Sử dụng Omega 3 hợp lý
Axit béo Omega 3 là một trong những loại chất béo rất tốt cho cơ thể, chúng giúp giảm các nguy cơ về bệnh tim mạch, trầm cảm, mất trí nhớ. Vậy sử dụng Omega 3 như thế nào là hợp lý?
Cách sử dụng Omega 3 hợp lý. Đồ hoạ: Vy Vy
Omega 3 là một axit béo không no thiết yếu cho cơ thể. Mọi người cần bổ sung Omega 3 vì cơ thể con người không thể tự tổng hợp và tạo ra Omega 3 được. Có 3 loại axit béo omega 3 phổ biến nhất đó là Eicosapentaenoic axit (EPA), Docosahexaenoic ( DHA) và Alpha lipoic acid (ALA).
Hiện tại chưa có bất cứ một quy chuẩn nào về việc nên bổ sung bao nhiêu Omega 3 mỗi ngày. Các tổ chức y tế đưa ra các con số khác nhau, tuy nhiên sự chênh lệch là không đáng kể.
Nhìn chung, các tổ chức y tế đều đưa ra lời khuyên nên dùng tối thiểu 250 – 500mg mỗi ngày kết hợp giữa EPA và DHA cho người trưởng thành để duy trì sức khỏe tổng thể.
Tuỳ thuộc vào thể trạng của mỗi người và mỗi độ tuổi sẽ cần một lượng Omega 3 nhất định:
Người bị bệnh tim mạch: Theo một nghiên cứu đã thực hiện với 11.000 đối tượng có sử dụng kết hợp EPA và DHA 850mg/ngày trong 3,5 năm, khoảng 25% số này đã giảm các cơn đau tim và giảm 45% tỉ lệ tử vong đột ngột.
Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, những người mắc bệnh động mạch vành nên bổ sung kết hợp 1.000mg EPA và DHA mỗi ngày, trong khi những người có chỉ số triglyceride cao (chất béo trung tính) cần 2000-4000mg/ ngày.
Người bị bệnh trầm cảm, lo âu: Các nghiên cứu đã chứng minh rằng, dùng Omega 3 liều cao, từ 200- 2,200 mg/ngày có thể làm giảm các triệu chứng trầm cảm và lo âu.
Video đang HOT
Đối với các trường hợp bị rối loạn tâm thần, tâm trạng thì nên bổ sung lượng EPA cao hơn DHA.
Người bị ung thư: Hấp thụ nhiều Omega 3 hỗ trợ làm giảm nguy cơ mắc các bệnh như ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư ruột kết.
Đối với trẻ em và phụ nữ đang mang thai: Omega 3 rất quan trọng, đặc biệt là DHA. DHA đóng vai trò rất quan trọng cho phụ nữ trước, trong và cả sau thời kỳ mang thai. Ngoài liều lượng DHA mà bạn thường xuyên bổ sung, khi mang thai và cho con bú bạn cần bổ sung thêm 200mg DHA mỗi ngày. Các tổ chức y tế khuyến cáo nên cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bổ sung từ 50-100mg kết hợp EPA và DHA mỗi ngày.
Tác hại của việc ăn cá ươn, chuyên gia chỉ cách chọn cá tươi ngon
Theo các chuyên gia an toàn thực phẩm, cá là thực phẩm tốt cho sức khỏe, giàu chất béo, omega3, DHA các axit amin. Tuy nhiên, khi ăn cá cũng cần lưu ý nhiều điểm sau.
Không nên ăn cá ươn
Theo PGS.TS. Phan Thị Sửu - Hội Khoa học Kỹ thuật An toàn Thực phẩm Việt Nam, các loại thực phẩm từ cá đầu tiên phải đảm bảo yếu tố tươi ngon. Tươi ngon không chỉ là điểm chất lượng của cá mà nó còn đảm bảo không xảy ra ngộ độc thực phẩm do ăn cá ươn.
Bình thường, cá sống hoặc cá vừa đánh bắt thì không có vi khuẩn. Khi cá chết, hệ thống miễn dịch bị suy yếu và vi khuẩn được tự do sinh sôi phát triển. Nhất là các loại cá biển thì nguy cơ cá ươn nhiều hơn.
Trong quá trình bị phân rã sẽ tạo thành các axit hữu cơ gây mùi hôi và làm biến đổi màu sắc, thành phần đạm histidin. Chất đạm này chuyển hóa tạo thành axit amin độc có tên là histamin.
Khi vi khuẩn sinh sôi nhiều, lượng histamin cũng tăng lên theo và tích lũy trong thịt cá. Histamin rất nguy hiểm vì chịu được nhiệt, vẫn có thể gây độc dù đã được nấu chín.
