Sử dụng điện thoại trong giờ học cần ý thức tự giác của học sinh
Đó là ý kiến của nhiều đại biểu đưa ra tại buổi tọa đàm “Học sinh được sử dụng điện thoại trong giờ học – Nên hay không?” do báo Tiền Phong phối hợp với Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng (HIU), Trường THPT Hùng Vương (TPHCM) tổ chức ngày 25/9.
Quang cảnh buổi tọa đàm. Ảnh T.D
Ông Trịnh Duy Trọng, Trưởng phòng Chính trị tư tưởng, Sở GD-ĐT TPHCM cho biết, từ trước đến nay các quy định của ngành không cấm học sinh sử dụng điện thoại di động nói riêng và các thiết bị công nghệ nói chung trong giờ học mà giao quyền và trách nhiệm cho mỗi giáo viên, nhà trường trong việc quản lý sử dụng. Trước khi Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT về diều lệ trường trung học cơ sở, trung học phổ thông ra đời, nhiều trường THCS và THPT trên địa bàn TPHCM đã cho phép học sinh sử dụng điện thoại di động trong giờ học theo sự cho phép và định hướng của giáo viên.
PGS. TS Trần Mạnh Hà, Phó hiệu trưởng trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng cho rằng, ứng dụng Công nghệ thông tin vào các lĩnh vực trong đời sống, giáo dục là không thể ngăn cản. Việc sử dụng điện thoại trong giờ học nên được xem là thiết bị hỗ trợ học tập cho học sinh.
Cô Lê Thị Phượng, Hiệu phó Trường THPT Nguyễn An Ninh (quận 10) bày tỏ, học online hiện nay đang là xu thế học tập mới trên thế giới. Hình thức học tập này đòi hỏi khả năng tự thân của học sinh và các biện pháp quản lý của giáo viên. Trong đó, kiến thức sách giáo khoa chỉ đáp ứng vừa đủ nhu cầu học tập của học sinh, khi cần mở rộng và chuyên sâu kiến thức học sinh cần các nguồn tài liệu học tập trên mạng. Vì vậy, tận dụng tiện ích của các thiết bị công nghệ là cần thiết và phù hợp tình hình thực tế hiện nay.
Đồng quan điểm, thầy Lê Quang Huy, Phó hiệu trưởng Trường THPT Hùng Vương (quận 5) cho rằng, trong thời đại kỹ thuật số, sử dụng thiết bị thông minh là nhu cầu tất yếu không thể phủ nhận. Vấn đề ở chỗ giáo viên cần giúp học sinh kiểm soát được thời gian sử dụng, làm chủ thiết bị chứ không phải bị thiết bị làm chủ, lôi kéo vào các mục tiêu không phù hợp.
Theo đại diện các trường trung học phổ thông chuyên Lê Hồng Phong, Nguyễn An Ninh, có một số tiết học tại các trường như tiết Anh văn ở trường Nguyễn An Ninh thì cho học sinh dùng điện thoại di động, hoặc như tại trường chuyên Lê Hồng Phong, một số tiết học cho học sinh dùng điện thoại mà các em cũng không có nhu cầu dùng, chỉ ghi nhận những chỗ nào không hiểu rồi về tra lại sau.
Ở góc độ học sinh, em Tống Ngọc Thảo My, học sinh lớp 12A10, Trường THPT Nguyễn An Ninh (quận 10) cho rằng, thời gian học trên trường không đủ nên cần học thêm online, rèn luyện kỹ năng tiếng Anh và trao đổi, thảo luận với bạn bè. Thỉnh thoảng em có kết hợp giải trí, chơi game, nghe nhạc và tán gẫu với bạn bè nhưng phần lớn thời gian vẫn tập trung vào việc học.
