Sử dụng hình hung thủ giết người minh họa cho nhân vật sử
Sự việc nghiêm trọng này xảy ra tại trường Tiểu học và THCS Phú Xuân (huyện Tam Nông, Đồng Tháp).
Chiều 22/4, ông Lê Phước Hậu – Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Tam Nông (Đồng Tháp) xác nhận thông tin trên là có thật.
Theo ông Hậu, đây là công trình măng non Trang sử hồng trường ta được phòng giáo dục và đào tạo huyện chỉ đạo các trường làm nhằm giúp các em học sinh hiểu rõ hơn về các nhân vật lịch sử, những tấm gương dũng cảm.
Trường trường Tiểu học và THCS Phú Xuân nơi xảy ra sự cố nghiêm trọng trên . Ảnh: Vietnamnet.
“Trong quá trình làm thì trường Tiểu học và THCS Phú Xuân đã nhờ 1 đơn vị in ấn hỗ trợ in hình ảnh và tiểu sử các nhân vật lịch sử, trong đó có anh hùng Lê Văn Tám. Tuy nhiên, có thể nhà trường đã để cơ sở in ấn tự lên mạng tìm thông tin và hình ảnh của nhân vật anh hùng Lê Văn Tám nên mới dẫn đến sự nhầm lẫn nghiêm trọng này. Chúng tôi đang xác minh để làm rõ vụ việc này” – ông Hậu cho biết.
Cũng theo ông Hậu, hình ảnh nhầm lẫn này đã diễn ra từ đầu năm 2015 đến nay, nhưng không ai biết đó là hình ảnh của tên tội phạm. Đến ngày 20/4, đoàn mô tô học bổng từ thiện từ Sài Gòn đến trường trao quà cho học sinh nghèo thì một số thành viên trong đoàn phát hiện ra ảnh tuyên truyền không phải là của anh hùng Lê Văn Tám nên thông báo cho lãnh đạo nhà trường.
“Hiện Phòng giáo dục và đào tạo huyện đã chỉ đạo nhà trường gỡ bảng tiểu sử này xuống. Đồng thời, chúng tôi cũng yêu cầu tất cả các trường trong huyện rà sót lại những bảng tiểu sử của các nhân vật lịch sử đang được treo. Đây là sự cố nghiêm trọng nên chúng tôi sẽ chỉ đạo xử lý phù hợp để không ảnh hưởng đến sự hiểu biết của các em học sinh đối với những nhân vật anh hùng lịch sử. Tuyên truyền về lịch sử phải đúng, chính xác, nếu không đúng sẽ bị phản tác dụng” – ông Hậu khẳng định.
Ông Nguyễn Văn Na – Chủ tịch UBND huyện Tam Nông cho biết, đã chỉ đạo phòng giáo dục và đào tạo huyện cho tháo gỡ bảng tuyên truyền này, đồng thời, chỉ đạo công an huyện vào cuộc điều tra, làm rõ vụ việc.
Video đang HOT
Bảng tiểu sử anh hùng Lê Văn Tám được lấy hình hung thủ giết người để minh họa. Ảnh: Vietnamnet.
“Tôi đã chỉ đạo phòng GD &ĐT huyện tháo gỡ các bảng tuyên tuyền sai này xuống và thu gom về phòng để xử lý. Đồng thời, yêu cầu Phòng phải chỉ đạo các trường rà soát lại trên địa bàn còn xảy ra trường hợp nào tương tự, có ai chỉ đạo và tham gia thực hiện các bảng tuyên truyền nội dung sai trái này không. Tôi đã đề nghị công an huyện vào cuộc để điều tra, làm rõ vụ việc” – ông Na khẳng định.
Theo tìm hiểu hình ảnh anh hùng Lê Văn Tám được trường Tiểu học và THCS Phú Xuân sử dụng là của Lê Văn Tấn (SN 1978, ngụ tại ấp Kênh 2A, xã Phước Lập, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang) – hung thủ giết người, hiếp dâm bé gái 7 tuổi.
Theo đó, trưa 30/1/1997, Tấn dụ bé Đ.T.N.C. cùng ấp ra gò đất ngoài ruộng để ăn dừa. Tại đây, Tấn đòi quan hệ nhưng C. không đồng ý và dọa sẽ nói việc này lại cho ông nội biết.
Sợ bị phát hiện, Tấn dùng tay bóp cho đến khi bé C. bất tỉnh, rồi giở trò đòi bại. Sau đó, Tấn kéo xác nạn nhân dìm xuống ao bùn phi tang. Cơ quan công an tỉnh Tiền Giang đã vào cuộc điều tra và bắt bắt được Tấn, sau đó y bị tuyên tử hình.
Theo Hoài Thanh/Vietnamnet
Làng game và câu chuyện đề tài lịch sử Việt Nam
Thị trường game nước ta đang ngày càng phát triển và dần được nhìn nhận như một ngành công nghiệp đầy tiềm năng và nỗ lực bắt kịp xu hướng thế giới. Từ đó, làng game Việt đang dần có chỗ đứng trong xã hội, trở thành một phương pháp tiếp cận lịch sử mới.
Khi những sản phẩm, phương tiện giải trí được sử dụng rộng rãi và tiếp cận đến đông đảo công chúng, cụ thể ở đây là game, thì nó hoàn toàn có thể trở thành một công cụ truyền thông hữu ích. Thực tế đã chứng minh, trên thế giới có nhiều tựa game tái hiện lại những bài học, nhân vật lịch sử, những trận chiến không ai có thể quên.
