‘Sư đoàn Ma’ Đức từng thảm bại trước Hồng quân

Theo dõi VGT trên

Sư đoàn Thiết giáp số 7 Đức được gọi là “ Sư đoàn Ma” vì tốc độ tiến quân khi xâm lược Pháp, nhưng bị Hồng quân Liên Xô đánh tan.

Phát xít Đức xâm lược Pháp giữa năm 1940 và giành chiến thắng chóng vánh. Trong vài tháng, quân Đức đánh bại Pháp và mở rộng đà tiến công các quốc gia châu Âu. Một trong những đơn vị nổi bật của Đức trong chiến dịch này là Sư đoàn Thiết giáp số 7, được đặt biệt danh là “Sư đoàn Ma” vì sức tấn công và tốc độ di chuyển nhanh đến không ngờ.

Sau khi xâm lược Ba Lan, Sư đoàn Thiết giáp hạng nhẹ số 2 được đổi tên thành Sư đoàn Thiết giáp số 7, được trang bị 218 xe tăng và trở thành một trong 10 sư đoàn thiết giáp chủ lực của Đức.

Sư đoàn Ma Đức từng thảm bại trước Hồng quân - Hình 1

Tướng Đức Erwin Rommel (thứ hai từ phải sang) giám sát binh sĩ tập vượt sông đầu năm 1940. Ảnh: Bundesarchiv.

Tháng 2/1940, tướng Erwin Rommel được bổ nhiệm làm chỉ huy sư đoàn. Quyết định bổ nhiệm Rommel, một chỉ huy không có kinh nghiệm về “chiến tranh chớp nhoáng” và chưa từng chỉ huy cấp sư đoàn, khiến nhiều người suy đoán Rommel đã sử dụng mối quan hệ với ông trùm Hitler để có vị trí này.

Ngày 10/5/1940, Đức phát động chiến dịch Fall Gelb xâm lược Pháp với 135 sư đoàn, bao gồm toàn bộ các sư đoàn thiết giáp. Sư đoàn của Rommel đóng vai trò trung tâm của Quân đoàn Thiết giáp số 15 do thống chế Gunther von Kluge chỉ huy.

Lực lượng này vượt qua biên giới giữa Đức và Bỉ, với mục tiêu vượt sông Meuse. Quân Đức hầu như không vấp phải kháng cự, vì phần lớn quân đội Bỉ đã đóng quân ở phía bắc để bảo vệ các thành phố lớn.

Sư đoàn số 7 lần đầu vấp phải kháng cự lớn ở Chabrehez, nhưng điều đó không ngăn cản đà tiến quân của họ. Họ di chuyển được gần 100 km chỉ trong 3 ngày. Pháp sau đó tăng cường lực lượng, nhưng lực lượng dưới quyền Rommel vẫn chiếm được cây cầu vượt sông Meuse cuối ngày 12/5/1940.

Dù hứng chịu một số tổn thất, quân Đức không gặp khó khăn khi xâm lược Pháp. Một trong những lý do là Rommel thích tấn công bất ngờ vào ban đêm, khi phần lớn lực lượng Pháp mất cảnh giác.

Thủ tướng Winston Churchill lệnh cho tướng Giffard le Quesne Martel, tư lệnh Sư đoàn bộ binh số 50 của Anh, mở một cuộc phản công nhằm ngăn chặn đà tiến công của Đức trên đất Pháp.

Martel dự kiến để hai đơn vị cơ động là các mũi tấn công chủ lực, gồm một tiểu đoàn xe tăng, bộ binh của Lữ đoàn 151, một khẩu đội pháo dã chiến, trinh sát cơ giới và một khẩu đội súng chống tăng. Quân Pháp tham gia hỗ trợ với 60 xe tăng, bên cạnh 58 xe tăng Mark I và 16 xe tăng Mark II của Anh.

Ngày 21/5/1940, Sư đoàn số 7 Đức chạm mặt Trung đoàn Bộ binh Cơ giới số 6 Anh. Hai bên chịu nhiều thương vong và tổn thất về khí tài, nhưng cuộc tấn công chỉ làm chậm bước tiến của sư đoàn Đức, không thể ngăn họ tiến về phía bắc, bao vây Lille và chọc thủng phòng tuyến của Pháp tại sông Somme.

Sư đoàn Ma Đức từng thảm bại trước Hồng quân - Hình 2

Rommel (thứ ba từ phải sang) cùng ban chỉ huy Sư đoàn số 7 trong cuộc chiến tại Pháp tháng 6/1940. Ảnh: Bundesarchiv.

Khi hiệp định đình chiến giữa Pháp và Đức có hiệu lực ngày 25/6/1940, Sư đoàn số 7 cách biên giới Tây Ban Nha hơn 300 km. Đơn vị được đưa vào lực lượng dự bị và điều đến Somme trước khi đến Bordeaux để tái trang bị cho cuộc xâm lược Anh, nhưng chiến dịch đã bị hủy sau đó.

