau. Khó có thể nói đây là một âm trường 'ấn tượng', nhưng vừa đủ để người dùng cảm nhận được sự thoãng đãng của các bài Instrumental như album Up Close của Ottmar Liebert
Lời kết
Khác với... những bức ảnh được sử dụng trong bài viết này, SoundMAGIC E11BT là một cặp tai nghe đơn giản và không hề màu mè, không có thiết kế đẹp và những tính năng 'thời thượng' mà các cặp tai nghe không dây khác trên thị trường có.
Nhưng ngược lại, cặp tai nghe này làm được tốt nhất có thể những điều căn bản: hoàn thiện đơn giản nhưng bền bỉ, cảm giác đeo thoải mái, chất lượng pin tốt và trên hết là một chất âm có tính kỹ thuật tốt trong tầm giá.
Ưu điểm
- Chất lượng hoàn thiện tốt
- Có chuẩn chống nước IPX5
- Đeo thoải mái cả ở cổ và tai
- Thời lượng nghe nhạc rất tốt
- Chất âm nghe tạp nhẹ nhàng, độ chi tiết tốt
- Thuộc phân khúc giá rẻ
Nhược điểm
- Nút bấm điều khiển nhạc nhìn rẻ tiền
- Phần trầm hơi mềm, có thể không phù hợp với một số người
Theo GenK
Tháo tung AirPods 2: Nhiều keo, có thể thay pin, bản lề chắc chắn AirPods 2 là phiên bản tai nghe không dây mới nhất vừa được Apple ra mắt cách đây không lâu. Và để thỏa trí tò mò, ngay bây giờ mình sẽ gửi đến bạn những hình ảnh bên trong chiếc tai nghe này, để xem có gì thú vị không nhé! AirPods 2 có trọng lượng 4 g mỗi tai nghe, và hộp...