Tại Việt Nam, có không ít game đã và đang nỗ lực thực hiện hóa điều này, thế nhưng chúng đều không nổi bật và chưa thực sự được quan tâm. Thậm chí, có nhiều người cho rằng nên đưa phương pháp làm game về lịch sử Việt Nam vào làm một cách thức giảng dạy cho bộ môn Lịch Sử đậm tính truyền thống dân tộc này.
Thực trạng cho thấy số lượng học sinh đang "ngao ngán" với môn học Lịch sử ngày càng tăng bởi sự khô khan, khó nhớ, quá nhiều chi tiết, mốc thời gian... Theo một khảo sát nhỏ với một nhóm 210 học sinh ở Hà Nội do các giảng viên trường ĐH Giáo dục - ĐH Quốc gia HN thực hiện, hầu hết học sinh không hứng thú với môn Sử, trong đó hơn 1/3 trả lời là không thích. Hầu hết các em coi môn sử là môn phụ không cần học, nếu học chỉ để cho đủ điểm, không cần đọng lại gì trong đầu.
Vậy game Việt có thực sự là một giải pháp hỗ trợ cho giáo dục tiếp cận các em nhỏ một cách dễ dàng và hiệu quả hơn không? Thực tế, nhiều người Việt Nam có thể thuộc làu làu lịch sử Trung Quốc bởi sự quen thuộc và gắn bó qua những bộ phim, tựa game lịch sử, kiếm hiệp đầy màu sắc tái hiện sống động một quá khứ hùng tráng, đáng tự hào. Trong khi đó, với họ, lịch sử nước Nam chỉ tồn tại trong những cuốn sách giáo khoa dài dòng, khô khan.
Trên thực tế, làng game Việt không phải đón nhận ít sản phẩm có đề tài lịch sử Việt. Tuy chưa đạt được sự thành công vượt trội nhưng nhìn chung, game thủ và rộng hơn nữa là cả cộng đồng người Việt đều có phản ứng tích cực với những tựa game khai thác khía cạnh này. Riêng quá trình dựng nước, giữ nước của ông cha ta, các nhà phát triển game đã có được một mảnh đất vô cùng rộng lớn để phát triển những sản phẩm về cả chất và lượng, góp phần phục vụ cộng đồng game thủ nói chung và người Việt nói riêng hiểu sâu hơn về lịch sử nước nhà.
Thánh Gióng với hình ảnh bụi tre quen thuộc dùng để đánh tan giặc ngoại xâm năm xưa
Cũng giống như vậy, lớp trẻ từ độ tuổi trước đi học và đi học cấp 1 là một lứa tuổi đầu tiên và cần thiết để truyền đạt những giá trị lịch sử cốt lõi, để các em có thể hiểu và nắm vững được những giá trị cha ông ta để lại. Các bạn đã bao giờ đặt ra câu hỏi: "Tại sao bé có thể nhớ được hàng chục, hàng trăm tên nhân vật trong truyện tranh hay các con Pokemon một cách siêu phàm mà không nhầm lẫn như vậy chưa? Trong khi đó, những tên nhân vật lịch sử hay những mẩu chuyện đầy tự hào về họ, các bé lại không thể nhớ và phân biệt được?". Cùng với suy nghĩ như trên, NXS eWing Studio đã đem đến một làn gió mới cho ngành công nghiệp game Việt Nam với sản phẩm: Tia Chớp mang đậm tính nhân văn, lịch sử mà không kém phần giải trí, thú vị cho người chơi "thả phanh" khám phá.
Thánh Gióng được tái hiện đầy chân thực với phong cảnh đồng quê đậm chất dân dã Việt Nam
Trong phiên bản đầu tiên ra mắt, Thánh Gióng là hình ảnh đầu tiên được eWing đem đến cho cộng đồng game thủ. Hình tượng Thánh Gióng nhổ cây tre, cưỡi ngựa sắt đánh giặc ngoại xâm được khắc họa chân thực nhưng không kém phần gần gũi, dễ thương trong tựa game Việt Tia Chớp ngay khi ra mắt đã lập tức nhận được nhiều ý kiến ủng hộ, tò mò của người chơi. Trong các bản update tiếp theo, NSX đã lên tiếng xác nhận về các nhân vật lịch sử Việt tiếp theo sẽ đồng loạt xuất hiện kèm theo tên và thông tin cơ bản để đem lại cái nhìn chân thực, chuẩn xác nhất cho lịch sử. Vì đây là tựa game casual dễ thương, đầy sắc màu, phù hợp với mọi đối tượng kể cả những em nhỏ chưa đi học. Mong rằng Tia Chớp sẽ phần nào đem tới những giá trị lịch sử, bổ sung thêm về cái nhìn và kiến thức toàn diện hơn cho các em - mầm non tương lai của nước nhà.
Trải nghiệm và tiếp tục theo dõi thông tin của tựa game thuần Việt Tia Chớp tại:
Trang chủ: Tiachop.sohagame.vn
Fanpage: Fb.com/tiachop.sohagame
Group: Fb.com/groups/tiachop.sohagame
Theo Gamek
Giật mình khi học sinh nói: "Ông Nguyễn Du là ông Quang Trung" Clip phỏng vấn các em học sinh tại Hà Nội về vua Quang Trung - Nguyễn Huệ cho kết quả sửng sốt khi cả 7 học sinh được hỏi đều hiểu sai hoặc không biết về vị vua này. Ngày hôm qua, chương trình Chuyển động 24h của VTV phát sóng phóng sự "Báo động tình trạng thiếu hiểu biết kiến thức lịch...