Sự đồng hành quý giá
Mới đây diễn ra Chương trình ‘Chia sẻ cùng thầy cô’ năm 2022.
Ảnh minh họa Internet.
Chương trình do Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam phối hợp với Bộ GD&ĐT và Tập đoàn Thiên Long tổ chức.
Với sự tài trợ của tập đoàn Thiên Long, mỗi giáo viên tiêu biểu đang công tác tại vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng khó khăn được tặng sổ tiết kiệm trị giá 10 triệu đồng, cùng nhiều phần thưởng giá trị khác. Trước đó, Danisa đã thực hiện chương trình “Cùng Danisa tri ân người trồng cây, chung tay trao laptop”. Rất nhiều giáo viên vùng khó được nhãn hàng này trao tặng máy tính để thuận tiện hơn trong tiếp cận công nghệ và dạy học.
Đảng, Chính phủ luôn dành sự quan tâm đặc biệt, coi công tác giáo dục và đào tạo là một trong những quốc sách hàng đầu, ưu tiên đầu tư phát triển giáo dục ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, dân tộc thiểu số và các đối tượng thuộc diện chính sách. Tuy vậy, do nguồn lực hạn chế, giáo dục ở các vùng này vẫn còn bộn bề khó khăn. Theo đó, những người gieo chữ phải “đứng mũi chịu sào”, chịu bao gian khổ…
Tại buổi gặp mặt 68 gương giáo viên tiêu biểu công tác ở vùng khó mới đây, câu chuyện của thầy giáo Sùng A Trừ ở xã Chế Tạo, địa bàn xa nhất của huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái khiến nhiều người rưng rưng nước mắt. Thầy Sùng A Trừ kể: “Có những học sinh ở thôn, bản, cách xa điểm trường đến 6 – 7 tiếng đồng hồ đi bộ đường núi, đường rừng. Tôi và các đồng nghiệp vẫn đến nhà từng em để tuyên truyền, động viên phụ huynh cho con em tới trường để học cái chữ, được vui chơi với bạn bè”. Chỉ riêng việc vận động đưa trẻ đến trường thôi, hành trình của thầy cô đã biết mấy gian nan.
Chuyện thầy Sùng A Trừ không phải là cá biệt. Trên mỗi miền rẻo cao, nơi xa xôi của Tổ quốc, vẫn còn đó những nhà giáo lặng thầm vượt qua bao khó khăn mỗi ngày để đưa trẻ tới trường, để gieo chữ với hy vọng tương lai trẻ vùng khó sẽ tươi sáng hơn. Trong mỗi câu chuyện của thầy cô, luôn đau đáu những ước mong cho học trò của mình, từ bữa cơm, chiếc chăn ấm đến việc làm sao các em có giờ học ứng dụng công nghệ xuyên quốc gia, biên giới; có thể thụ hưởng chất lượng học tập tốt nhất.
Để thầy cô vợi bớt khó khăn, vững tâm bám trụ gieo chữ ở vùng khó, bên cạnh đầu tư của Nhà nước, rất cần sự chung sức, đồng hành của xã hội. Không chỉ Thiên Long, Danisa, những ngày này có rất, rất nhiều tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân có hoạt động thiết thực hướng đến tôn vinh, tri ân và chăm lo cho nhà giáo, đặc biệt là nhà giáo vùng khó khăn.
Video đang HOT
Trước thềm 20/11, một gia đình ở TPHCM cũng đã kịp bàn giao 2 nhà công vụ cho giáo viên Trường Mầm non và Trường Tiểu học & THCS Hướng Việt, huyện Hướng Hóa, Quảng Trị, thay cho căn nhà công vụ cũ đã xuống cấp do thiên tai lũ lụt. “Chúng tôi hy vọng các thầy cô giáo và học sinh sẽ vơi bớt khó khăn, thử thách trên hành trình chinh phục đỉnh cao tri thức”, đại diện nhà tài trợ cho biết.
Thế mới biết cộng đồng, xã hội vẫn luôn trân trọng công lao, cùng hướng về và chia sẻ với gian khổ hy sinh của nhà giáo với mong muốn thầy cô có thêm nhiệt huyết trên con đường đã chọn. Sự đồng hành này thật sự quý giá. Mong rằng sẽ có nhiều hoạt động đồng hành hơn nữa, không phải chỉ riêng dịp 20/11, để góp phần chăm lo, biểu dương, tôn vinh các thầy cô, phát huy tinh thần chia sẻ của cộng đồng đến đội ngũ, nhất là những người gieo chữ nơi miền khó.
Giáo viên mong 'giải' chuyện tiền lương, đổi mới soạn giáo án
Các giáo viên chia sẻ những nguyện vọng tại cuộc gặp mặt 'Chia sẻ cùng thầy cô' năm 2022 do TƯ Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam phối hợp với Bộ GD-ĐT và tập đoàn Thiên Long tổ chức hôm nay.
Đây được coi như diễn đàn để các thầy cô giáo trao đổi về những vấn đề còn trăn trở, khó khăn.
Thầy Kim Thành Phong (Trường THPT Trà Cú, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh) chia sẻ, ngôi trường mình đang dạy học đóng ở địa bàn vùng sâu vùng xa, có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, còn nhiều khó khăn về cơ sở vật chất, tỷ lệ học sinh bỏ học khá cao.
Thầy Phong nêu bất cập về chế độ tiền lương khi dù các thầy ở vùng khó khăn, nhưng trường lại không thuộc diện xã đặc biệt khó khăn được hưởng chính sách.