PGS Sửu lưu ý, khi ăn cá không nên ăn ruột cá. Vì đây là bộ phận rất dễ nhiễm độc. Cá là loài ăn tạp thường nhiễm các loại độc tố kim loại nặng và vi sinh vật sống dưới nước hoặc ký sinh trùng như trứng sán, trứng giun và giun xoắn. Nếu trong quá trình làm cá không sạch độc tố có thể nhiễm vào cá ảnh hưởng tới sức khỏe.
Mang cá, đây là bộ phận không nên ăn bởi vì nó không có chất dinh dưỡng mà lại là nơi chứa nhiều chất độc. Trong quá trình trao đổi chất, những chất thải, kim loại nặng ở cá có nhiều trong thận, sau đó đến gan, mang, cơ của cá.
Bộ phận khác của cá đó là mật cá cũng không nên ăn. Các cơ quan y tế đã cấp cứu rất nhiều trường hợp bị ngộ độc mật cá vì nghĩ mật cá tốt cho sức khỏe, bồi bổ cơ thể.
PGS Sửu nhấn mạnh hiện chưa có tài liệu khoa học nào khẳng định việc nuốt mật cá có tác dụng chữa bệnh nhưng đã có nhiều ca cấp cứu ngộ độc do nuốt mật cá.
Ảnh minh họa.
Trong mật cá chứa nhiều tetrodotoxin có thể gây ức chế thần kinh dẫn đến tử vong. Vì vậy, khi làm cá cần hết sức chú ý tránh để vỡ mật cá, chất từ mật cá sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của cá. Bất kể cá to, cá nhỏ đều bỏ mật - PGS Sửu khuyến cáo.
Khi làm cá cũng cần chú ý lớp màng đen ở bụng cá vì nó làm cho thịt cá tanh hơn.
Thành phần của lớp màng đen này là chất béo, lysozyme và các vi khuẩn độc hại. Do đó, không nên ăn lớp màng đen này vì không có nhiều giá trị dinh dưỡng mà làm ảnh hưởng tới chất lượng của cá.
Bí quyết chọn cá tươi
Theo PGS Sửu, để chọn cá tươi ngon bà nội trợ hoàn toàn có thể nhìn được bằng mắt thường.
Cá tươi, da cá sẽ sáng trắng có hệ sắc tố óng ánh không biến màu, đối với cá không có vảy thì da trơn, sáng bóng. Cá ươn, da có màu trắng đục hoặc mờ đục, có hiện tượng xung huyết dưới da thành từng đám loang lổ.
Chất nhớt, vẩy cấn có dịch nhớt trong suốt như có nước, vẩy bám chặt, bóng trơn nhẵn. Không mua nếu nhìn thấy nhớt màu xám hặc hơi vàng, rất ít nhớt, vẩy bong từng đám.
Mắt cá, khi tươi mắt hơi lồi, giác mạc trong suốt, đồng tử đen, sáng. Nếu cá ươn là mắt phẳng hoặc lõm, giác mạc đục, đồng tử mờ đục. Nếu bị nhiễm độc nặng thì mắt cá có thể lồi hẳn ra ngoài.
Mang cá, mang có màu đỏ tối hoặc đỏ sáng, dịch nhớt trong mờ, bán mọt lớp mòng, không mùi, nắp mang khép chặt.
Cá ươn sẽ có mang nâu đỏ sẫm đến nâu nhợt, dịch nhớt mờ đục hoặc xám nhạt, có chất bẩn bám trên mang, tổn thương hoặc bị xơ, mòn mang.
Miệng cá, cá tươi miệng khép chặt còn cá ươn miệng há to.
Thân và bụng, cá tươi thân mềm, săn chắc, bụng phẳng, màu tự nhiên, hậu môn hơi thụt vào trong, màu hồng nhạt, không chảy nhớt.
Khi mổ cá nếu cá tươi nhìn rõ màng bụng sáng có độ bóng loáng, khó tách khỏi thịt, nội tạng nguyên vẹn.
Thịt cá nếu tươi khi nấu có màu sáng, trắng đến trắng ngà (tùy loài), dai nhưng mềm mại, đàn hồi tốt.
Nếu cá ươn, nấu lên sẽ màu trắng đục, bở, không có tính đàn hồi, không có mùi tanh tự nhiên, đôi khi xuất hiện mùi lạ.
Vừng trừ phong thấp, ích trí Vừng là một loại thức ăn ngon, bổ dưỡng, tuy dân dã nhưng có công dụng bảo vệ và tăng cường sức khỏe: hỗ trợ làm đen tóc tự nhiên, tốt cho hệ tiêu hóa, nhuận tràng, chữa khó tiêu. Vừng là nguồn cung cấp vitamin B và bổ sung canxi cho cơ thể, phòng chống bệnh tiểu đường, thoái hóa khớp và...