Tốc độ hành quân và giành thắng lợi nhanh chóng khiến Sư đoàn số 7 được đặt biệt danh “Sư đoàn Ma”, bởi ngay cả bộ chỉ huy quân đội Đức cũng không nắm được di biến động của đơn vị này trong chiến đấu. Chiến tích này cũng làm hài lòng những người hậu thuẫn Rommel, đảm bảo đà thăng tiến của ông trong quân đội Đức.

Tháng 2/1941, Sư đoàn số 7 trở lại Đức. Rommel được thăng hàm trung tướng và được cử đến Libya để chỉ huy Quân đoàn châu Phi trong chiến dịch Sonnenblume. Sư đoàn số 7 đóng quân gần thành phố Bonn, phía tây nước Đức cho đến ngày 8/6/1941 để chuẩn bị xâm lược Liên Xô.

Video đang HOT

Ngày 22/6/1941, phát xít Đức phát động chiến dịch Barbarossa, cuộc tổng tấn công nhằm vào Liên Xô. Đây là cuộc xâm lược quy mô lớn nhất trong lịch sử loài người khi Đức huy động ba triệu quân nhân, 150 sư đoàn bộ binh và 3.000 xe tăng, chia làm ba mũi đồng loạt tấn công trên chiến tuyến trải dài gần 2.900 km.

Sự kháng cự của Liên Xô yếu hơn dự kiến, giúp Sư đoàn số 7 kiểm soát nhiều lãnh thổ trong thời gian ngắn. Đà tiến công của “Sư đoàn Ma” chậm lại sau khi Hồng quân Liên Xô phát động nhiều đợt phản công, nhưng vẫn có thể cầm cự nhờ sự chi viện của Sư đoàn Thiết giáp số 20.

Những tháng tiếp theo, Sư đoàn số 7 phối hợp với các đơn vị tăng thiết giáp khác để kiểm soát nhiều thị trấn Liên Xô, vì Hồng quân không thể xây dựng một hệ thống phòng thủ thích hợp.

Sau khi tham gia một số trận đánh với Liên Xô, Sư đoàn số 7 được chuyển đến Pháp tháng 5/1942 để bảo vệ bờ biển cùng Tập đoàn quân số 1. Tình hình chuyển biến xấu ở Mặt trận phía Đông khiến sư đoàn này được đưa trở lại Liên Xô một năm sau đó.

Sư đoàn Ma Đức từng thảm bại trước Hồng quân - Hình 3

Chỉ huy Trung đoàn Thiết giáp số 25, mũi nhọn của Sư đoàn số 7, hồi năm 1943. Ảnh: Bundesarchiv.

Trong suốt mùa hè năm 1943, Sư đoàn số 7 nằm trong đội hình thiết giáp của quân đoàn Kempf tham chiến ở trận Kursk, nhưng hứng chịu tổn thất nặng nề và được phối thuộc cho Quân đoàn thiết giáp số 48 của tướng Hasso von Manteuffel.

Hai trong những trận đánh lớn cuối cùng mà Sư đoàn số 7 tham chiến ở Mặt trận phía Đông là ở Kiev và cuộc phản công của quân Đức tại Zhitomir. Họ cũng chiến đấu trong các trận chiến phòng thủ khi rút lui khỏi Ukraine.

Trong năm 1944-1945, Sư đoàn số 7 chật vật chiến đấu vì phần lớn binh sĩ là tân binh. Đơn vị này liên tiếp thất bại trong các cuộc chiến phòng thủ dọc Mặt trận phía Đông, trong đó có những trận đánh phải sơ tán bằng đường biển và bỏ lại nhiều trang thiết bị hạng nặng.

Tháng 5/1945, sau nhiều trận bị Hồng quân Liên Xô đánh tan tác, tàn quân của Sư đoàn số 7 chạy trốn vào rừng và đầu hàng quân đội Anh ở phía tây bắc Berlin.

Hành trình người lính Hy Lạp trở thành chiến sĩ Việt Nam

Kostas Sarantidis sinh ra tại Hy Lạp, song dành phần lớn tuổi xuân chiến đấu chống thực dân Pháp tại Việt Nam với cái tên Nguyễn Văn Lập.

"Tên tôi là Kostas Sarantidis. Tôi sinh năm 1927 tại Salonika. Tôi lớn lên ở Toumba, trong khu lán gỗ", người chiến sĩ Việt Nam gốc Hy Lạp giới thiệu bản thân trong phim tài liệu Viet - Kostas của đạo diễn Giannis Tritsibidas năm 2014.

"Cha tôi là một người nhập cư gốc Tiểu Á, một công nhân điển hình và làm việc trong các cửa hàng máy móc. Cha mẹ tôi có 7 người con, đó là một gia đình lớn. Tôi chẳng nhớ bất cứ điều gì thú vị về thời thơ ấu của mình, đó là những năm tháng khó khăn và thiếu thốn đủ bề".