"Mức lương của giáo viên trẻ như tôi phần nào mới chỉ đáp ứng được cuộc sống của bản thân. Còn nếu để nuôi sống gia đình cũng như có con đi học thì chưa thể đảm bảo", thầy tâm sự.
Thầy Kim Thành Phong, Trường THPT Trà Cú, tỉnh Trà Vinh
"Hy vọng Nhà nước sẽ có thêm nhiều chính sách hỗ trợ giáo viên đang công tác tại vùng sâu, vùng xa hơn nữa. Tôi không mong mỏi được tăng lương ngay, nhưng mong có nhiều những chương trình hỗ trợ để các thầy cô an tâm công tác và hạn chế thấp nhất tình trạng giáo viên xin thôi việc vì không đảm bảo điều kiện về kinh tế".
Còn thầy Nguyễn Duy Khánh (Trường THPT chuyên Hùng Vương, Phú Thọ) nhắc đến việc làm sao để người giáo viên cảm thấy được trân trọng, được bảo vệ, chia sẻ sau rất nhiều câu chuyện trên mạng xã hội và vị thế không còn được như xưa.
Trong công cuộc chuyển đổi số, thầy Khánh mong rằng sẽ được áp dụng ở các cấp quản lý từ bộ, sở đến trường để số hóa các tài nguyên trên nền tảng số.
"Thay vì những giáo án hàng trăm trang giấy phải in ra hằng năm, có thể không cần phải in ra nữa, vừa tiết kiệm thời gian cho các thầy cô, vừa tiết kiệm nguồn nguyên liệu, bảo vệ môi trường, các cấp quản lý chỉ cần quản lý trên máy tính, trên phần mềm là đủ. Không chỉ vậy, khi có giáo án online, bài giảng điện tử thì các giáo viên có thể tiếp tục cập nhật thông tin liên tục", thầy Khánh nói.
"Cũng nhiều giáo viên chia sẻ với tôi về chuyện thi đua, khen thưởng. Cứ mỗi lần các thầy cô muốn đạt được một thành tích nào đó thì phải in một loạt bằng khen, giấy khen, minh chứng sáng kiến kinh nghiệm, công trình nghiên cứu... Trong khi những việc đó hoàn toàn có thể được quản lý trên không gian mạng, thậm chí còn đảm bảo tính chính xác hơn", thầy Khánh nói. Thầy mong rằng chuyển đổi số không chỉ dừng lại ở việc "hô khẩu hiệu" mà biến thành những hoạt động thực tế trong thời gian tới.
Thầy Nguyễn Duy Khánh (Trường THPT chuyên Hùng Vương, Phú Thọ).
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Hoàng Minh Sơn cho hay, lãnh đạo Bộ thấu hiểu những khó khăn, những chia sẻ của các thầy cô.
"Ngành giáo dục tác động đến từng gia đình, đến mọi thành phần trong xã hội, tác động rất lớn. Vì vậy, kỳ vọng của người dân, xã hội, của lãnh đạo Đảng và Nhà nước ngày càng lớn. Trong khi ngành giáo dục phải gánh vác một trách nhiệm, nhất là trong thời kỳ đổi mới chương trình khi thiếu nhiều thứ về đội ngũ, cơ sở vật chất, chế độ nhà giáo, phương pháp giảng dạy...
Đổi mới đã là khó khăn, đổi mới ngành giáo dục càng khó hơn nữa. Đổi mới ngành giáo dục trong lúc các nguồn lực hạn hẹp như vậy thì càng đặc biệt khó...
Chính vì vậy, chúng tôi rất chia sẻ với tất cả các thầy cô, đặc biệt với những thầy cô đến từ vùng sâu, vùng xa, điều kiện kinh tế xã hội khó khăn".
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Hoàng Minh Sơn
Theo ông Sơn, trong điều kiện của Nhà nước và từng địa phương, Bộ GD-ĐT luôn cố gắng đề ra những cơ chế chính sách để đề xuất với Đảng và Chính phủ cũng như đề nghị các địa phương quan tâm giáo dục.
Về chế độ chính sách đối với nhà giáo, ông Sơn cho hay, Bộ trưởng GD-ĐT đã nhiều lần có ý kiến về việc này và đề xuất với Quốc hội, Chính phủ. "Chắc chắn trong thời gian tới, đặc biệt là giáo viên mầm non, tiểu học sẽ có những chế độ theo hướng tốt hơn, ngoài việc tăng mức lương cơ bản chung của toàn quốc. Đây là một nỗ lực lớn của ngành", ông Sơn nói.
Ông Sơn cho biết, Bộ GD-ĐT sẽ ghi nhận tất cả các ý kiến của các thầy cô và sẽ có những hành động cụ thể.
"Bản thân tôi trước khi là cán bộ quản lý cũng từng là nhà giáo. Cả hai bên gia đình tôi đều là nhà giáo, vợ tôi cũng đang dạy tiểu học. Cho nên những khó khăn của thầy cô, không chỉ những khó khăn được trình bày tại đây mà những khó khăn trong cuộc sống hàng ngày, cá nhân tôi rất thấu hiểu".
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam gặp gỡ đại biểu chương trình "Chia sẻ cùng thầy cô" Ngày 15-11, tại Hà Nội, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam gặp gỡ đoàn đại biểu tham dự chương trình "Chia sẻ cùng thầy cô" năm 2022. Chương trình do Trung ương Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam phối hợp Bộ Giáo dục và Đào tạo, Tập đoàn Thiên Long tổ chức. Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam gặp gỡ...