Video đang HOT
Tuy nhiên, cũng có nhiều ý kiến bày tỏ quan ngại về việc cho học sinh sử dụng điện thoại trong giờ học. Ông Trương Tiến Sĩ, Chủ tịch Hiệp hội Tư vấn du học ASEP cho biết: “Tôi có cơ hội tiếp cận với nhiều em học sinh bị nghiện điện thoại di động. Những em này thường không tập trung khi tham gia các hoạt động nhóm. Ở các trường đại học, những sinh viên bị buộc thôi học thì phần lớn là do nghiện game. Trên thế giới, phần lớn các nước tiên tiến đều cấm học sinh sử dụng điện thoại trong giờ học. Bởi cái lợi thì chưa biết được bao nhiêu nhưng cái hại thì rất lớn. Đến trường thì phải tương tác với bạn bè, giao tiếp với thầy cô”.
Đồng quan điểm, thầy Nguyễn Nguyễn Đình Độ- Hiệu trưởng trường THPT Thành Nhân cho biết, nước ngoài bây giờ cũng đang thiên về xu hướng nên cấm việc sử dụng điện thoại di động trong lớp học. Điển hình như Anh, Úc, Pháp… đã cấm học sinh sử dụng điện thoại di động từ tháng 8/2019. Mặt được là tăng cường kỹ năng làm việc nhóm, quản lý thời gian… Nhưng cái không được là học sinh bị phân tán tư tưởng, bị bắt nạt, xảy ra gian lận trong thi cử, làm hạn chế năng lực tiếp xúc với thế giới xung quanh.
Mặt khác, theo PGS. TS Lương Thị Ngọc Ánh, Trưởng bộ môn Giáo dục thể chất, trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng, con người không chỉ chăm lo sức khỏe về thể chất mà còn có sức khỏe tinh thần và sức khỏe xã hội. Khi Thông tư 32 ra đời, xã hội bắt đầu “sôi”, tất cả thầy cô, cha mẹ đều lo lắng. Thực tế cho thấy, khi sử dụng điện thoại di động quá nhiều, sẽ bị ảnh hưởng rất lớn về sức khỏe tinh thần, thể chất, mất đi sức khỏe xã hội và làm cho con người dễ vô cảm. Học sinh cũng không ngoại lệ.
Do đó, để sử dụng điện thoại di động một cách hiệu quả nhất, theo các chuyên gia, quan trọng nhất là tính tự giác của học sinh, sau đó mới tới sự quản lý của giáo viên.
Ông Lê Thắng Lợi, Phó Giám đốc Trung tâm Phát triển GD-ĐT phía Nam, Bộ GD-ĐT cho biết, Thông tư 32 tạo cơ sở pháp lý giúp nhà trường, giáo viên sử dụng điện thoại để tra cứu thông tin phục vụ việc giảng dạy. Còn việc sử dụng như thế nào, tùy vào các trường. Lãnh đạo Bộ GD-ĐT đã có phát ngôn chính thức về vấn đề này, bởi nó liên quan đến thế hệ tương lai của đất nước. Trước khi đưa ra quyết định này, Bộ GD-ĐT đã tham vấn các nhà chuyên môn, chuyên gia… rất kỹ.
Theo chuyên gia giáo dục toàn cầu Tô Thị Diễm Quyên, hiện nay trên mạng có rất nhiều app quản lý điện thoại (cài đặt sẵn thời gian sử dụng, nếu quá thời gian đó điện thoại sẽ tự tắt để nhắc nhở người sử dụng) và hầu hết phần mềm đều miễn phí. Một cách làm khác, giáo viên có thể quy định học sinh tập trung tất cả điện thoại di động vào đầu giờ, khi cần sử dụng mới phát lại cho các em để tránh việc bị lạm dụng. Ngoài ra, nên có một khóa tập huấn để giáo viên nâng cao kỹ năng quản lý học sinh sử dụng điện thoại di động.
Quy định cho phép học sinh sử dụng điện thoại di động cần được hiểu thế nào cho đúng?