Năm 1940, khi Sarantidis 13 tuổi, phát xít Đức chiếm đóng Hy Lạp. Ông buộc phải thôi học bởi quân Đức trưng dụng tòa nhà trong khuôn viên trường ông. Cha của Sarantidis không thể kiếm đủ tiền nuôi gia đình, ông cùng các anh chị em ra đường bán những món hàng lặt vặt.

"Ngày nọ, chúng tôi mua thuốc lá từ nông dân để đổi lấy giấy cuốn từ người Đức tại chợ đen ở Vardaris, Salonica. Giấy cuốn khi đó là một mặt hàng hiếm", Sarantidis kể lại. "Chúng tôi gặp một chốt kiểm soát của quân Đức và bị bắt. Họ đưa chúng tôi tới Pavlou Mela, ở đó có tòa nhà là điểm trung chuyển của các tiểu đoàn công binh Đức".

"Rồi tới lúc họ lên đường tới Đức. Tôi sẽ không bao giờ quên, đó là ngày 22/9/1943", Sarantidis nói và cho biết phải đi bộ qua lãnh thổ Nam Tư để tới Đức. "Lính Đức đi xe đạp thay phiên giám sát chúng tôi từ điểm trung chuyển này tới điểm trung chuyển khác. Tôi là người trẻ nhất trong số 200-300 người sẽ phải làm việc ở Đức".

Hành trình người lính Hy Lạp trở thành chiến sĩ Việt Nam - Hình 1

Trung úy Kostas Sarantidis/Nguyễn Văn Lập những năm 1950. Ảnh: TTXVN .

Sarantidis gặp một người Nam Tư đồng cảnh ngộ tại một doanh trại của lính Đức ở thành phố Zagreb, nay thuộc Croatia. Với bộ quân phục Đức, Sarantidis lợi dụng lỗ hổng trong quản lý hậu cần của quân đội phát xít và sống trên những chuyến tàu qua lại biên giới các nước trong khu vực.

Khi Thế chiến II kết thúc, Sarantidis tới Italy và bị lính Mỹ bắt tại biên giới, rồi bị chuyển qua các trại tù binh ở Trieste, Naples, Rome và cuối cùng là Cinecitta. "Chúng tôi tìm đến đại sứ quán Hy Lạp, song họ không thể giúp chúng tôi hồi hương. Chúng tôi dần trở nên tuyệt vọng".

Một người đồng hương Hy Lạp thuộc Binh đoàn Lê dương của Pháp đã đề nghị Sarantidis gia nhập và chiến đấu trong lực lượng này trong 5 năm.

"Chúng tôi tới đại sứ quán Pháp, ký giấy tờ mà không bị chất vấn hay yêu cầu giải thích. Một chiếc xe tải vài hôm sau đưa chúng tôi đến căn cứ của Pháp tại Naples, Italy. Ba ngày sau, chúng tôi lên một con tàu tới Algeria. Tàu cập cảng ngày 15/8/1945", Sarantidis kể lại.

Tiểu đoàn Lê dương của Sarantidis đóng quân tại thành phố Sidi Bel Abbes, nay là thủ đô của Algeria. Sarantidis cùng ba đồng hương Hy Lạp khác trải qua các đợt huấn luyện quân sự và diễn tập trên sa mạc.

"Binh đoàn Lê dương khi đó có 80% binh sĩ là người Đức", Sarantidis nói về cách Pháp xử lý tù binh Đức sau Thế chiến II. "Đưa họ vào Binh đoàn Lê dương là hợp lý nhất. Trung đội tôi có 33 binh sĩ thì 29 trong số này là người Đức".

Tới một ngày, những chiếc xe tải tới doanh trại Binh đoàn Lê dương nơi Sarantidis đóng quân và trút xuống những bao tải lớn chứa quân phục và khí tài Anh để các binh sĩ "tới nơi mà không thể hiện diện với tư cách lực lượng Pháp". Các binh sĩ sau đó lên tàu rời Algeria, dừng lại ở các trạm trung chuyển ở Ai Cập, Ấn Độ rồi tới thành phố Sài Gòn, vào thời điểm Việt Nam vừa giành được độc lập, còn thực dân Pháp nhăm nhe quay trở lại đánh chiếm thuộc địa cũ này.

"Chúng tôi không tham gia vào nhiều trận đánh ở miền Nam. Các binh sĩ được lệnh đi càn và đốt phá để chứng tỏ bản thân mình cứng rắn", Sarantidis nói và kể lại rằng các sĩ quan chủ yếu dàn dựng cảnh các đơn vị Lê dương bắn vào nhau, sau đó báo cáo rằng "đã hạ sát một số thành viên Việt Minh, thu được một số vũ khí".

"Các sĩ quan bày trò đó để giành huy chương hay thăng chức. Rất nhiều trò bịa đặt như vậy", Sarantidis cho biết. "Tôi muốn bỏ hàng ngũ vì không thể chịu đựng thêm nữa khi ngày cuối cùng tại đơn vị, tôi tận mắt chứng kiến cả trung đội hãm hiếp một thiếu nữ 14-15 tuổi".

