Sử dụng sách giáo khoa lớp 1 tại “ngôi trường đặc biệt”
Tại Trung tâm Hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập tỉnh (Trung tâm), sách giáo khoa (SGK) lớp 1 đã được sử dụng theo cách riêng để giảng dạy cho các em.
Xây dựng chương trình riêng
Trung tâm Hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập tỉnh là cơ sở giáo dục duy nhất trên địa bàn tỉnh sử dụng SGK tiếng Việt của bộ sách Cánh Diều. Đây là bộ sách dư luận phản ứng về những “hạt sạn” ngữ liệu được sử dụng.
Giáo viên Trung tâm Hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập tỉnh linh động điều chỉnh chương trình để phù hợp với năng lực của từng học sinh.
Phó Giám đốc Trung tâm Nguyễn Thị Nhi cho biết: “Thực hiện theo chỉ đạo của ngành, năm học 2020 – 2021, Trung tâm thực hiện chương trình giáo dục phổ thông và thay SGK mới lớp 1, nhưng có sự điều chỉnh cho phù hợp với năng lực của học sinh (HS). Riêng sách tiếng Việt, Trung tâm chọn bộ sách Cánh Diều. Đây là bộ sách có nhiều hình ảnh minh họa, trực quan, sinh động, phù hợp với đặc thù của HS trung tâm.
Theo cô giáo Nhi, sách Cánh Diều có một số từ ngữ không phù hợp, gây khó hiểu. Tuy nhiên, Trung tâm chỉ chọn những nội dung phù hợp và luôn linh hoạt thay thế những từ địa phương để trẻ dễ hiểu và tiếp thu bài. Giáo viên của Trung tâm xây dựng lại chương trình dựa vào khung chương trình của Bộ GD&ĐT dành cho trẻ khuyết tật, chương trình giáo dục phổ thông và khả năng của trẻ. Trung tâm có hai đối tượng chính gồm: Khiếm thính; khuyết tật trí tuệ và tự kỷ.
Video đang HOT
Ngoài chương trình giáo dục phổ thông, trung tâm xây dựng chương trình cho 3 môn đặc thù. Đối với các lớp khiếm thính thì có thêm các môn phát triển giao tiếp, ký hiệu ngôn ngữ, luyện nghe âm nhạc. Các lớp dành cho HS khuyết tật trí tuệ có thêm các môn kỹ năng tự phục vụ, kỹ năng xã hội và kỹ năng giao tiếp.
Toàn tỉnh có khoảng 94% trường học chọn sách giáo khoa tiếng Việt và Toán của bộ sách “Kết nối tri thức với cuộc sống”. Riêng sách tiếng Việt của bộ Cánh Diều chỉ có duy nhất Trung tâm Hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập tỉnh lựa chọn. Đến thời điểm này, tất cả các trường học có khối lớp 1 đều đang triển khai giảng dạy SGK mới. Sở GD&ĐT vẫn chưa nhận phản hồi của các trường học hay giáo viên về nội dung SGK lớp 1.
Linh hoạt trong giảng dạy
Trung tâm có tất cả 10 lớp với 10 chương trình cứng cụ thể. Trong quá trình giảng dạy, giáo viên dựa trên chương trình cứng đã được xây dựng lại để linh động điều chỉnh cho phù hợp với từng đối tượng HS. Cô giáo Võ Thị Kim Huệ, dạy lớp khiếm thính 1A cho hay: Học sinh khuyết tật không thể nắm hết chương trình giáo dục phổ thông nên giáo viên luôn phải điều chỉnh cho phù hợp với năng lực của các em.
Chẳng hạn ở hoạt động luyện tập, HS khiếm thính không thể đọc tiếng để nhận dạng các âm, thanh. Vì vậy, giáo viên cho các em tham gia hoạt động tìm âm trong tiếng để nhận dạng. Đối với môn Toán, giáo viên cũng chủ động bỏ những bài khó và thay thế những câu chữ đơn giản, dễ hiểu để trẻ làm bài”.
Tất cả các môn học đều được giáo viên Trung tâm linh động điều chỉnh để phù hợp. Riêng đối với bộ môn thể dục, HS khiếm thính phần đông yêu thích bộ môn này. Với các em khuyết tật trí tuệ và tự kỷ thì hạn chế trong bộ môn này. Giáo viên cho các em vui chơi là chính. Các trò chơi thường được giáo viên áp dụng cho học sinh như: Chạy tiếp sức, nhảy lò cò…
“Mỗi lớp chỉ từ 8 – 10 HS. Trong một lớp có nhiều đối tượng HS khác nhau, giáo viên phải có sự điều chỉnh phù hợp. Chẳng hạn đối với những em yếu, đi lại khó khăn thì giáo viên cho các em đi bộ, giữ thăng bằng và các động tác đơn giản”, thầy giáo Lê Thành Hưng, dạy môn thể dục chia sẻ.
