Sử dụng kết quả đánh giá, phân loại trong năm để sắp xếp, luân chuyển giáo viên
Kể từ năm học 2019-2020, cơ quan quản lý giáo dục các cấp sử dụng kết quả đánh giá, phân loại trong năm để sắp xếp, luân chuyển đội ngũ từ nơi thừa sang nơi thiếu, xem xét đưa vào đề án tinh giản biên chế, giải quyết có hiệu quả và hợp lý tình trạng thừa cục bộ tại một số đơn vị trên cùng địa bàn…
Ảnh minh họa/internet
Đây là một nội dung của giải pháp “Nghiêm túc thực hiện đánh giá cán bộ quản lý, giáo viên theo chuẩn và đánh giá công chức, viên chức” trong Đề án Sắp xếp các đơn vị sự nghiệp giáo dục gắn với nâng cao chất lượng đội ngũ các trường mầm non, phổ thông công lập tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2019-2025, định hướng đến năm 2030.
Giải pháp này cũng nêu rõ: Triển khai thực hiện có hiệu quả việc đánh giá Hiệu trưởng theo Thông tư 14/2018/TT-BGDĐT ngày của Bộ GD&ĐT ban hành quy định Chuẩn hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông; Thông tư 25/2018/TT-BGDĐT ban hành quy định chuẩn hiệu trưởng cơ sở giáo dục mầm non.
Kết quả đánh giá phải phản ánh đúng thực tế, làm căn cứ để hiệu trưởng tự đánh giá phẩm chất, năng lực, xây dựng kế hoạch rèn luyện, bồi dưỡng nâng cao năng lực lãnh đạo, quản trị nhà trường đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục; phó hiệu trưởng và giáo viên thuộc diện quy hoạch chức danh hiệu trưởng hoặc phó hiệu trưởng tự đánh giá, xây dựng và thực hiện kế hoạch rèn luyện, học tập nâng cao phẩm chất, năng lực.
Triển khai thực hiện đánh giá giáo viên các cơ sở giáo dục phổ thông theo Thông tư 20/2018/TT-BGDĐT của Bộ GD&ĐT ban hành quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông”; Thông tư 26/2018/TT-BGDĐT ban hành quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non”.
Việc đánh giá làm căn cứ để giáo viên tự đánh giá phẩm chất, năng lực chuyên môn đồng thời giúp để cơ sở giáo dục xây dựng kế hoạch bồi dưỡng phát triển năng lực nghề nghiệp của giáo viên, đáp ứng mục tiêu phát triển giáo dục của nhà trường, địa phương và của ngành.
Đồng thời, chấn chỉnh công tác đánh giá phân loại công chức, viên chức theo Nghị định 56/2015/NĐ-CP, Nghị định 88/2017/NĐ-CP của Chính phủ, Hướng dẫn số 773/HD-SGDĐT của Sở GD&ĐT theo hướng thiết thực và có chiều sâu, căn cứ vào kết quả thực hiện từng nhiệm vụ được giao trong năm học; làm rõ ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân hạn chế để công chức, viên chức phát huy ưu điểm và có biện pháp cụ thể khắc phục hạn chế.
Các cơ sở giáo dục chủ động xây dựng kế hoạch gắn với việc sử dụng các kết quả đánh giá để sàng lọc, đề xuất thực hiện tinh giản biên chế, xem xét đề nghị thuyên chuyển đối với giáo viên thừa theo quy định đồng thời xây dựng kế hoạch bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ tại đơn vị.
Kể từ năm học 2019-2020, cơ quan quản lý giáo dục các cấp sử dụng kết quả đánh giá, phân loại trong năm để sắp xếp, luân chuyển đội ngũ từ nơi thừa sang nơi thiếu, xem xét đưa vào đề án tinh giản biên chế, giải quyết có hiệu quả và hợp lý tình trạng thừa cục bộ tại một số đơn vị trên cùng địa bàn;
Sử dụng kết quả đánh giá để có kế hoạch sàng lọc những giáo viên không đủ điều kiện dạy tại trường THPT chuyên chuyển sang dạy ở các trường THPT khác theo quy định tại Thông tư 06/TT-BGDĐT của Bộ GD&ĐT ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của trường THPT chuyên.
Hải Bình
Theo giaoducthoidai
Video đang HOT
"Cảm động tấm lòng cô giáo không nghỉ hưu" gần 50 năm cho sự nghiệp trồng người
Cô giáo Trần Thị Thoa (huyện Chương Mỹ, Hà Nội) với 37 năm cống hiến cho sự nghiệp giáo dục, 11 năm nghỉ hưu dạy học miễn phí ở lớp học tình thương.
