Sử dụng đá mi xây dựng để làm giá đỗ, mẹ đảm khiến hội chị em “mắt chữ A miệng chữ 0″ khi nhìn kết quả
Giá đỗ của chị Uyên khi “ra lò” vừa trắng mập, ít rễ, ăn lại giòn ngon khiến hội chị em không khỏi trầm trồ.
Những ngày giãn cách ở nhà, chị em nội trợ thi nhau làm giá đỗ để tạo thêm 1 nguồn cung thực phẩm sạch, giàu dinh dưỡng cho gia đình. Phải nói rằng, ai cũng khéo tay, chẳng thế mà có rất nhiều ý tưởng làm giá đỗ hay, bổ ích được chị em chia sẻ rầm rộ lên mạng xã hội.
Mới đây chị Hải Uyên (42 tuổi) – đến từ Lâm Đồng đã chia sẻ 1 bí quyết mới, vô cùng độc đáo khi làm giá đỗ. Khác với cách làm của mọi người, mẹ đảm này lại sử dụng đá mi (loại đá nhỏ được sử dụng làm vật liệu xây dựng) để trồng giá.
” Cách làm giá đỗ này do mình tự nghĩ ra thôi. Một lần đi tập thể dục, thấy nhà kia đang xây dựng, có đống đá mi. Thế là 1 ý tưởng mới lại lóe lên trong đầu mình. Sau đó, mình xin họ 1 ít đá về và thử làm giá 2-3 lần, đều cho kết quả mỹ mãn. Chính vì vậy mình mới tự tin chia sẻ cho mọi người ” – Cô vợ đến từ Lâm Đồng cho hay.
Giá đỗ của chị Uyên khi “ra lò” vừa trắng mập, ít rễ, ăn lại giòn ngon khiến hội chị em không khỏi trầm trồ. Đặc biệt cách làm giá này không phải tưới nước mỗi ngày!
Cùng tham khảo cách làm giá đỗ của mẹ đảm Lâm Đồng này nhé!
1. Nguyên liệu & dụng cụ làm giá đỗ
- 100 -150gr đỗ xanh (chọn đỗ mẩy, sạch, loại bỏ những hạt mốc, bị vỡ hoặc bị sâu…).
- Đá mi được rửa sạch sẽ
- 1 tấm lưới sạch
- Bao dứa
- Túi đen
- Vật nặng để chèn giá đỗ
2. Ngâm đỗ xanh
Đỗ xanh rửa sạch, sát nhẹ chút vỏ sau đó ngâm nước ấm chừng 4-5 tiếng. Nhiệt độ nước tầm 30-40 độ C. Sau khi ngâm đỗ xong thì rửa nhẹ lại 2-3 nước, tránh làm tuột vỏ đỗ.
Video đang HOT
3. Sơ chế đá mi
Đá mi rửa sạch, sau đó cho vào thau, đổ nước sấp mặt là được.
4. Trải đều đỗ xanh lên mặt lưới
Dùng tấm lưới trải lên mặt đá, sau đó cho đậu đã ngâm lên mặt lưới. Lưu ý: Không nên trải dày đặc làm giá đỗ khó phát triển, dễ bị úng hoặc chỉ tập trung trải một chỗ.
Dùng bao dứa nhúng qua nước phủ lên mặt đỗ xanh.
Lấy 1 cái khay vừa với miệng thau đặt lên, sau đó để vật nặng lên khay.
Phủ bao đen để góc nhà đợi 3 ngày 3 đêm là thu hoạch, không cần phải tưới nước mỗi ngày nhé!
5. Thu hoạch
Giá sau 3 ngày “ra lò” vừa trắng mập, lên đều tăm tắp.
Rễ rất ít chỉ cần nhấc miếng lưới, dùng dao xén hết phần rễ dưới lớp lưới đi là xong!
Thành quả sau gần 3 ngày làm giá đỗ:
Giá đỗ của mẹ đảm Lâm Đồng vừa trắng vừa mập, ít rễ, ăn giòn ngon.
1 số lưu ý làm giá đỗ bằng đá mi:
- Nước đổ vào đá mi không cần quá nhiều, chỉ cần 1 lượng gần bằng lớp đá là được.
- Trước khi làm giá đỗ mọi người cần lựa chọn đỗ xanh hạt đều, mẩy và mới, không bị mọt.
- Nhiệt độ thích hợp cho giá phát triển là từ 20 độ C đến 25 độ C.
- Giá đỗ không ưa sáng nên cần đặt ở dưới gầm bếp hoặc trong nhà tắm, những nơi ít ánh sáng là được.
Chúc mọi người thành công với cách làm giá đỗ này nhé!
