Sử dụng gia vị cho trẻ ăn dặm đúng cách
Dùng gia vị đúng cách không chỉ giúp trẻ ăn ngon, mà còn góp phần tạo thói quen ăn uống khoa học. Bác sĩ dinh dưỡng Anh Nguyễn, Bệnh viện Hoàng Gia Worcester, Anh Quốc chia sẻ về việc lựa chọn gia vị cho bé ăn dặm.
Bác sĩ dinh dưỡng Anh Nguyễn, hiện đang công tác tại Bệnh viện Hoàng Gia Worcester, Anh Quốc.
Theo bác sĩ, đối với trẻ dưới 12 tháng tuổi, dù đã bắt đầu ăn dặm từ 6 tháng tuổi nhưng mẹ chỉ cần chế biến và giữ nguyên hương vị tự nhiên của các nguyên liệu. Phụ huynh không cần thêm các loại gia vị và có thể thêm dầu ăn vào bữa ăn cho trẻ.
Trẻ từ 12 tháng tuổi trở lên đã dần hoàn chỉnh hệ tiêu hóa và vị giác. Ở giai đoạn này, phụ huynh có thể nêm gia vị vào món ăn cho trẻ. Tuy nhiên, BS. Anh Nguyễn lưu ý rằng khẩu vị của trẻ sẽ nhạt hơn người trưởng thành rất nhiều.
Bên cạnh đó, nhiều bà mẹ còn băn khoăn khi sử dụng bột ngọt trong chế biến món ăn cũng như nêm nếm vào bữa ăn hằng ngày của trẻ.
Bột ngọt có thành phần chính là glutamate – một trong hơn 20 loại axit amin tồn tại phổ biến trong cơ thể người và các loại động, thực vật.
Giải thích về bột ngọt, BS.Anh Nguyễn cho biết, bột ngọt có tên khoa học là monosodium glutamate (MSG), trong đó glutamate là một trong hơn 20 loại axit amin tồn tại phổ biến trong cơ thể người và các loại động, thực vật. Khả năng của glutamate là tạo ra một vị đặc trưng là umami. Có thể hiểu vị umami là vị chất đạm hay vị ngọt thịt, hải sản, vị ngọt của rau củ quả.
Khả năng tạo vị umami được khám phá bởi GS. Kikunae Ikeda cách đây hơn 100 năm. Hầu hết thực phẩm chúng ta sử dụng hằng ngày đều chứa glutamate: các loại thịt (10 – 20mg/100g thực phẩm), sò điệp (140mg/100g thực phẩm) hay cà chua (250mg/100g thực phẩm).
Bên cạnh đó, bác sĩ cho biết, sữa mẹ dồi dào glutamate với 2700mg/100ml sữa mẹ. Có nghĩa là trẻ đã cảm nhận được vị umami ngay từ những giây phút đầu tiên của cuộc đời.
Glutamate dồi dào trong sữa mẹ – 2700mg/100ml sữa mẹ.
Video đang HOT
BS. Anh Nguyễn khẳng định, nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng bột ngọt không liên quan đến những triệu chứng khó chịu như khát nước hay dị ứng… Cho đến nay, không có bằng chứng nào cho thấy việc sử dụng bột ngọt gây ra các vấn đề sức khỏe khi sử dụng dưới dạng gia vị thông thường.
Ủy ban Tiêu chuẩn Thực phẩm (CODEX) cũng không xếp bôt ngot vào danh sach nhưng thực phẩm gây dị ứng (như đậu phộng, ngũ cốc có chứa gluten…). Bên cạnh đó, Cơ quan Quản lý Thuốc và Thực phẩm của Mỹ (FDA) và Hội đồng Thông tin Thực phẩm Châu Âu (EUFIC) cũng khẳng định bột ngọt an toàn như các loại gia vị khác khi sử dụng cho mọi lứa tuổi, bao gồm phụ nữ mang thai, cho con bú, kể cả trẻ em.
BS. Anh Nguyễn cũng nhấn mạnh, bột ngọt chỉ là một loại gia vị, nên sử dụng kết hợp với nhiều loại thực phẩm để tăng vị ngon cho món ăn. Nhìn chung, khi sử dụng thực phẩm hay những loại gia vị quen thuộc như đường và muối, liều lượng sử dụng vừa phải, hợp lý đều đóng vai trò quan trọng.
Đông y bật mí cách dùng nước gừng điều trị 12 bệnh thông thường hiệu quả ngay tại nhà
Có nhiều căn bệnh phổ biến trong cuộc sống hàng ngày có thể chưa phải dùng đến thuốc nếu như bạn biết đến những tác dụng tuyệt vời của nước gừng nóng. Đừng bỏ qua bí quyết này.
Nước gừng nóng có thể điều trị giảm nhẹ 12 bệnh thông thường
Theo quan niệm Đông y, gừng không chỉ là một loại gia vị phổ biến có thể kết hợp được với nhiều món ăn làm tăng hương vị và loại bỏ tanh, lạnh, mà đây còn là một vị thuốc chăm sóc và xử lý những vấn đề sức khỏe một cách tuyệt vời.
Có rất nhiều danh y Trung Hoa xưa đã coi gừng là một vị thuốc để dưỡng sinh, giúp họ giải quyết nhiều vấn đề sức khỏe trong suốt cuộc đời, thậm chí nhiều người dùng gừng như một bí quyết để sống khỏe mạnh và trường thọ.
Đã có rất nhiều tài liệu Đông y giới thiệu về tác dụng của gừng, bài viết này sẽ gửi riêng tới bạn công dụng của gừng nóng trên những căn bệnh cụ thể. Hy vọng bạn sẽ coi đây là một giải pháp đơn giản hỗ trợ xử lý một số triệu chứng xuất hiện bất ngờ.