Hành trình người lính Hy Lạp trở thành chiến sĩ Việt Nam - Hình 2

Kostas Sarantidis/Nguyễn Văn Lập những năm 1950. Ảnh: TTXVN .

Sĩ quan chỉ huy đơn vị của Sarantidis, trung úy Christiani, tới Sài Gòn và quay lại sau đó 3-4 ngày và "mang theo một cô gái xinh đẹp". Sarantidis vào một ngày nhận được mẩu giấy viết rằng "cô ấy ở một mình vào buổi tối" khi trung úy Christiani có cuộc gặp tại thị trấn.

"Tôi quyết định tới phòng sĩ quan và phát hiện ra cô ấy đang tìm kiếm thứ gì đó giữa đống tài liệu. Cô ấy nói rằng nếu muốn thì hãy khám người cô ấy. Tôi không dám làm", Sarantidis nói. "Tôi nói rằng Hãy để đống tài liệu đấy ở nguyên đó. Đừng mạo hiểm, trung úy có thể quay lại và nhìn thấy cô lục lọi đống giấy tờ".

Sarantidis sau đó biết rằng cô gái là một thành viên Việt Minh có biệt danh Lily. Sarantidis nói rằng muốn trốn khỏi đơn vị Lê dương và cùng Merinos, một thành viên người Tây Ban Nha trong đơn vị lính Lê dương, lên kế hoạch đào tẩu. "Tôi đã biết mình muốn gì, tôi đã hiểu Việt Minh là gì và gồm những ai", Sarantidis nói và cho biết "sẵn sàng chấp nhận mọi rủi ro" để theo Việt Minh.

Trong một lần đi tuần, đơn vị của Sarantidis bắt một người bị tình nghi là Việt Minh. Sarantidis nói với người này rằng "tôi muốn đến với Việt Minh, anh giúp tôi được chứ?". "Tôi muốn trốn lên núi, gia nhập lực lượng du kích. Tôi muốn làm điều đó. Tôi không thể sát hại người Việt Nam", Sarantidis giải thích.

"Các bạn chiến đấu cho Tổ quốc của mình như tổ tiên chúng tôi chiến đấu vì quê hương, như dân nước tôi chiến đấu chống quân Đức. Tôi muốn làm điều đó", Sarantidis kể lại.

Sarantidis, Merinos và các tù binh Việt Nam mở cửa, lấy một khẩu trung liên Bren, hai hộp lựu đạn và một thùng đạn. Từng người một băng qua bãi mìn, nơi Sarantidis biết rất rõ vì ông là người cài mìn và đã cố tình để lại một khoảng trống gần nhà vệ sinh, nơi sĩ quan không tới kiểm tra vì "sợ mùi hôi". 25 người trốn cùng nhóm Sarantidis đi về làng của mình, còn họ tới bìa rừng.

Sarantidis và Merinos đợi trong hai đêm để người du kích Việt Nam vào rừng liên lạc với đơn vị, rồi 6 người quay ra gặp họ. "Họ lấy số vũ khí chúng tôi mang theo, rồi dẫn chúng tôi tới một bãi đất trống nơi họ đóng quân", Sarantidis cho biết.

"Họ giết thịt một con bê, quá nhiều để đền đáp chúng tôi và số súng đạn mang theo. Nước mắt họ như chực trào ra, họ nói rằng chúng tôi rất muốn sở hữu một khẩu súng như vậy, giờ chúng tôi đã có một khẩu cùng rất nhiều đạn nữa".

Sarantidis kể rằng lực lượng Việt Minh chỉ sở hữu ba khẩu súng hỏa mai của Pháp với độ dài khác nhau, các sĩ quan đeo súng ngắn, một số chiến sĩ mang theo dao, kiếm hoặc dùng súng ngắn rất cũ. "Chúng tôi gia nhập lực lượng du kích Việt Nam", Sarantidis nói. "Trong một buổi lễ đơn giản, họ đặt cho tôi cái tên Nguyễn Văn Lập, và người bạn Merinos của tôi được đặt tên Nguyễn Văn Vĩ".

Hành trình người lính Hy Lạp trở thành chiến sĩ Việt Nam - Hình 3

Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết (áo trắng) bắt tay cựu chiến binh Kostas Sarantidis/Nguyễn Văn Lập (áo vest xanh) tại Phủ Chủ tịch tháng 6/2010. Ảnh: TTXVN .

Chiến sĩ Nguyễn Văn Lập cho biết giai đoạn những năm 1946-1948, ba năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp, hết sức khắc nghiệt. "Chúng tôi được cấp khẩu phần ăn 800 g mỗi ngày. Nếu mua được rau thì tốt, còn không chúng tôi cố gắng tìm thứ mang tên rau tàu bay. Đó là nguồn cung lương thực duy nhất cho toàn quân".

"Đêm trước chiến dịch, anh nuôi nấu cơm và nặn thành những vắt cơm như cách người châu Âu chúng tôi nhào bột mì", ông Nguyễn Văn Lập nói. "Trước trận đánh, tôi ăn hết khẩu phần với suy nghĩ rằng nếu lính Pháp giết và mổ bụng tôi, chúng sẽ thấy rằng tôi được ăn no và không thể cười nhạo rằng thằng khốn này chết vì đói".