Thông tư 32 về điều lệ trường THCS, THPT, trong đó có quy định "Học sinh được sử dụng điện thoại trong giờ học, nhưng chỉ phục vụ học tập, với sự đồng ý của giáo viên..." đã gây nhiều tranh cãi trong dư luận.
Nhiều người ủng hộ cho rằng, việc cho học sinh sử dựng điện thoại trong giờ học phục vụ trong học tập là cần thiết, phù hợp với xu thế công nghệ 4.0... nhưng cũng rất nhiều người phản đối nội dung này, bởi cho rằng sẽ gây ra nhiều hệ lụy khó lường...
Sáng 25-9, Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng và Báo Tiền phong phối hợp tổ chức Tọa đàm "Học sinh được sử dụng điện thoại trong giờ học - Nên hay không?".
Quang cảnh buổi tọa đàm
Phát biểu tại tọa đàm, PGS.TS Nguyễn Thị Hoài Phương, Trưởng bộ môn Luật, Đại học Quốc tế Hồng Bàng cho biết, không nên hiểu quy định theo Thông tư 32 về Điều lệ trường THCS, THPT do Bộ GD-ĐT ban hành là cho phép học sinh sử dụng điện thoại di động một cách thoải mái trong giờ học. Thay vào đó, quy định mới trao quyền chủ động cho giáo viên trong việc quản lý và định hướng học sinh sử dụng điện thoại hiệu quả, đúng mục đích.
PGS.TS Nguyễn Thị Hoài Phương đề xuất các trường có thể triển khai thí điểm trong phạm vi một lớp học, một bộ môn, từ đó nhân rộng ra toàn trường chứ không nên thực hiện đồng loạt.
Thầy Nguyễn Đình Độ, Hiệu trưởng Trường THPT Thành Nhân (quận Gò Vấp) nêu ý kiến, khi gõ cụm từ khóa "có nên sử dụng điện thoại di động trong giờ học hay không?" trên công cụ tìm kiếm google, kết quả tra cứu cho thấy hiện nay trên thế giới đang tồn tại nhiều ý kiến tranh cãi trái ngược.
Một mặt, điện thoại di động mang lại nhiều tiện ích cho người học như tiết kiệm thời gian, tra cứu thông tin nhanh chóng, tăng kỹ năng quản lý thời gian, song mặt khác cũng có một số ảnh hưởng tiêu cực như phân tán tư tưởng người sử dụng, là một trong những nguyên nhân gián tiếp dẫn đến hiện tượng bị bắt nạt trên mạng xã hội, gian lận thi cử, bệnh trầm cảm, khiến người sử dụng hạn chế khả năng tư duy và giao tiếp với thế giới xung quang.
Hiện nay, một số quốc gia trên thế giới như Anh, Úc, Pháp đã cấm học sinh sử dụng điện thoại di động trong lớp học. Một số quốc gia khác cho học sinh sử dụng một thời gian sau đó cấm do gặp khó khăn trong vấn đề quản lý.
Học sinh Trường THPT Nguyễn Du (quận 10) sử dụng điện thoại di động để tra cứu thông tin trong giờ học
Đại diện Sở GD-ĐT TPHCM, ông Trịnh Duy Trọng, Trưởng phòng Chính trị tư tưởng, cho biết từ trước đến nay các quy định của ngành không cấm học sinh sử dụng điện thoại di động nói riêng và các thiết bị công nghệ nói chung trong giờ học mà giao quyền và trách nhiệm cho mỗi giáo viên, nhà trường trong việc quản lý sử dụng.
Trước khi Thông tư 32 ra đời, nhiều trường THCS và THPT trên địa bàn TPHCM đã cho phép học sinh sử dụng điện thoại di động trong giờ học theo sự cho phép và định hướng của giáo viên. Thông tư 32 ra đời không mới so với thực tế triển khai ở các trường nhưng là một hướng mở, tạo cơ sở pháp lý chính thống cho các trường triển khai và quản lý hiệu quả.