Gặp cô Trần Thị Thoa tại nhà riêng, đón tôi với nét mặt vui vẻ bên các cháu nội ngoại cô nở nụ cười tươi tắn, hiền hậu mời tôi vào nhà.
Cô nhanh nhẹn bật quạt mát và mời tôi uống nước rồi bắt đầu kể cho tôi nghe về câu chuyện nghề giáo của mình.
Từ những năm 1972 khi đất nước chưa được giải phóng, nam bắc chưa sum họp một nhà, cô giáo Trần Thị Thoa người con gái quê xã Đông Sơn, huyện Chương Mỹ, tỉnh Hà Tây cũ với tuổi đôi mươi tràn đầy nhiệt huyết bắt đầu đảm nhận công việc giáo viên lớp 1 Trường tiểu học Đông Sơn.
Theo như cô Thoa kể, tính đến ngày nghỉ hưu theo chế độ nhà nước cô có 37 năm gắn bó với Trường tiểu học Đông Sơn.
Trước khi nghỉ hưu 3 năm cô Thoa đã dạy học miễn phí cho các em học sinh khuyết tật ở lớp học tình thương ở chùa Hương Lan, xã Đông Sơn nơi cô sinh sống.
Cô giáo Trần Thị Thoa với 37 năm cống hiến cho sự nghiệp giáo dục, 11 năm nay sau nghỉ hưu cô vẫn dạy học miễn phí ở lớp học tình thương. Ảnh: Công Tiến
Trong ánh mắt đồng nghiệp cô luôn là một giáo viên có trình độ, viết chữ rất đẹp, có nhiều kinh nghiệm trong công tác giảng dạy, luôn gần gũi chia sẻ cùng đồng nghiệp những phương pháp giảng dạy tốt nhất để truyền đạt đến các em học sinh và đã góp phần tạo nên thành công chung của Trường tiểu học Đông Sơn trong những năm tháng cô Thoa còn công tác.
Cô Lê Thị Hòa giáo viên Trường tiểu học Đông Sơn có nhận xét: "Xuất phát từ lòng yêu nghề, sự nhiệt huyết, bản tính chăm chỉ cô Thoa nhiều năm liền đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp huyện và cấp tỉnh.
Từ khi chưa nghỉ hưu cô Thoa đã cùng tôi dạy ở lớp học tình thương miễn phí ở chùa Hương Lan, xã Đông Sơn. Hiện nay, cô Thoa đã nghỉ hưu và cũng dạy cùng tôi tới nay là 12 năm".
Không chỉ giỏi việc trường mà cô Trần Thị Thoa lại đảm việc nhà. Chồng cô Thoa đi bộ đội tham gia trực tiếp chiến đấu ở chiến trường, sau khi chiến tranh kết thúc ông về địa phương với nhiều vết thương trên cơ thể.
Gia đình đông con, đồng lương giáo viên ngày trước thì ít ỏi không đủ cho cuộc sống vì vậy ngoài thời gian trên lớp cô Thoa cũng phải làm rất nhiều ruộng và làm thêm nhiều nghề để duy trì cuộc sống...
Đã có thời điểm cô Thoa đã nghĩ tới việc sẽ chuyển nghề nhưng bằng tình yêu học sinh, yêu trường cô đã vượt qua mọi khó khăn của cuộc sống nuôi dạy các con ăn học trưởng thành. Hiện nay, gia đình cô Thoa cũng có con gái nối tiếp nghề giáo viên của mẹ.
Quỹ thời gian của mỗi con người là có hạn nhưng với thời gian công tác 37 năm trong sự nghiệp giáo dục trước khi nghỉ hưu thì cô Thoa cũng đã làm và đạt được rất nhiều thành tích như giáo viên dạy giỏi.
Biết bao cuộc thi giáo viên dạy giỏi cô vinh dự là người đại diện Trường tiểu học Đông Sơn đi thi "cô này năm ngoái dự thi rồi năm nay lại tham dự" cô Thoa nói trong nét mặt vui vẻ.
Chính từ sự chăm sóc, dạy bảo tận tình của cô giáo Trần Thị Thoa nhiều học sinh khuyết tật ở lớp học tình thương đã biết đọc và biết viết. Ảnh: Công Tiến
Cô nhớ lại và chia sẻ với phóng viên Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam về một kỷ niệm vui và rất đáng nhớ, cô nói:
"Năm 1992, cô được Ban giám hiệu Trường tiểu học Đông Sơn giao đại diện trường đi thi giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh.
