Sự đối lập của hai ‘thần đồng’ miền Tây
Hai học sinh lớp 8 ở miền Tây từng được mọi người gọi là “ thần đồng” vì đọc chữ trôi chảy lúc hơn 2 tuổi. Nếu như Hiếu nhút nhát thì Phát sôi nổi, nói chuyện như đang hùng biện.
Nhà của Lâm Chí Hiếu (sinh ngày 14/2/2002) nằm trong đường hẹp ven kênh Thầy Tư ở khóm 6, thị trấn Sông Đốc (huyện Trần Văn Thời, Cà Mau). Nhiều năm qua, thiếu niên này luôn đạt danh hiệu học sinh giỏi nhưng cậu bé có nguy cơ phải bỏ học vì hoàn cảnh gia đình rất khó khăn.
Cậu bé nhút nhát
Cha Hiếu – anh Lâm Thanh Nhi (43 tuổi) quê huyện Vĩnh Thuận, Kiên Giang. Hơn 20 năm trước, anh Nhi đến thị trấn cửa biển Sông Đốc làm thuê đủ thứ nghề. Sau đó, anh về quê lấy vợ rồi đưa mẹ Hiếu quay lại Sông Đốc lập nghiệp.
Theo người cha, 13 năm trước, mẹ Hiếu trở dạ nhưng anh Nhi không có tiền đưa sản phụ đến trạm y tế nên nhờ mụ vườn. Hiếu chào đời yếu ớt, không được lanh lợi.
Lâm Chí Hiếu khá rụt rè khi giao tiếp với khách tại nhà. Ảnh: Việt Tường.
Hơn 2 tuổi, Hiếu gần như không nói gì, anh Nhi lo con bị câm. Nhưng khi được 32 tháng tuổi, Hiếu bất ngờ biết đọc chữ trên bảng hiệu khi theo cha đến quầy thuốc tây gần nhà.
Không tin vào sự kỳ diệu này, anh Nhi về nhà lấy sách báo cũ đưa cho con đọc. Hiếu đọc trôi chảy từng chữ khiến cả xứ biển xôn xao.
5 tuổi, Hiếu được đặc cách vào lớp một nhưng sau đó nghỉ học vì gia đình khó khăn. Gần hai năm sau, chính quyền địa phương và ngành giáo dục tạo điều kiện, Hiếu đến lớp trở lại.
Hiện, Hiếu học lớp 8 trường THCS 2 Sông Đốc. Gần 14 tuổi nhưng em gầy gò, yếu ớt, giao tiếp chậm chạp, rụt rè. Ngược với điều này là thành tích học tập thể hiện qua những tấm giấy khen treo trên tường nhà.
Hiếu từng đoạt giải nhất Hội thi Olympic tiếng Việt – Toán cấp huyện; giải nhì Hội thi Olympic tiếng Việt – Toán cấp tỉnh và giải ba Hội thi Olympic tiếng Anh cấp tỉnh; giải nhất hội thi Rung chuông vàng khối 7; giải nhất hội thi Cờ vua toàn trường…
Video đang HOT
Thầy, cô dạy Hiếu nhận xét rằng, cậu học trò này học khá, giỏi đều các môn. Trong đó, Hiếu học tốt nhất là tiếng Anh, Toán và Vật lý.
“Ngoài hai buổi đến trường, Hiếu không học thêm và ít khi học bài ở nhà. Tôi hỏi con vì sao ít học, Hiếu nói đã hiểu và thuộc bài sau khi rời lớp”, anh Nhi nói.
Cũng theo anh Nhi, hai năm qua kinh tế gia đình gặp nhiều khó khăn do làm ăn thua lỗ, bị bạn hàng quỵt nợ. Mẹ Hiếu bỏ về quê Vĩnh Thuận và ly hôn chồng đã một năm.
“Sau ly hôn, tôi gánh nợ khoảng 600 triệu đồng. Hiện, đã hết vốn làm ăn nên được một người quen giao đi mua cá, mỗi ngày kiếm được hơn 100.000 đồng, nuôi 2 đứa con đang đi học. Học phí của Hiếu tôi chưa có tiền đóng, nếu khó khăn quá thì các con phải nghỉ học”, anh Nhi chia sẻ.
