Sử dụng muối trong nấu nướng
Muối là một trong những gia vị quan trọng, là thành phần không thể thiếu trong hầu hết các công thức món ăn với khá nhiều công dụng: cải thiện hương vị, bảo quản thực phẩm, trang trí món ăn.
1. Cá và hải sản
Để làm cho cá và hải sản tươi ngon hơn sau khi mua về, hãy pha một muỗng canh muối biển vào 3 lít nước lạnh rồi cho thêm một ít đá lạnh vào nước muối. Ngâm cá vào dung dịch nước muối lạnh này khoảng 15 phút, sau đó lấy cá ra lau khô trước khi sử dụng chúng để chế biến các món ăn cần nấu.
Rắc một ít muối lên bàn tay trong quá trình cầm nắm cá sẽ giúp bạn giữ được cá chặt hơn, không lo bị tuột vì lớp chất nhờn bám trên da cá.
2. Những sản phẩm từ sữa
Cho một nhúm muối vào các loại sữa chua nguyên chất hoặc loại có mùi vị nhẹ sẽ làm cho hương vị của sữa chua thơm ngon hơn.
3. Trái cây và rau xanh
Để chần măng tây, nên cho thêm muối vào nước chần và đun sôi trong 5 phút. Phần đầu của cọng măng tây nên được xếp cùng chiều với nhau. (Các đầu bếp đều yêu cầu măng tây phải được đặt nằm thẳng trong nồi khi đun nấu.)
Sau khi cắt ớt, bạn nên rửa tay bằng nước xà phòng. Sau đó, tiếp tục ngâm tay vào nước muối pha loãng rồi rửa sạch. Đây là bí quyết giúp ngăn ngừa tinh dầu ớt có thể vương vào mắt, làm cay mắt.
Video đang HOT
Muối còn có khả năng tẩy sạch những vết bẩn bám trên rau xanh. Khi nhặt rau xong, bạn cho chúng vào chiếc rổ và đặt trong chậu nước hơi ấm rồi tiếp tục cho thêm một muỗng canh muối hạt vào. Dùng tay đảo đều rau và lắc mạnh rổ rau trong quá trình rửa. Sau đó, ngâm rau trong khoảng từ 20 đến 30 phút rồi mới vớt ra và rửa lại một lần nữa bằng nước sạch.
4. Muối thảo mộc
Muối thảo mộc là một loại gia vị có thể dùng cho nhiều món ăn như các món súp, hầm, rau xanh, gà và cá.
Cách làm muối thảo mộc như sau: băm nhuyễn một nắm lá thảo mộc tươi (lựa chọn loại thảo mộc tùy thuộc sở thích của bạn) rồi trộn chúng cùng với 1 chén muối. Cho hỗn hợp này vào cối và tiếp tục giã nát bằng chày từ 5 đến 10 phút.
Đun nóng chảo trên bếp lò và cho hỗn hợp muối thảo mộc này vào đảo đều tay cho đến khi muối tơi hoàn toàn, không bị kết dính hay vón cục nữa thì nhắc chảo ra khỏi bếp và để nguội. Bảo quản muối thảo mộc trong lọ kín hơi, tránh hơi nóng và ánh sáng trực tiếp.
5. Thịt
Muối có tác dụng ngăn ngừa nước thịt không bị ngả màu. Tuy nhiên, chỉ nên mêm muối vào các món thịt khi quá trình nấu đã được khoảng thời gian. Ngoài ra, bạn cũng có thể chờ cho đến khi món ăn đã được nấu xong thì mới nêm muối vào thịt. Điều này giúp món thịt có hương vị dịu nhẹ, không ngấm quá nhiều muối.
6. Nui, mì
Khi nấu hoặc trụng các loại nui, mì, việc cho muối vào nước dùng là điều cần thiết để làm tăng độ đậm đà cho nui, mì. Tuy nhiên, cần đợi cho đến khi nước sôi hoàn toàn thì mới nêm muối vào với liều lượng 2 muỗng canh muối cho mỗi 500g nui, mì. Nếu cho muối vào nước trước khi sôi, bạn sẽ phải mất nhiều thời gian để đun nước hơn.
7. Nước sốt
Trong quá trình băm hoặc giã tỏi để sử dụng cho nước sốt, bạn nên rắc thêm một ít muối. Muối sẽ hấp thu lượng nước do tỏi tiết ra và sẽ phân hủy trong quá trình đun nấu, giúp giữ được mùi thơm của tỏi trong nước sốt lâu hơn.