Trong cuộc sống hàng ngày, nhiều người biết về bí quyết nếu đau bụng kinh và uống nước gừng đường nâu thì sẽ cải thiện triệu chứng nhanh chóng. Trên thực tế, hiệu quả của nước gừng nóng không dừng lại ở đó. Nó cũng có thể giúp điều trị 12 bệnh phổ biến như loét miệng, sâu răng, đau nửa đầu, say rượu...
Một bệnh nhẹ nào đó xuất hiện bất ngời trong cuộc sống là điều bình thường, cũng không cần phải vội vàng uống thuốc ngay sau khi bạn bị bệnh. Đơn giản chỉ cần uống nước gừng nóng có thể giải quyết nó.
Chúng ta hãy xem 12 bệnh phổ biến mà nước gừng nóng có thể điều trị:
1, Loét miệng:
Súc miệng bằng nước gừng nóng thay vì trà, 2 đến 3 lần một ngày, thường là 6 đến 9 lần để làm se vết loét. Nhẹ nhàng ngậm nước gừng ấm cũng sẽ hiệu quả chỉ sau mấy ngày.
2, Sâu răng:
Vào buổi sáng và buổi tối, nếu bạn kiên trì súc miệng bằng nước gừng nóng mỗi ngày một lần và uống thay nước trà nhiều lần trong ngày. Phương pháp này khá hiệu quả để bảo vệ răng, ngăn ngừa và điều trị sâu răng.
3, Đau nửa đầu:
Khi đau nửa đầu, bạn có thể ngâm cả hai bàn tay bằng nước gừng nóng trong khoảng 15 phút, cơn đau sẽ giảm hoặc thậm chí biến mất.
4, Say rượu:
Sử dụng nước gừng nóng thay vì trà để tăng tốc độ lưu thông máu và đào thải rượu trong cơ thể. Bạn cũng có thể thêm một lượng mật ong thích hợp vào nước gừng nóng để làm giảm hoặc loại bỏ cơn say.
5, Viêm nha chu, đau họng:
Súc miệng bằng nước gừng nóng thay vì trà, mỗi ngày 2 lần vào buổi sáng và đêm. Nếu bạn bị đau họng, hãy uống trà nóng với một chút muối thay vì trà, 2 đến 3 lần một ngày.
6, Mụn trứng cá trên mặt:
Sử dụng nước gừng nóng để rửa mặt mỗi ngày một lần, sáng và tối, trong khoảng 60 ngày, và mụn trứng cá sẽ giảm và biến mất. Phương pháp này cũng có tác dụng nhất định đối với những người có làn da bị tàn nhang và da khô.
7, Loại bỏ gàu:
Cắt miếng gừng ra thành từng lát mỏng, dẹt có bề mặt rộng, nhẹ nhàng chà tóc bằng gừng trước, sau đó gội đầu bằng nước gừng ấm nóng, có thể ngăn ngừa gàu hiệu quả. Ngoài ra, gội đầu bằng nước gừng nóng thường có thêm tác dụng nhất định đối với chứng hói đầu.
8, Huyết áp cao:
Khi huyết áp tăng, bạn có thể ngâm chân bằng nước gừng nóng trong khoảng 15 phút. Nước gừng nóng làm ướt chân, có thể khiến các mạch máu giãn ra theo phản xạ, khiến huyết áp tụt.
9, Đau vùng eo thắt lưng và vai:
Đầu tiên, thêm một chút muối và giấm vào nước gừng nóng, sau đó nhúng khăn vào nước này và chườm/lau vào khu vực bị ảnh hưởng/đau nhiều lần trong ngày. Phương pháp này có thể làm cho cơ bắp thư giãn, nhanh chóng giảm nhẹ hoặc loại bỏ khỏi căng thẳng, thư giãn cơ bắp và thúc đẩy lưu thông máu, có thể làm giảm đau rất nhiều.
10, Bệnh giun đũa:
Trước khi đi ngủ, nên cố gắng rửa khu vực xung quanh hậu môn bằng nước gừng nóng, sau đó uống 1 đến 2 cốc nước gừng nóng trong khoảng 10 ngày là có thể chữa khỏi bệnh giun đũa.
11, Có mùi hôi chân:
Ngâm chân trong nước gừng nóng, thêm một chút muối và giấm khi ngâm, ngâm khoảng 15 phút, lau khô, mùi hôi chân có thể nhanh chóng được loại bỏ.
12, Đau đầu do cảm lạnh:
Ngâm chân trong nước gừng nóng, tốt hơn là ngâm với mức nước cao tới vùng xương mắt cá chân.
Khi ngâm, thêm một chút muối và giấm vào nước gừng nóng, và liên tục thêm nước nóng cho đến khi bàn chân trở nên đỏ. Phương pháp này có hiệu quả trong điều trị cảm lạnh do phong hàn, đau đầu và ho một cách rõ ràng.
Trên đây là 12 bí quyết dùng nước gừng nóng trong xử lý các triệu chứng bệnh thông thường một cách hiệu quả, an toàn. Bạn có thể tự áp dụng tại nhà. Hãy lưu lại và chia sẻ cho bạn bè để mọi người có thể tham khảo, sử dụng khi cần thiết.
Thêm gia vị vào chế độ ăn uống để giúp tim đập dễ dàng hơn Bạn có biết rằng việc gia tăng thêm gia vị có thể giúp tim bạn đập dễ dàng hơn? Ăn gia vị như ớt, tỏi, quế có thể làm tăng lưu thông máu, tăng cường sự mạnh mẽ của mạch máu và làm giảm mảng bám động mạch - Ảnh minh họa: Shutterstock Có rất nhiều lý do tại sao bạn cần phải...