Nguyễn Văn Lập nói rằng không có sự khác biệt giữa chiến sĩ với sĩ quan trong lực lượng Việt Minh. "Họ cư xử với nhau như anh em", ông cho biết. "Khẩu hiệu của họ, tương đồng với người Hy Lạp chúng tôi, Tự do hay là chết".

Ông Lập sau đó được cử đi học và gặp một sĩ quan gốc Đức của Quân đội Nhân dân Việt Nam. "Anh ấy ủng hộ tôi thi vào trường sĩ quan. Tôi theo học một thời gian rồi quay lại với các đồng đội ở Đà Nẵng", ông nói. "Tôi chiến đấu ở Đà Nẵng trong suốt 9 năm, được phong quân hàm trung úy".

Trong một trận đánh ở gần ga Phú Cang, tỉnh Quảng Nam, xạ thủ trung liên Nguyễn Văn Lập bắn hạ một máy bay Morane-Saulnier và bắt ba phi công Pháp. Ông cùng đồng đội tham gia chống càn tại Hương An - Bà Rén ngày 13/4/1948, bẻ gãy đợt tiến công và tiêu diệt 200 lính Pháp. Nguyễn Văn Lập được kết nạp vào Đảng Lao động Việt Nam năm 1949, cấp bậc cao nhất của ông là đại úy.

Sau Hiệp nghị Geneva năm 1954, Nguyễn Văn Lập tập kết ra Bắc và lấy vợ 4 năm sau đó. Ông cùng gia đình xin phép trở về Hy Lạp năm 1965 vì mẹ ông mong chờ tin về con trai. "Mọi thứ khi đó thật khó khăn, tôi gần như quên sạch tiếng Hy Lạp và không hiểu gì cả. Tôi cố đọc và cũng chẳng hiểu vì mới chỉ học đến lớp 4. Vốn từ vựng của một đứa trẻ 10 tuổi có được bao nhiêu đâu", ông Lập nói.

"Từ ngày trở về Hy Lạp, tôi luôn nghĩ tới Việt Nam", ông Lập nói và cho biết cảm thấy vui sướng khi nhận được tin Việt Nam đại thắng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. "Trong tâm trí tôi luôn có hình ảnh những trẻ em là nạn nhân chất độc dioxin. Tôi gặp các em trong vài chuyến thăm Đà Nẵng sau này. Nếu chứng kiến tận mắt, bạn sẽ thấy trái tim mình đau đớn đến chừng nào".

Hành trình người lính Hy Lạp trở thành chiến sĩ Việt Nam - Hình 4

Quốc kỳ Hy Lạp và Việt Nam lần lượt được phủ lên linh cữu của Kostas Sarantidis/Nguyễn Văn Lập trong lễ tang ngày 30/6. Ảnh: ĐSQ Việt Nam tại Hy Lạp .

Nguyễn Văn Lập tham gia nhiều hoạt động xây đắp quan hệ giữa Việt Nam và Hy Lạp. Trên hòm thư trước cổng nhà, ông đề cái tên Hy Lạp và Việt Nam Kostas Sarantidis Nguyễn Văn Lập. "Mỗi ngày tôi mơ về những điều đã diễn ra ở mảnh đất này, những năm tháng khó khăn trong quá khứ xa xôi", ông Lập cho biết.

Nguyễn Văn Lập được nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết trao tặng Huân chương Hữu nghị và quyết định cấp quốc tịch Việt Nam ngày 7/1/2011. Ông được trao danh hiệu Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân Việt Nam năm 2013, trở thành người nước ngoài đầu tiên và duy nhất tới nay được nhận danh hiệu cao quý này.

Người chiến sĩ gốc Hy Lạp của Quân đội Nhân dân Việt Nam qua đời ngày 25/6 ở tuổi 94. Trong đám tang được tổ chức 4 ngày sau đó, quốc kỳ Hy Lạp và Việt Nam lần lượt được phủ lên linh cữu ông.

"Không ai biết về định mệnh của mình. Nếu không tham gia Binh đoàn Lê dương, không tới Việt Nam và không gia nhập Việt Minh, tôi sẽ trở thành người thế nào? Tôi sẽ rơi xuống vũng lầy nào?", ông Nguyễn Văn Lập nói trong cuộc phỏng vấn năm 2014.

"Tôi tự hào về những điều tôi đã và sẽ tiếp tục cống hiến cho Việt Nam với cả trái tim của mình, bởi họ xứng đáng với điều đó. Tôi yêu mến và kính trọng họ", người chiến sĩ gốc Hy Lạp cho biết. "Tôi chẳng hối tiếc điều gì. Nếu cuộc đời tôi còn cơ hội tương tự, tôi sẽ làm giống hệt quá khứ".