Ở góc độ khác, cô Lê Thị Phượng, Hiệu phó Trường THPT Nguyễn An Ninh (quận 10) bày tỏ, học online hiện nay đang là xu thế học tập mới trên thế giới. Hình thức học tập này đòi hỏi khả năng tự thân của học sinh và các biện pháp quản lý của giáo viên. Trong đó, kiến thức SGK chỉ đáp ứng vừa đủ nhu cầu học tập của học tập, khi cần mở rộng và chuyên sâu kiến thức học sinh cần các nguồn tài liệu học tập trên mạng. Vì vậy, tận dụng tiện ích của các thiết bị công nghệ là cần thiết và phù hợp tình hình thực tế hiện nay.
Đồng quan điểm, cô giáo Đặng Ngọc Trâm Anh, trợ lý thanh niên Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong (quận 5) nêu ý kiến, trước khi quy định cho phép hay không cho phép học sinh sử dụng điện thoại di động cần tìm hiểu các em có nhu cầu sử dụng hay không? và sử dụng trong môi trường, hoàn cảnh nào phù hợp? Đơn cử, giáo viên này dẫn chứng hiện nay quy định ở Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong là không cho phép học sinh sử dụng điện thoại di động trong các buổi tọa đàm, chuyên đề học tập có mời diễn giả, chuyên gia phát biểu nhằm tránh sự phân tán và thiếu tập trung của học sinh.
Theo chuyên gia giáo dục toàn cầu Tô Thị Diễm Quyên, hiện nay trên mạng có rất nhiều app quản lý điện thoại (cài đặt sẵn thời gian sử dụng, nếu quá thời gian đó điện thoại sẽ tự tắt để nhắc nhở người sử dụng) và hầu hết phần mềm đều miễn phí. Một cách làm khác, giáo viên có thể quy định học sinh tập trung tất cả điện thoại di động vào đầu giờ, khi cần sử dụng mới phát lại cho các em để tránh việc bị lạm dụng.
Danh Trí Nhân, học sinh lớp 11A1, Trường THPT Hùng Vương (quận 5) thú nhận, em chủ yếu sử dụng điện thoại di động để tra cứu tài liệu trên mạng, trao đổi nhóm qua các dự án học tập nhưng thỉnh thoảng cũng hơi sa đà vào các phần mềm chat, chơi game.
Tống Ngọc Thảo My, học sinh lớp 12A10, Trường THPT Nguyễn An Ninh nêu ý kiến tại tọa đàm
Còn Tống Ngọc Thảo My, học sinh lớp 12A10, Trường THPT Nguyễn An Ninh (quận 10) cho rằng, thời gian học trên trường không đủ nên cần học thêm online, rèn luyện kỹ năng tiếng Anh và trao đổi, thảo luận với bạn bè. Thỉnh thoảng em có kết hợp giải trí, chơi game, nghe nhạc và tán gẫu với bạn bè nhưng phần lớn thời gian vẫn tập trung vào việc học.
Thầy Lê Quang Huy, Phó hiệu trưởng Trường THPT Hùng Vương (quận 5) cho rằng, trong thời đại kỹ thuật số, sử dụng thiết bị thông minh là nhu cầu tất yếu không thể phủ nhận. Vấn đề ở chỗ giáo viên cần giúp học sinh kiểm soát được thời gian sử dụng, làm chủ thiết bị chứ không phải bị thiết bị làm chủ, lôi kéo vào các mục tiêu không phù hợp.
Học sinh dùng điện thoại trong lớp: Đừng mượn danh đổi mới! Việc cho phép học sinh sử dụng điện thoại di động trong giờ học khiến nhiều phụ huynh lo ngại và cho rằng vội vàng, thiếu thuyết phục Bạn đọc Thi Thu nêu ý kiến: "Cho con đem điện thoại đến trường, thầy cô sẽ không thể quản được; bố mẹ thì lo lắng, sẽ không yên tâm làm việc. Suốt ngày ở...