Sử dụng dung dịch súc miệng thế nào cho an toàn?
Dùng nước súc miệng trở thành thói quen của nhiều người. Tuy nhiên, chọn lựa loại nước súc miệng nào phù hợp và cách dùng sao cho hiệu quả lại là vấn đề mà mọi người cần lưu ý.
Chọn nước súc miệng
Nước súc miệng thường có các chất sát khuẩn (acid boric, kẽm sulfat, menthol, fluor…) pha chế dưới dạng dung dịch. Khi mua nước súc miệng, bạn cần kiểm tra hàm lượng cồn. Cồn có tác dụng làm cho hơi thở thơm tho nhưng nếu lượng cồn quá lớn thì đó có thể là nguyên nhân khiến cho bạn bị khô khoang miệng.
Bạn cũng cần chọn loại nước súc miệng có khả năng tiêu diệt vi khuẩn. Nước súc miệng chuẩn được các bác sĩ nha khoa khuyên dùng là loại có những thành phần hóa học như cetylpyridinium chloride, chlorhexidine, sanguinarine và phenolic. Chúng có tác dụng giảm vi khuẩn trong miệng, giúp hơi thở thơm tho trong vòng 8 giờ.
Hãy chắc chắn rằng loại nước súc miệng bạn chọn phải chứa thành phần flour vì đây là thành phần thiết yếu giúp cho răng chắc khỏe, loại trừ mảng bám và cũng được xem như chiếc “áo giáp” phòng ngừa chứng bệnh sâu răng. Khi sử dụng nước súc miệng, bạn nên chú ý tới hàm lượng fluor trong nước phải phù hợp, nhất là với trẻ em. Với trẻ dưới 3 tuổi, bạn không nên chọn nước súc miệng có fluor, trừ trường hợp em bé đang bị sâu răng nghiêm trọng. Do lượng cồn trong nước súc miệng cao nên tuyệt đối không cho trẻ em dùng nước súc miệng của người lớn.
Mặc dù có nhiều loại khác nhau nhưng nước súc miệng chỉ có tác dụng hạn chế sâu răng, sát khuẩn chứ không chữa được sâu răng hay làm trắng răng như một số người nhầm hiểu.
Nên dùng nước muối 0,9% súc miệng sau đánh răng buổi sáng, buổi tối
Cách dùng hiệu quả
Nước súc miệng không phải là vô hại và vẫn có thể gây những tác dụng phụ khi sử dụng. Bản thân nước súc miệng nếu dùng đúng cách sẽ rất tốt, giúp diệt được vi khuẩn có hại cho răng. Ngược lại, dùng quá nhiều, không theo chỉ dẫn sẽ diệt một số vi khuẩn có lợi, làm thay đổi môi trường cân bằng vùng miệng. Thậm chí có trường hợp còn gây ố răng, hư những mảnh trám răng, rối loạn vị giác, kích ứng miệng, lưỡi…
Video đang HOT
Cũng như kem đánh răng, bạn không nên lạm dụng nước súc miệng, chỉ dùng không quá 2-3 lần/ ngày. Với nước có chứa fluor, chỉ dùng 1 lần mỗi ngày. Do nước súc miệng chứa lượng cồn cao làm mất nước nên nếu sử dụng quá nhiều lần sẽ gây khô miệng. Tình trạng này kéo dài quá lâu có thể dẫn đến bệnh hôi miệng, tăng thêm tình trạng sâu răng… Ngoài ra, sử dụng thường xuyên và lâu dài, nước súc miệng có thể gây cảm giác nóng rát trong nướu, lưỡi…
Nước súc miệng không nên để trong thời gian quá lâu sẽ làm giảm tác dụng. Vì vậy khi chọn mua, bạn cần chú ý đến hạn sử dụng của nó.
Chỉ nên coi nước súc miệng là một “vũ khí” hỗ trợ kem đánh răng để làm sạch răng miệng và các mảng bám trên răng thay vì sử dụng nó để thay thế kem đánh răng. Nên ngậm khoảng 30 giây để nước súc miệng tiêu diệt các loại vi khuẩn trong khoang miệng. Sau khi dùng nước súc miệng, bạn không nên ăn hoặc đánh răng sau khoảng nửa giờ.
Lưu ý không được nuốt nước súc miệng. Có trường hợp cơ địa người dùng dị ứng với một chất nào đó trong nước súc miệng mà không biết. Tốt nhất, trước khi sử dụng bất cứ một loại nước súc miệng nào, nên xem thành phần, tác dụng. Nên chọn mua những loại có uy tín đã được cơ quan chức năng kiểm chứng chất lượng.