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Rủ đồng nghiệp mua vé số, không ngờ cả hai trúng độc đắc hơn 17 tỷ đồngRủ đồng nghiệp mua vé số, không ngờ cả hai trúng độc đắc hơn 17 tỷ đồng
22:09:31 20/12/2024
Bitcoin rơi tự do vì tuyên bố của FedBitcoin rơi tự do vì tuyên bố của Fed
06:44:11 20/12/2024
Du học sinh được khuyến cáo quay lại Mỹ trước khi ông Trump nhậm chứcDu học sinh được khuyến cáo quay lại Mỹ trước khi ông Trump nhậm chức
04:29:12 21/12/2024
Hãng hàng không Mỹ tung gói 'buffet bay không giới hạn' với giá chỉ 299 USD/nămHãng hàng không Mỹ tung gói 'buffet bay không giới hạn' với giá chỉ 299 USD/năm
15:16:34 20/12/2024
Các nước NATO xem xét khả năng đưa quân tới UkraineCác nước NATO xem xét khả năng đưa quân tới Ukraine
10:27:10 20/12/2024
Cảnh báo 12 loại thực phẩm có dư lượng thuốc trừ sâu cao nhất tại MỹCảnh báo 12 loại thực phẩm có dư lượng thuốc trừ sâu cao nhất tại Mỹ
03:49:13 21/12/2024
Quyền lực ngầm của tỷ phú Elon Musk với chính trường MỹQuyền lực ngầm của tỷ phú Elon Musk với chính trường Mỹ
21:53:18 20/12/2024
Nga cáo buộc Ukraine dùng vũ khí bị cấm trên chiến trườngNga cáo buộc Ukraine dùng vũ khí bị cấm trên chiến trường
09:03:30 20/12/2024

Tin đang nóng

Rúng động vùng quê khi 2 thiếu niên nghiện game giết ngườiRúng động vùng quê khi 2 thiếu niên nghiện game giết người
19:21:28 21/12/2024
Mẹ vợ bị con rể bán hết tài sản, U60 cay đắng ra phòng trọ 10m2 sống: Bật khóc khi nhìn thấy một thứMẹ vợ bị con rể bán hết tài sản, U60 cay đắng ra phòng trọ 10m2 sống: Bật khóc khi nhìn thấy một thứ
20:02:16 21/12/2024
Dương Mịch mặt biến sắc, nhịn nhục trước hàng triệu khán giả sau khi nghe xong 1 câu nóiDương Mịch mặt biến sắc, nhịn nhục trước hàng triệu khán giả sau khi nghe xong 1 câu nói
19:39:45 21/12/2024
Hoa hậu Tiểu Vy hơn thua với Kỳ Duyên trước mặt Trấn Thành, nam đạo diễn nói 1 câu liền im thítHoa hậu Tiểu Vy hơn thua với Kỳ Duyên trước mặt Trấn Thành, nam đạo diễn nói 1 câu liền im thít
19:48:09 21/12/2024
Bức ảnh trước khi nổi tiếng khiến mỹ nhân 9x xấu hổ đến mức muốn vứt bỏBức ảnh trước khi nổi tiếng khiến mỹ nhân 9x xấu hổ đến mức muốn vứt bỏ
18:02:04 21/12/2024
Phan Hiển tiết lộ sự thay đổi của Khánh Thi sau 14 năm gắn bóPhan Hiển tiết lộ sự thay đổi của Khánh Thi sau 14 năm gắn bó
21:37:14 21/12/2024
300 du khách bị đuổi khỏi sân bay khi chuẩn bị cất cánh: Hãng hàng không cho biết "không có gì nhầm lẫn"300 du khách bị đuổi khỏi sân bay khi chuẩn bị cất cánh: Hãng hàng không cho biết "không có gì nhầm lẫn"
17:55:53 21/12/2024
Phan Đạt sẵn sàng hầu tòa nếu có bằng chứng bạo hành diễn viên Phương LanPhan Đạt sẵn sàng hầu tòa nếu có bằng chứng bạo hành diễn viên Phương Lan
22:05:11 21/12/2024

Tin mới nhất

Trung Quốc: Rộn ràng không khí Giáng sinh tại Macau

Trung Quốc: Rộn ràng không khí Giáng sinh tại Macau

19:34:16 21/12/2024
88 địa điểm trên khắp Macau đã được trang hoàng lộng lẫy, mang đậm yếu tố kỷ niệm 25 năm ngày trở về Trung Quốc, các địa điểm cũng đặc biệt quyến rũ vào ban đêm khi hệ thống chiếu sáng được đồng thời bật lên.
Sắc màu cuộc sống: Thám tử hôn nhân Dịch vụ mới đang lên tại Ấn Độ

Sắc màu cuộc sống: Thám tử hôn nhân Dịch vụ mới đang lên tại Ấn Độ

19:23:37 21/12/2024
Đây là một dịch vụ đang phát triển mạnh mẽ tại Ấn Độ, nơi tình yêu tự do dần chiếm ưu thế, nhưng chưa hoàn toàn thay thế được các giá trị truyền thống.
Trung Quốc: Núi Qomolangma ở Tây Tạng đón lượng khách du lịch kỷ lục