Mùa dịch ở nhà làm giá đỗ theo cách này, không cần ra chợ vẫn có giá lớn mập mạp
Trước khi ủ, vò đỗ và đãi qua nước để làm mỏng vỏ, loại bớt những hạt đỗ hỏng. Sau đó mới ngâm đỗ vào nước nóng để đỗ nở, rửa sạch và ủ.
Trước đây, người ta thường làm giá đỗ theo cách truyền thống là làm bằng khăn xô, khăn giấy hay lá tre. Nhưng giờ đây các bà các mẹ nội trợ lại có cách làm giá đỗ tại nhà bằng các loại dụng cụ phong phú. Cách làm này không những vẫn "cho ra lò" những mẻ giá ngon, mập mà còn đơn giản, phù hợp cho những ngày đang giãn cách xã hội vừa thiếu rau lại không được đi ra ngoài.
1. Chọn đỗ xanh thế nào để có giá ngon?
- Chọn nguyên liệu là đậu xanh ta, hạt nhỏ, chắc, bùi, không sử dụng thuốc kích thích. Đậu xanh Trung Quốc tuy hạt to nhưng không ngon bằng đậu ta.
- Trước khi ủ, vò đỗ và đãi qua nước để làm mỏng vỏ, loại bớt những hạt đỗ hỏng. Sau đó mới ngâm đỗ vào nước nóng để đỗ nở, rửa sạch và ủ.
- Trung bình 1- 1,5kg đỗ, sẽ cho 10 - 13kg giá. Mỗi lần chỉ nên ủ 100g đỗ xanh, vừa đủ cho cả nhà ăn. Muốn ăn lần sau lại ủ tiếp để luôn có giá đỗ tươi.
- Nếu ủ giá hơn 3 ngày, thân đỗ có màu tím và có rễ, có lá mầm. Ăn sẽ đắng. Có thể ủ tiếp cho mọc thành rau mầm, cắt bỏ rễ, ăn sẽ hết đắng.
2. Cách làm giá đơn giản từ vỏ hộp sữa
Chuẩn bị
- 100g đỗ xanh
- Nước ấm.
- Hộp sữa 1-2 lít, bạn cần mở miệng hộp và rửa sạch phần sữa thừa và để gáo nước. Dùng dao hoặc kéo nhọn chọc nhiều lỗ nhỏ dưới đáy hộp để thoát nước.
Cách làm
Bước 1: Đậu xanh rửa sạch dùng cái chậu nào vừa đựng 100g đậu và cho nước âm vào ngập để ngâm đậu xanh để qua đêm.
Bước 2: Sau khi đậu xanh đã được ngâm đẫy và nứt vỏ đổ toàn bộ vào hộp sữa đã chuẩn bị.
Bước 3: Bạn chọn nơi thoáng mát để trong vòng 4-5 ngày, mỗi ngày tưới 2 lần sáng và tối. Sau mỗi lần rửa lại dùng cặp nhíp kẹp kín miệng hộp lại.
Đến ngày thứ 5 các mẹ có thể thu hoạch giá, lúc này giá dài khoảng 4-5 cm và trồi khổi miệng hộp. Cuối cùng chỉ cần cắt dọc theo chiều hộp và đỗ giá ra và rửa sạch lại với nước.
Ngoài ra, nếu trong nhà bạn có chai thủy tinh không dùng đến cũng có thể tận dụng làm theo cách sau:
- Rửa sạch đỗ xanh thật kỹ, ngâm qua đêm (cho đỗ xanh nứt vỏ). Rửa lại lần nữa rồi vớt ra rổ để ráo.
- Cho đỗ vào hũ thủy tinh, đổ nước cho ngập đỗ trong vài phút rồi chắt hết nước ra. Để hũ ở nơi tối (càng tối càng tốt) để đỗ không bị quang hợp. Mỗi ngày, cho đỗ uống nước 2 lần, mỗi lần vài phút. Rồi chắt hết nước ra, đặt hũ đỗ lại vào chỗ tối.
- Sau 3 ngày lấy ra đãi sạch vỏ là có giá sạch để ăn.
Mẹ Sài Gòn "mếu máo" vì làm giá đỗ lại hay bị ra lá, đây chính là 2 nguyên nhân ít người biết Cách làm giá đỗ không bị ra lá đơn giản như thế nào mời bạn đọc tham khảo 2 nguyên nhân sau để tránh đừng mắc phải. Câu hỏi: Vì sao mình làm giá đỗ lần nào cũng ra lá. Ban đầu nghĩ là do để lâu quá vì mình để 3 ngày 3 đêm. Vậy nên lần làm giá sau mình đã...