Các dung dịch súc miệng thường dùng
Dung dịch betadin: Khi vào cơ thể, chất iốt trong dung dịch này được giải phóng từ từ, có tác dụng sát khuẩn, chống nấm, làm mất mùi hôi. Dung dịch betadin súc miệng chỉ có nồng độ iốt 7%, thấp hơn dung dịch sát khuẩn ngoài da (10% iod) hoặc vệ sinh phụ nữ. Vì vậy, khi dùng betadin súc miệng, cần lựa chọn đúng nồng độ và chỉ nên dùng trong các trường hợp nhiễm nấm họng, bên cạnh việc sử dụng các thuốc diệt nấm đặc hiệu.
Dung dịch givalex: Là một chế phẩm được chỉ định rộng rãi trong viêm họng, viêm quanh răng, có tác dụng sát khuẩn, chống phù nề. Khi sử dụng, nên pha loãng 1/10 với nước ấm để tăng thêm hiệu quả vì trong thành phần của dung dịch còn có menthol, nếu dùng với nồng độ cao sẽ gây tổn thương niêm mạc họng.
Nước muối: Một số người quan niệm nước muối nồng độ càng cao thì sát khuẩn càng tốt. Thực ra, cơ thể luôn ở trạng thái pH trung tính nên nồng độ các dung dịch súc miệng có pH ở dạng toan hoặc kiềm đều không phù hợp, rất dễ gây tổn thương các tế bào.
Vì vậy, chúng ta nên sử dụng dung dịch nước muối ở nồng độ tương đương nồng độ của cơ thể, vừa giúp bảo vệ lớp tế bào niêm mạc họng vừa có tác dụng sát khuẩn. Nồng độ nước muối phù hợp là 0,9% (độ mặn tương đương nước canh). Nên dùng nước muối để vệ sinh răng miệng sau đánh răng buổi tối, buổi sáng.
Dung dịch listerin: Thành phần chủ yếu là thymol nồng độ 0,064% và một số hương liệu; có tác dụng sát khuẩn và chống phù nề nhẹ niêm mạc. Dung dịch này được chỉ định súc miệng ngậm trong 30 giây, 2 lần/ngày.
Dung dịch T-B: Thành phần chủ yếu là axít boric nồng độ 0,3%, tinh dầu quế, tinh dầu bạc hà, có tác dụng sát khuẩn nhẹ trong vệ sinh răng miệng.
Theo VNE
Dùng ca cao thế nào cho đúng
Ca cao không chỉ chống trầm cảm mà còn giúp giảm cân, bởi nó làm tăng sự trao đổi chất và cho phép cơ thể đốt cháy một lượng lớn calo.
Ca cao có nguồn gốc từ Trung Mỹ và Mexico, được phát hiện cách đây khoảng 3.000 năm. Trong tiếng Hy Lạp, ca cao có nghĩa là "thức ăn của các vị thần". Đầu thế kỷ 20, thức uống ca cao và chocolate đã trở thành một nét văn hóa ẩm thực đặc trưng của toàn châu Âu và phổ biến trên khắp thế giới.
Ca cao là cây xanh quanh năm, thân gỗ nhỏ, cao 4-8 m, sống trong điều kiện tự nhiên có thể cao 10-20 m. Quả thường to, dạng quả thay đổi.
Chocolate là hỗn hợp giữa ca cao và bơ ca cao, được cho thêm đường, sữa và những chất khác vào. Ảnh: dark-chocolate-life.
Tính chất vật lý và hóa học của hạt ca cao và các sản phẩm từ ca cao rất phức tạp. Chúng thay đổi tùy theo phẩm chất của hạt và phụ thuộc vào quá trình chế biến. Bột ca cao là phần nhân đặc của hạt được nghiền mịn, ép lấy bơ. Bơ ca cao là phần chất béo bên trong hạt được ép từ bột của hạt.
Chocolate là hỗn hợp giữa ca cao và bơ ca cao, được cho thêm đường, sữa và những chất khác vào, cuối cùng được đóng thành dạng những thanh. Chocolate đen là loại chocolate không pha thêm sữa. Chocolate trắng gồm đường, bơ ca cao, sữa hoặc bột sữa và vani. Chocolate trắng không chứa theobromine, nên nó có thể được dùng cho động vật nuôi như chó, mèo....