Theo PNO
Để thức ăn không bị dính nồi khi nấu nướng
Lớp thức ăn bị dính có thể cháy khét, không chỉ làm ảnh hưởng đến chất lượng món ăn mà còn khiến bạn phải tốn nhiều công sức để chùi rửa, vệ sinh nồi, chảo.
1. Giữ cho thức ăn không bị dính vào đáy nồi
Không sử dụng miếng bùi nhùi bằng kim loại để chùi rửa xoong, chảo vì chúng có thể tạo ra những vết xước nhỏ trên bề mặt đáy nồi, chảo. Từ đó, thức ăn sẽ bám dính chặt vào đáy nồi, chảo trong quá trình nấu nướng.
Những dụng cụ bằng kim loại không nên dùng chung với nồi, chảo làm từ chất liệu chống dính vì chúng có thể gây ra những vết trầy xước trên bề mặt của lớp chống dính.
Làm trơn nồi, chảo bằng gang hoặc thép carbon (thép không gỉ hay inox) trước khi sử dụng. Cách làm trơn nồi, chảo cũng khá đơn giản: bạn chỉ cần đun nóng chúng rồi cho một ít dầu ăn vào. Chờ cho đến khi dầu nóng lên thì nhấc nồi, chảo ra khỏi bếp và rửa sạch. Lặp lại việc tráng dầu ăn này từ hai đến ba lần. Nếu không được làm trơn đúng cách, bề mặt của nồi, chảo làm từ gang và inox sẽ bị dính nhiều thức ăn trong những lần sử dụng đầu tiên.
Thức ăn được nấu quá chín cũng sẽ có nguy cơ bị dính nhiều hơn.
2. Làm thế nào để ngăn ngừa tình trạng thức ăn bị dính vào đáy xoong, chảo?
Chọn mua các loại xoong, chảo có chất lượng tốt và có khả năng phòng ngừa tình trạng thức ăn tích tụ và bám dưới đáy.
Những chiếc xoong, chảo có đáy mỏng sẽ hấp thu sức nóng nhanh hơn, dễ làm cho thức ăn bị cháy và dính. Ngược lại, những dụng cụ nấu nướng có đáy dày hoặc xoong, chảo có khả năng chống dính cao sẽ giúp hạn chế tình trạng thức ăn bị dính vào đáy xoong, chảo.
Phần lớn các công thức hướng dẫn cách nấu món ăn đều sẽ chỉ rõ thời điểm bạn cần cho các nguyên liệu như dầu ăn, bột... vào. Tuân thủ đúng những hướng dẫn này sẽ giúp bạn hoàn thành tốt món ăn mà không phải lo nhiều về việc thức ăn bị dính.
Cần chắc chắn rằng những chiếc xoong, chảo đã được vệ sinh sạch sẽ trước khi bạn cần dùng chúng. Những lớp thức ăn cũ còn dính lại có thể bị cháy trong lần đun nấu tiếp theo và làm cho thức ăn tiếp tục bị dính nhiều hơn. Những vết đen trên xoong, chảo chính là dấu hiệu cho thấy thức ăn còn bám lại. Hãy lau chùi chúng thật sạch bằng dung dịch rửa chén không chứa chất mài mòn.
Nếu lo ngại thức ăn sẽ bị dính trong khi nấu, bạn hãy dùng thêm dầu ăn.
Cố gắng giữ thực phẩm ở nhiệt độ bình thường trước khi cho chúng vào xoong, chảo.
Đun nóng xoong, chảo trước khi cho thực phẩm vào, sau đó, cho một ít dầu ăn hoặc các loại chất béo khác vào. Khi dầu đã nóng mới tiếp tục cho thực phẩm vào. Tuy nhiên, trình tự này không được áp dụng đối với các loại xoong, chảo chống dính vì việc đun nóng chúng quá lâu mà không cho thực phẩm vào sẽ gây hại cho lớp chống dính.
Nếu thức ăn bị cháy, cần phải để cho xoong, chảo nguội hẳn rồi mới ngâm chúng vào trong nước nóng.
Theo Eva
Bí quyết luộc gà ngon, đẹp Luộc gà không khó, nhưng để có con gà luộc vừa ngon vừa đẹp mắt lại đòi hỏi nhiều bí quyết riêng. Chọn gà Với món luộc, chọn gà ta có da màu vàng nhạt tự nhiên và mỏng đều toàn thân, thịt săn chắc, phao câu nhỏ, mỡ vàng không nhiều ở phần cổ và phần đùi. Gà công nghiệp luộc thịt...