Trung Quốc: Núi Qomolangma ở Tây Tạng đón lượng khách du lịch kỷ lục

19:21:04 21/12/2024
Theo chính quyền quận Tingri, thành phố Xigaze, tính đến ngày 15/12 vừa qua, khu danh lam thắng cảnh này đã tiếp đón hơn 540.200 lượt khách du lịch trong nước và quốc tế, đánh dấu mức tăng trưởng 18% so với cùng kỳ năm ngoái.
Xe lao vào chợ Giáng sinh Đức, hàng chục người thương vong

Xe lao vào chợ Giáng sinh Đức, hàng chục người thương vong

10:47:02 21/12/2024
Ít nhất 2 người thiệt mạng và hơn 60 người bị thương sau khi một ô tô bất ngờ lao vào đám đông tại một chợ Giáng sinh ở Đức.
Nga công bố video bắt nghi phạm ám sát tướng cấp cao

Nga công bố video bắt nghi phạm ám sát tướng cấp cao

10:45:04 21/12/2024
Cơ quan An ninh Liên bang Nga (FSB) đã công bố video ghi lại vụ bắt giữ một người đàn ông bị tình nghi thực hiện vụ ám sát Trung tướng Igor Kirillov, chỉ huy Lực lượng phòng thủ phóng xạ, hóa học và sinh học thuộc quân đội Nga.
Nga giải thích rõ tuyên bố thách thức "đấu tay đôi" với tên lửa Oreshnik

Nga giải thích rõ tuyên bố thách thức "đấu tay đôi" với tên lửa Oreshnik

10:40:07 21/12/2024
Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov ngày 20/12 đã lên tiếng giải thích rõ tuyên bố thách thức của Tổng thống Vladimir Putin về cuộc đấu tay đôi với tên lửa siêu thanh Oreshnik mới của Nga.
Quân đội Ukraine dính bê bối mua sắm vũ khí

Quân đội Ukraine dính bê bối mua sắm vũ khí

10:23:01 21/12/2024
Bộ Quốc phòng Ukraine cho biết họ đã cố gắng minh bạch hóa tối đa quy trình mua sắm vũ khí và thậm chí còn thành lập 2 cơ quan quản lý vấn đề này.
EU xóa câu khẩu hiệu "Ukraine phải thắng"

EU xóa câu khẩu hiệu "Ukraine phải thắng"

09:50:14 21/12/2024
Liên minh châu Âu (EU) được cho là đã xóa câu thần chú của mình về cuộc xung đột ở Ukraine, thay thế cụm từ Ukraine phải thắng bằng Nga không được thắng thế .
Nga tung 70.000 quân giao chiến dữ dội, quyết đánh sập pháo đài Ukraine

Nga tung 70.000 quân giao chiến dữ dội, quyết đánh sập pháo đài Ukraine

08:53:05 21/12/2024
Lực lượng Ukraine đang phải vật lộn để đối phó với các cuộc tấn công của Nga xung quanh thành phố chiến lược Pokrovsk ở mặt trận phía đông.
Bước đi tiếp theo của Nga ở Syria sau khi chính quyền Assad sụp đổ

Bước đi tiếp theo của Nga ở Syria sau khi chính quyền Assad sụp đổ

08:22:14 21/12/2024
Ông Wu nhận định, các báo cáo trên truyền thông rằng các cuộc đàm phán Nga - Syria đang diễn ra cho thấy cả hai bên đều sẵn sàng tìm được tiếng nói chung.
Tổng thống Biden sắp công bố gói viện trợ cuối cùng cho Ukraine

Tổng thống Biden sắp công bố gói viện trợ cuối cùng cho Ukraine

08:06:05 21/12/2024
Trong vài ngày tới đây, chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ công bố gói viện trợ cuối cùng trong khuôn khổ Sáng kiến Trợ giúp An ninh Ukraine (USAI) nhằm sử dụng hết số tiền còn lại để mua vũ khí cho Ukraine.
Nga tung quân vây hãm đối thủ ở Donetsk, nhiều binh sĩ Ukraine đào ngũ

Nga tung quân vây hãm đối thủ ở Donetsk, nhiều binh sĩ Ukraine đào ngũ

07:34:06 21/12/2024
Mặt trận Donetsk nóng rực khi quân đội Nga tiếp tục giành thêm lãnh thổ. Một quan chức thân Moscow nói rằng có tình trạng binh sĩ Ukraine đào ngũ hàng loạt ở Kurakhove.