Trước ngày thi cô vẫn phải cùng chồng đi cày ruộng trồng lạc, thầy hiệu trưởng nhìn thấy và nói: mai thi rồi mà hôm nay vẫn làm ở đây à cô Thoa...".
Hôm đó, tối về cô mới có thời gian tranh thủ soạn giáo án để ngày mai đi thi, " may sao năm đó cô đi thi lại đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi của tỉnh Hà Tây" cô Thoa cười tươi nói.
Chính từ sự chăm sóc, dạy bảo tận tình của cô giáo Trần Thị Thoa đã có biết bao thế hệ học sinh của quê hương Đông Sơn được khôn lớn, trưởng thành.
Góp thêm những vị ngọt cho đời
Với thời gian công tác 37 năm là giáo viên lớp 1 ở Trường tiểu học Đông Sơn, huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội cô Trần Thị Thoa được nhà nước cho nghỉ hưu năm 2009.
Dù được nghỉ theo chế độ nhà nước sống vui vẻ bên gia đình và con cháu nhưng cô giáo Trần Thị Thoa (sinh năm 1954) vẫn phát huy bản tính chăm chỉ, chịu khó và gương mẫu của một người giáo viên nhân dân.
Cô Thoa nói trong sự cảm động rằng: "Nhìn các con bị khuyết tật tôi thấy rất thương vì cũng là con người nhưng khi sinh ra các em lại không được bình thường như các cháu.Như thường lệ, dù đã nghỉ hưu và năm nay cũng đã 65 tuổi nhưng cứ tới thứ bảy, chủ nhật hàng tuần cô lại đạp chiếc xe đạp "cũ kỹ" từ ngày xưa của mình tới lớp dạy học cho các cháu khuyết tật, con nhà nghèo ở lớp học tình thương ở chùa Hương Lan, xã Đông Sơn.
Các cháu đã phải chịu thiệt thòi quá nhiều, tôi muốn làm điều gì đó để giúp các con biết chữ, mong sao giảm bớt nghiệp khổ cho các con để các con đỡ khổ...".
Ngày thường cô vui vẻ chơi bên các cháu nội ngoại để mẹ các cháu đi làm và cô còn nhận làm thêm mây tre đan thủ công xuất khẩu về nhà làm.
Cô nói: "Mỗi tháng vừa trông cháu nội ngoại giúp các con lại có thể làm thêm mây tre đan cho cô thu nhập thêm mỗi tháng khoảng 2 triệu - 3 triệu".
Nét mặt hiền lành, giản dị và tươi vui vừa trông cháu vừa thoăn thoắt làm đồ mây tre đan xuất khẩu tôi mới thấy tận mắt sự tài giỏi của cô.
Cô nói: " Ngày trước lương giáo viên không đủ sống, khi ấy cô còn trẻ cô cũng phải vừa dạy học lại phải một nắng hai sương làm thêm đủ thứ nghề và làm ruộng để nuôi gia đình".
Cô giáo Thoa giống như một "cô tấm" giữa thời bình, một tấm gương sáng cho con cháu trong gia đình và xã hội học tập.
Hàng tháng cô giáo Trần Thị Thoa vẫn đi dạy học miễn phí và nhận thêm làm đồ mây tre đan xuất khẩu tại nhà, trông cháu nội ngoại giúp các con. Ảnh: Công Tiến
Tiếp xúc với cô giáo Trần Thị Thoa mới cảm nhận rõ được sự đặc biệt đó là sự khiêm tốn, giản dị và thanh bạch...Đúng như câu nói: "Một đời thanh bạch chẳng vàng son".
Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng từng có một nhận định rất nổi tiếng: "Nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong trong tất cả các nghề cao quý".
Cái cao quý, cái vui vẻ, sự trẻ trung và cả những điều trăn trở, đam mê nó theo suốt cuộc đời của những người làm nghề giáo.
Với rất nhiều thành tích và công lao, cũng như những cống hiến thầm lặng của cô Trần Thị Thoa chúng ta có thể nói rằng cô chính là một tấm gương làm việc, cống hiến và tận tụy để các giáo viên khác học tập và noi theo.
Công Tiến
Theo giaoduc.net
Chúng ta có trong tay tất cả, bọn trẻ vẫn bị 'bỏ rơi'? Cùng với bệnh thành tích, sự tha hóa của văn hóa ứng xử học đường đang là nỗi đau nhức nhối của cả xã hội, đặc biệt là những ai tâm huyết với sự nghiệp giáo dục. Thời gian qua có rất nhiều ý kiến, bình luận phân tích mổ xẻ các nguyên nhân, nhằm trả lời cho câu hỏi: Bạo lực học...