Trao đổi với phóng viên Zing.vn, ông Nguyễn Xuân Hùng, Hiệu trưởng trường THCS 2 Sông Đốc cho biết, Hiếu được xem là “thần đồng” lúc còn nhỏ nhưng từ khi đi học, tố chất thông minh của em không có gì đặc biệt so với những học sinh giỏi khác. Điều hay ở Hiếu là tự học, không học thêm.
“Tôi đã thông báo đến tất cả phụ huynh, gia đình nào khó khăn mà có đơn, được chính quyền xác nhận thì trường miễn học phí. Ở nhà, Hiếu rụt rè có thể khi nghe mọi người kể về hoàn cảnh gia đình nhưng ở trường em ấy bình thường”, ông Hùng nói.
“Thần đồng” thích làm nhà báo
Trái với tính nhút nhát của Hiếu, Quách Minh Phát (sinh tháng 5/2003) ở xã Châu Hưng A, huyện Vĩnh Lợi ( Bạc Liêu) luôn tỏ ra sôi nổi khi nói về các đề tài xã hội. Theo anh Quách Lâm (cha Phát), khi con trai 20 tháng tuổi, Phát đọc đi đọc lại hai chữ “Sóc Trăng” trên bình chữa cháy khiến mọi người trong nhà giật mình.
“Lúc đầu, vợ chồng tôi tưởng đây là sự trùng hợp ngẫu nhiên. Tuy nhiên, sau nhiều lần xem chương trình thời sự trên tivi có chạy chữ hoặc nhìn panô, băng rôn treo ngoài đường, Phát đọc theo không sai chữ nào, dù chưa được đi học”, anh Lâm kể.
Phát nói chuyện sôi nổi, tỏ ra hiểu biết nhiều vấn đề về xã hội như người trưởng thành. Ảnh: Việt Tường.
Ngoài việc đọc chữ, Phát còn nhớ rõ và viết được tất cả tên các chương trình giải trí trên truyền hình lúc đó như: Chiếc nón kỳ diệu, Hành trình văn hóa, Ai là triệu phú, Chúng tôi là chiến sĩ… 5 tuổi, cậu bé này được đặc cách vào lớp 1 và hiện đã học lớp 8 trường THCS Võ Thị Sáu, TP Bạc Liêu.
Trò chuyện với phóng viên, cậu bé có đôi mắt sáng tỏ ra rất thành thạo các vấn đề xã hội như người trưởng thành. Ngoài việc trả lời mạch lạc những câu hỏi của người đối diện, Phát còn thể hiện tốt vai trò hùng biện, thuyết trình trôi chảy và liên tục tìm hiểu về nghề báo, tình hình biển Đông, chống kẹt xe ở các thành phố lớn…
“Mới lên cấp 2, em được chọn vào lớp chuyên Toán. Sau đó, em thấy thích môn Văn và ước mơ sau này làm nhà báo hoặc cán bộ giỏi trong cơ quan Nhà nước. Theo em, có ‘tướng’ tài thì đất nước mới mạnh”, Phát nói.
Từng được mọi người tôn là thần đồng nhưng cha mẹ Phát cố gắng giữ cho con một cuộc sống bình thường như bao đứa trẻ khác. Vợ chồng anh Lâm không bao giờ tạo áp lực học tập cho con trai, dù người cha rất muốn Phát theo ngành Y như mình.
Thành tích học tập qua học bạ cho thấy, 7 năm qua, Phát là học sinh xuất sắc. Em thường đạt nhiều điểm 9, 10 ở các môn Toán, Vật lý, Sinh học và 9,5 điểm môn Văn. Song, em không đặt nặng chuyện điểm số mà chú trọng kiến thức có được từ thầy cô, bạn bè, xã hội…
“Từ khi thích môn Văn, em muốn môn học này đi vào thực tiễn hơn lối kiến thức ‘mơ màng’ như hiện nay. Em không thích viết văn kiểu rập khuôn, phải có sáng tạo nhưng thực tế, Văn thuyết minh gần với Toán”, Phát chia sẻ.
Mẹ Phát – chị Trần Thị Quyên cho biết, con trai của chị tự học và làm bài buổi tối. Buổi sáng, Phát không dò lại bài mà dành thời gian cho ăn uống, đón xe buýt đến trường.