Thành phần hóa học của ca cao và những lợi ích cho sức khỏe
Ca cao giàu phytochemical là chất hoạt động sinh học (ví dụ như flavonoid và carotenoid) được cho là có lợi ích cho sức khỏe. Bột ca cao chứa nhiều hóa chất liên quan đến mức độ serotonin trong não, có tác dụng chống oxy hóa, giúp giảm sự hình thành các gốc tự do. Một số nghiên cứu cho thấy rằng, ăn ca cao điều độ, có thể hạ thấp huyết áp, phòng ngừa được ung thư.
Bơ ca cao được xem là một chất chống oxy hóa, có tác dụng trung hoà cholesterol trong máu nhờ ở hàm lượng cao acid stearic, không làm tăng cholesterol xấu (LDL), mà làm tăng cholesterl tốt (HDL), phòng ngừa nhồi máu cơ tim và tai biến mạch máu não.
Các nhà khoa học Đức kết luận rằng ăn 6 g chocolate hằng ngày sẽ giảm nguy cơ đau tim và đột quỵ đến 37%, cũng như làm giảm nguy cơ tử vong sau khi đột quỵ, cho phép máu lưu thông tốt hơn do sự hiện diện của chất flavanoid. Ngay cả những người đã trải qua cơn đau tim cũng sẽ hạn chế được khả năng tái phát nếu thường xuyên ăn chocolate.
Tiến sĩ Norman Hollenberg, giáo sư Y khoa ĐH Harvard cho rằng, ca cao thiên nhiên giàu flavanol có những lợi ích to lớn trong việc chữa trị hai căn bệnh động mạch vành tim và ung thư. Các nhà nghiên cứu Mỹ do tiến Sĩ Diane Becker dẫn đầu cũng chứng minh rằng ăn chocolate thường xuyên giúp giảm nguy cơ đông máu và tắc nghẽn các mạch máu, nguyên nhân gây những cơn đau tim. Chất flavonoid trong hạt ca cao có tác dụng tương tự như thuốc aspirine đối với bệnh tim mạch, làm giảm nguy cơ hình thành những cục máu đông.
Ca cao không chỉ chống trầm cảm mà còn giúp giảm cân, bởi nó làm tăng sự trao đổi chất và cho phép cơ thể đốt cháy một lượng lớn calo. Ngoài ra, chất theobromine trong đó còn làm cho cơ thể thấy no và ngăn chặn cảm giác thèm ăn.
Chất caffeine trong chocolate có tác dụng giúp tỉnh táo, theobromine và theophylline giúp kích thích cơ thể và tác động hiệu quả đến tâm lý, giảm bớt sự căng thẳng tinh thần, chống stress. Uống ca cao hàng ngày có thể nâng cao hiệu quả lao động trí óc, giúp cho người ta nhớ lại những số liệu trắc nghiệm về trí nhớ dễ dàng hơn, cải thiện được loại trí nhớ không gian, và tích lũy được các thông tin để tiếp tục xử lý sau này.
Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu không khuyến khích ăn nhiều chocolate, vì thức ăn này cũng chứa đường và bơ. Họ khuyến cáo nên ăn mỗi ngày 2 muỗng cà phê chocolate đen dưới dạng nguyên chất hay trích từ các hạt ca cao khô. Chocolate đen với liều thấp cũng đủ mang lại tác dụng chống đông máu, chứ không cần phải ăn nhiều. Các nhà khoa học cũng khuyến cáo rằng, để phòng ngừa bị tiểu đường hoặc béo phì, có thể chọn chocolate đen thay vì những thanh chocolate thông thường.
Bác sĩ Wahida Karmally, Trưởng khoa Dinh dưỡng của Trung tâm Y khoa ĐH Columbia cảnh báo, chocolate cung ứng chất béo bão hoà làm tăng lượng LDL (cholesterol xấu) có hại cho quả tim nếu không chọn đúng loại và "chocolate sẫm màu tốt cho sức khỏe hơn chocolate trắng hay chocolate sữa".
Lương y Đinh Công Bảy
Tổng Thư ký Hội Dược liệu TP HCM
Theo VNE
Ống men tiêu hóa uống dở, bảo quản thế nào Bé nhà tôi được 1 tháng 20 ngày, đang bị rối loạn tiêu hóa. Tôi cho bé uống men tiêu hóa Enterogermina, mỗi lần uống nửa ống, vậy nửa ống để lần sau uống tôi nên bảo quản như thế nào cho đúng? (Ngọc) Trả lời: Ảnh minh họa: Foxnews.com. Chào bạn, Bé 1 tháng 20 ngày nếu bú mẹ hoàn toàn rất...