Có thể bạn quan tâm

Cụ ông 86 tuổi kết hôn lần 4 với vợ 36 tuổi, dân mạng mỉa mai

Cụ ông 86 tuổi kết hôn lần 4 với vợ 36 tuổi, dân mạng mỉa mai

Netizen

23:44:37 21/12/2024
Trên nhiều nền tảng mạng xã hội, nhà thư pháp nổi tiếng bị chê mai là trâu già gặm cỏ non vì kết hôn với cô gái kém mình 50 tuổi.
Ồn ào sau chia tay của cặp diễn viên phim 'Nhà bà Nữ'

Ồn ào sau chia tay của cặp diễn viên phim 'Nhà bà Nữ'

Sao việt

23:29:38 21/12/2024
Chia tay sau 1 năm làm đám cưới, Phương Lan - Phan Đạt khiến khán giả chú ý khi có những chia sẻ về cuộc sống hôn nhân không như mơ.
When the Phone Rings tập 8: Cặp chính có cảnh chung giường cực ngọt, tổng tài bất ngờ gặp biến căng

When the Phone Rings tập 8: Cặp chính có cảnh chung giường cực ngọt, tổng tài bất ngờ gặp biến căng

Phim châu á

23:22:42 21/12/2024
Trong khi tình cảm của cặp đôi chính ngày càng tốt đẹp thì mối quan hệ cha con của Baek Sa Eon lại là sự căng thẳng leo thang.
Sao nữ chiếm spotlight của Ngọc Trinh ở Chị Dâu: Nữ hoàng phòng vé, từng bị chôn vùi vì tin đồn ác ý

Sao nữ chiếm spotlight của Ngọc Trinh ở Chị Dâu: Nữ hoàng phòng vé, từng bị chôn vùi vì tin đồn ác ý

Hậu trường phim

23:17:33 21/12/2024
Lê Khánh từng chia sẻ, sau khi đóng phim Cô dâu đại chiến, cô bị vướng tin đồn hét cát xê nên công việc ảnh hưởng rất nhiều.
'Snow White': Khi Bạch Tuyết nói 'không' với sợ hãi

'Snow White': Khi Bạch Tuyết nói 'không' với sợ hãi

Phim âu mỹ

23:00:10 21/12/2024
Khác với những phiên bản Snow White từng gắn liền với tuổi thơ hàng triệu khán giả trước đó, Rachel Zegler mang đến một Bạch Tuyết dũng cảm, mạnh mẽ và nói không với sợ hãi.
Anh tài Jun Phạm mang cả kho tàng dân gian vào MV mới

Anh tài Jun Phạm mang cả kho tàng dân gian vào MV mới

Nhạc việt

22:30:12 21/12/2024
Sau Anh Trai Vuợt Ngàn Chông Gai, nam ca sĩ Jun Phạm tiếp tục hành trình sáng tạo nghệ thuật từ những chất liệu văn hóa dân gian độc đáo.
"Công chúa" Park Shin Hye lấn át Jang Nara nhạt nhòa, bồ cũ Jisoo hóa nam thần trên thảm đỏ SBS Drama Awards 2024

"Công chúa" Park Shin Hye lấn át Jang Nara nhạt nhòa, bồ cũ Jisoo hóa nam thần trên thảm đỏ SBS Drama Awards 2024

Sao châu á

22:26:03 21/12/2024
Thảm đỏ SBS Drama Awards 2024 quy tụ cả dàn sao đình đám gồm Park Shin Hye, Honey Lee, Jang Nara, Kim Hye Yoon, Kim Nam Gil, Ahn Bo Hyun, BIBI...
Điều David Beckham không dám cho con gái Harper biết về cuộc đời mình

Điều David Beckham không dám cho con gái Harper biết về cuộc đời mình

Sao thể thao

22:03:50 21/12/2024
Beckham lo lắng Harper sẽ cảm thấy tồi tệ khi nghe những điều tiêu cực người khác nói về bố mình. Trong một phỏng vấn, David Beckam từng tiết lộ anh rất lo lắng khi con gái út - Harper Beckam xem bộ phim tài liệu này.
Không nhận ra Trung Ruồi - Lý 'toét' của Độc đạo'

Không nhận ra Trung Ruồi - Lý 'toét' của Độc đạo'

Tv show

22:03:08 21/12/2024
Trung Ruồi khác lạ không nhận ra khi cùng con gái hoá trang diễn tuồng cổ trong chương trình Cha con vạn dặm .
Chuyện chưa kể về ca khúc Giáng sinh bất hủ 'Last Christmas' của George Michael

Chuyện chưa kể về ca khúc Giáng sinh bất hủ 'Last Christmas' của George Michael

Sao âu mỹ

21:47:01 21/12/2024
Ca khúc Last Christmas do George Michael sáng tác, ra mắt vào Giáng sinh năm 1984, nhanh chóng vào vị trí đầu bảng xếp hạng âm nhạc ở Anh.
'Huyền thoại nhạc disco' Boney M: 'Đến Việt Nam là một phép màu'

'Huyền thoại nhạc disco' Boney M: 'Đến Việt Nam là một phép màu'

Nhạc quốc tế

21:25:19 21/12/2024
Để chuẩn bị cho đêm nhạc Dalat Spring Concert diễn ra tại Đà Lạt tối 21.12, các nghệ sĩ Liz Mitchell, Joy Band và Samantha Fox đã có mặt trước một ngày, dành thời gian nghỉ ngơi, khám phá.