Sau 2 vòng thẩm định, chưa có bản mẫu SGK Tiếng Việt 2 nào đạt
Tới nay, chưa có bản mẫu SGK Tiếng Việt lớp 2 nào được đánh giá Đạt. Được biết, có 3 bản mẫu gửi thẩm định gồm 2 bản thuộc bộ Kết nối tri thức với cuộc sống và Chân trời sáng tạo; bản còn lại thuộc bộ Cánh diều.
Tại buổi khai mạc Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa (SGK) lớp 2 chương trình giáo dục phổ thông mới diễn ra mới đây, ông Thái Văn Tài, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học (Bộ GD-ĐT) cho biết, Bộ đã nhận được hồ sơ đề nghị thẩm định của 4 nhà xuất bản (NXB), gồm NXB Giáo dục Việt Nam, NXB Đại học Sư phạm, NXB Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh, NXB Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh.
Theo đó, có 33 bản mẫu SGK của đầy đủ 9 môn học và hoạt động giáo dục lớp 2 đã được gửi về. Trong số này, môn Toán có 4 bản mẫu SGK; môn tự chọn Tiếng Anh có 8 bản; các môn còn lại (gồm tiếng Việt, Đạo đức, Tự nhiên - xã hội, Giáo dục thể chất, Âm nhạc, Mỹ Thuật, Hoạt động trải nghiệm) mỗi môn có 3 bản mẫu.
Ông Tài cho hay, hồ sơ đề nghị thẩm định bản mẫu SGK của 4 NXB đã được Vụ Giáo dục Tiểu học tổ chức rà soát, khẳng định tính đầy đủ, hợp lệ.
Được biết, SGK Tiếng Việt lớp 2 có 3 bản mẫu gửi thẩm định gồm 2 bản mẫu của NXB Giáo dục Việt Nam thuộc bộ Kết nối tri thức với cuộc sống và Chân trời sáng tạo; bản mẫu còn lại thuộc bộ Cánh diều của NXB ĐH Sư phạm TP.HCM.
Hiện, việc thẩm định sách giáo khoa 2 vòng của đợt đầu tiên đã kết thúc. Tuy nhiên, được biết, không có sách Tiếng Việt lớp 2 nào được đánh giá Đạt.
Sau 2 vòng của đợt thẩm định đầu tiên, chưa bản mẫu sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 2 nào được đánh giá Đạt. Ảnh minh họa: Thanh Hùng
Bộ GD-ĐT sẽ bắt đầu nhận hồ sơ đề nghị thẩm định sách giáo khoa đợt 2 của các tổ chức, cá nhân biên soạn sách giáo khoa thông qua đơn vị đề nghị thẩm định là các nhà xuất bản từ ngày 15/11 đến hết ngày 30/11/2020.
Các bản mẫu đáp ứng yêu cầu sẽ được Bộ trưởng Bộ GD-ĐT phê duyệt để các địa phương chọn và đưa vào sử dụng từ năm học 2021-2022 tới đây.
Liên quan đến việc biên soạn SGK, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Hữu Độ cho biết, để đảm bảo nâng cao chất lượng, Bộ GD-ĐT dự kiến trong thời gian tới sẽ tập trung vào việc kiểm soát quá trình thực nghiệm sách.
"Trước đây, các nhà xuất bản phối hợp với tác giả đi thực nghiệm. Nhưng tới đây sẽ có sự tham gia của Bộ GD-ĐT trong việc phối hợp chỉ đạo cùng các nhà xuất bản thì sẽ hiệu quả hơn", ông Độ nói.
Ngoài ra, trong thời gian sắp tới, Bộ GD-ĐT sẽ tăng cường khâu thẩm định nội bộ tại các nhà xuất bản. "Các nhà xuất bản trước khi gửi bản mẫu hoàn thiện lên Bộ thì đã phải tổ chức thẩm định sơ bộ. Chúng tôi muốn nâng cao chất lượng của các bản mẫu trước khi gửi lên hội đồng thẩm định quốc gia" - ông Độ nói.
Ngoài ra, ông Độ cho hay cần mở rộng đối tượng để có thể thêm các ý kiến đóng góp một cách rộng rãi hơn, từ đó chắt lọc nhiều ý kiến tốt cho quá trình chỉnh sửa.
Sách Tiếng Việt 1 Cánh Diều dùng 'thuật ngữ trừu tượng, tình huống gượng ép' Cơ quan giám sát của Quốc hội cho rằng, sách Tiếng Việt trong bộ Cánh Diều còn nhiều thiếu sót, chưa chuẩn; một số bài có nội dung và hình ảnh sử dụng truyện ngụ ngôn, phỏng dịch từ nước ngoài không phù hợp với tâm lý lứa tuổi và thiếu tính định hướng giáo dục... Sách Tiếng Việt 1 Cánh Diều dùng...