“Buổi tối em học thuộc bài và làm bài tập xong thì sáng không phải xem lại vì nhà xa trường nên không có nhiều thời gian. Từ nhỏ đến giờ, em chưa đi học thêm buổi nào”, Phát tỏ ra tự tin.
Phi Thường biết đọc chữ lúc 3 tuổi. Ảnh: Việt Tường.
Cách nhà Lâm Chí Hiếu khoảng 3 km có bé Nguyễn Phi Thường (học lớp 4) cũng biết đọc chữ lúc 3 tuổi. Bà Võ Thị Thu Hai (ngoại của Thường) cho biết, mẹ của bé này câm bẩm sinh, cha thì liệt hai chân do ảnh hưởng chất độc da cam.
“Cha bé tên Phương, mẹ là Thùy nên tôi đặt ‘lái’ tên cháu là Phi Thường. Phi Thường 3 tuổi mới biết nói chuyện và biết đọc chữ luôn lúc đó. Những năm qua cháu học trung bình vì Thường tự học, cha mẹ tật nguyền nên không có ai biết dạy nó”, bà Hai nói.
Theo Zing
Nữ sinh nhẩm 100 phép tính trong 86 giây
Với khả năng tính nhẩm 100 phép tính trong 86 giây, thiếu nữ 14 tuổi được ghi tên vào sách kỷ lục của Ấn Độ. Mục tiêu tiếp theo của em là phá kỷ lục thế giới.
Dilpreet Kaur, 14 tuổi, ở bang Uttar Pradesh, Ấn Độ, được mệnh danh là "cô gái máy tính". Nữ sinh lớp 8 này giải quyết 1.000 phép tính trong 17 phút với độ chính xác lên đến 99%, theo Times of India.
Với thành tích ấn tượng này, Dilpreet Kaur sẽ có tên trong trong sách Kỷ lục Limca năm 2016.
Dilpreet thực hiện 5.000 phép tính mỗi ngày. Ảnh: Zeenews.
"Niềm đam mê lớn nhất của Dilpreet là tính toán. Nhằm nâng cao trí thông minh cho con gái, chúng tôi hướng dẫn cháu cách sử dụng bàn tính để thực hiện các phép cộng, trừ, nhân, chia... Chúng tôi không biết những nỗ lực ấy sẽ giúp Dilpreet lập kỷ lục", ông Manjeet Singh, cha cô bé, nói.
Vợ chồng ông cho biết, tháng 10/2015, gia đình nhận email xác nhận việc Dilpreet đã phá kỷ lục tính nhẩm của Ấn Độ. Em cũng nhận giấy chứng nhận và cúp từ ban biên tập sách Kỷ lục Limca.
Học sinh này đang học trường Trung học Huddard ở thành phố Kanpur. Sau khi biết tin học trò lập kỷ lục mới, Hiệu trưởng KB Vincent đã gửi lời chúc mừng tới em và gia đình.
"Toàn thể học sinh và giáo viên trường Huddard tự hào về Dilpreet và hy vọng em sẽ thành công trong tương lai", ông nói.
Tình yêu với các con số của thiếu nữ tài năng này bắt đầu từ khi em 6 tuổi. Hàng ngày, nữ sinh thực hiện khoảng 5.000 phép tính.
Hiện tại, Dilpreet Kaur nỗ lực cho mục tiêu phá kỷ lục thế giới về khả năng tính nhẩm phép cộng có 100 số hạng. Thành tích của Dilpreet khoảng 21 giây trong khi kỷ lục hiện tại là 19,23 giây.
Học sinh này cũng chuẩn bị tham gia cuộc thi World Mental Math do Đại học Delhi tổ chức vào ngày 5/12.
Theo Zing
Thần đồng học thạc sĩ năm 15 tuổi, chưa từng đến trường Thần đồng người Mỹ học Toán trình độ đại học năm 5 tuổi và bắt đầu chương trình thạc sĩ tại Viện Công nghệ Massachusetts khi 15 tuổi. Tuy nhiên, cậu chưa từng đến trường. Thần đồng người Mỹ gốc Ấn, Ahaan Rungta, học Toán trình độ đại học khi mới 5 tuổi. Cậu tiếp xúc giải tích lúc 7 tuổi và cơ...