Sử dụng nhà tắm đừng làm 7 việc không tốt này, bạn không biết nó gây hại đến thế nào đâu
Trong quá trình sử dụng phòng tắm và nhà vệ sinh, có nhiều việc chúng ta thường làm theo thói quen, mà không biết những thói quen này là sai, có hại…
1. Không làm sạch bàn chải đánh răng
Lý do: Theo nhiều nghiên cứu khẳng định thì bàn chải đánh răng trung bình chứa khoảng 10 triệu vi trùng, bao gồm cả E. coli.
Nên làm: Một hoặc hai lần một tuần, hãy cho bàn chải của bạn vào lò vi sóng và quay trong 10 giây để khử trùng.
2. Dội nước bồn vệ sinh mà không đóng nắp
Lý do: Có thể bạn không biết nhưng các vi khuẩn trong bồn cầu có “khả năng siêu việt” là “bay” cao tới 25cm. Trong lúc bạn xả nước toilet, chúng còn có cơ hội bay cao hơn và thoát ra ngoài, bám vào các vật xung quanh.
Nên làm: Đậy nắp toilet xuống mỗi lần bạn xả nước, sau đó vệ sinh lại nắp toilet để tránh vi trùng có cơ hội bay khắp nhà tắm.
3. Chà xát quá mạnh sau khi tắm
Lý do: Chà xát cơ thể quá mạnh bằng khăn hay bất kì vật dụng nào khác cũng có thể làm cho da bị khô và mất nước. Nghiêm trọng hơn, nó có thể gây ra các bệnh lí khác trên da.
Video đang HOT
Nên làm: Lau khô người nhẹ nhàng bằng khăn mềm và có thể dùng thêm các loại kem dưỡng ẩm cho da sau đó.
4. Không vệ sinh bông tắm
Lý do: Bạn có biết rằng, trong khoảng 24 giờ, cơ thể bạn thải ra gần 1 triệu tế bào da chết. Và khi bạn dùng bông tắm, các tế bào da chết sẽ bám sang bông tắm. Nếu chỉ làm sạch với nước thông thường, một số vi khuẩn lẫn trong tế bào da chết đó có thể vẫn bám trụ lại được.
Nên làm: Hàng tuần, hãy làm sạch bông tắm của bạn với một dung dịch nước và chất tẩy rửa thích hợp.
5. Không rửa tay sau khi đi vệ sinh
Nên rửa tay với xà phòng để tiêu diệt vi khuẩn, nhất là sau khi đi vệ sinh và trước khi bạn chạm vào đồ ăn.
6. Để lại vết bẩn trên gương phòng tắm
Lý do: Vết bẩm trên gương trong phòng tắm sẽ tích tụ nhiều vi khuẩn bám chắc, rất khó loại bỏ.
Nên làm: Luôn giữ cho gương trong phòng tắm sạch sẽ bằng cách dùng khăn khô để lau hoặc dùng máy sấy để làm nóng trước khi lau.
7. Đi vệ sinh sai cách
Lý do: Ngồi không đúng tư thế khi đi vệ sinh có thể là yếu tố góp phần làm tăng nguy cơ bị bệnh trĩ và gây hại cho đường ruột.
Nên làm: Có thể dùng một chiếc ghế để kê dưới chân, người hơi nghiêng về phía trước để thuận tiện hơn.
Theo phunugiadinh
Biểu hiện thận ứ mủ
Tình trạng tắc đường dẫn niệu trong hoặc ngoài thận dẫn đến thận ứ nước. Bệnh thường gây tăng huyết áp, suy thận cấp và mãn tính.
Thận ứ mủ là gì?
Tắc nghẽn đường tiểu khi có hiện diện viêm đài bể thận có thể làm cho ứ đọng bạch cầu, vi trùng và những chất cặn trong hệ thống tiết niệu, dần dần có thể gây nên ứ mủ thận. Trong tình huống này, mủ trong một khối căng, bệnh nhân nhanh chóng thay đổi toàn trạng và trở nên nhiễm trùng. Vì thế nhận biết sớm tình trạng này và điều trị tình trạng nhiễm trùng cấp của thận, đặc biệt ở những bệnh nhân có tắc nghẽn, là một vấn đề quan trọng.Giống như áp-xe, mủ thận thường khiến bệnh nhân có sốt, lạnh run, đau lưng, mặc dù vài bệnh nhân sẽ không có triệu chứng. Mủ thận có thể do vi trùng từ nhiều nguồn khác nhau, như từ đường tiểu dưới ngược dòng lên hay từ đường máu.
Những dấu hiệu nhận biết thận ứ mủ
- Biểu hiện thận ứ nước tùy thuộc vào sự tắc nghẽn là cấp tính hay mạn tính, tắc một bên hay hai bên, vị trí tắc thấp hay cao, có nhiễm khuẩn kết hợp hay chỉ ứ nước đơn thuần. Nhiều trường hợp bệnh tiến triển âm thầm chỉ tình cờ phát hiện khi siêu âm hay khám sức khỏe định kỳ hoặc người bệnh đi khám vì nhiễm khuẩn tiết niệu, suy thận.
- Hay gặp nhất là đau mỏi, tức hông lưng do thận bị căng giãn. Đau thường khởi phát khu trú ở vùng mạng sườn hay hông lưng rồi lan xuống, ra sau. Có thể đau 2 bên nếu tắc nghẽn cả 2 bên và đau tăng lên khi có nhiễm trùng.
- Sốt rét run từng đợt khi có nhiễm khuẩn.
- Có thể bị rối loạn đi tiểu: tiểu buốt, tiểu lắt nhắt, tiểu máu, tiểu đục nếu có nhiễm khuẩn.
- Thận to là dấu hiệu thường gặp, có thể phát hiện được qua khám lâm sàng.
- Thay đổi số lượng nước tiểu: có thể tăng> 2 lít/ ngày, hoặc tiểu ít, vô niệu nếu tắc nghẽn niệu quản hoàn toàn cả hai bên.
- Tăng huyết áp: một số người bệnh có biểu hiện tăng huyết áp khi thận bị ứ nước, huyết áp chỉ tăng nhẹ hoặc trung bình.
- Trường hợp người bệnh đã có biểu hiện của suy giảm chức năng thận nặng và không hồi phục thì có thể có phù, da xanh, niêm mạc nhợt biểu hiện một tình trạng thiếu máu.
Phòng ngừa bệnh thận ứ mủ
Nếu mắc tiểu nên đi tiểu, không nên nhịn, nhất là phụ nữ, khi đi đường xa, chỗ đông người... Nên khám sức khỏe định kỳ hàng năm để phát hiện sớm bệnh.
Theo www.phunutoday.vn
Nhiễm khuẩn huyết: có thể tử vong chỉ với một vết xước nhỏ Nhiễm khuẩn huyết (nhiễm trùng máu) xảy ra khi vi trùng xâm nhập vào cơ thể, tiết ra chất độc dẫn đến suy đa cơ quan, rối loạn đông máu hoặc suy gan, suy thận... Chân của một em bé 3 tuổi bị nhiễm khuẩn huyết có nguy cơ bị cắt bỏ Các cơ quan bị nhiễm khuẩn do hệ miễn dịch của...