Sự cố vỡ túi ngực khi đi máy bay và sự thật bất ngờ không phải ai cũng biếtBài viết được tham khảo ý kiến từ bác sĩ, chuyên gia
Vụ việc một nữ hành khách khi đang đi máy bay bị vỡ túi ngực gây chảy máu ồ ạt đang khiến dư luận đặc biệt quan tâm và gây tâm lý hoang mang cho nhiều chị em. Vậy, sự thật đằng sau sự việc đó là gì?
Hôm 26/7 vừa qua, thông tin một nữ hành khách bị vỡ túi ngực, chảy máu và phải nhập viện cấp cứu khi đi máy bay đang gây xôn xao dư luận, khiến nhiều chị em đã và đang có ý định nâng ngực rất hoang mang, lo sợ. Nguyên nhân sau đó đã được các bác sĩ xác định là do chấn động vết thương phẫu thuật nâng ngực chứ không phải do vỡ túi ngực như một số báo đăng bài giật tít làm mọi người lầm tưởng.
Vậy cụ thể vì sao lại xảy ra tình trạng chấn động vết thương sau phẫu thuật nâng ngực và nên làm gì để tránh rơi vào tình huống này? Chuyên mục Làm đẹp Eva đã liên hệ với TS-BS. Lê Thị Thu Hải, chuyên về Laser – Phẫu thuật thẩm mỹ, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 để tìm câu trả lời.
Trước tiên, theo TS-BS. Lê Thị Thu Hải lý giải, trên thực tế, vỡ túi ngực do chênh lệch áp suất khi đi máy bay là trường hợp rất khó xảy ra vì hiện nay, các loại túi độn ngực đều có cấu tạo gồm 2 phần: vỏ túi và gel silicon. Phần vỏ túi có cấu tạo và các lớp khác nhau tùy từng hãng; còn phần gel silicon bên trong là chất liệu silicon y tế tổng hợp dẻo, dai, chịu được lực tác động lớn dưới các thử nghiệm của các chấn động rất bền với áp suất.
Nếu có lỗi kỹ thuật làm chất gel rò rỉ ra bên ngoài thì cũng chỉ khu trú tại khoang đặt chất liệu, không lan tỏa trong mô tổ chức xung quanh. Khi đó có thể gây viêm nhiễm tại chỗ hoặc gây biến dạng ngực chứ không gây chảy máu. Nếu không có lỗi kỹ thuật thì túi chỉ vỡ khi bị vật sắc nhọn đâm thủng trong quá trình thao tác kỹ thuật, do tai nạn, hoặc do chỗ gấp của vỏ túi lâu ngày gây ra rách thủng.
Trường hợp bị chảy máu mà bệnh nhân hoặc người khác có thể nhìn thấy thường là từ vết mổ mới sau phẫu thuật hoặc là do vết mổ liền chậm. Còn những trường hợp xảy ra biến chứng chảy máu trong khoang đặt túi độn thì bệnh nhân lúc này có thể thấy 1 bên ngực tăng kích thước đột ngột kèm theo đau tức. Biến chứng này có thể xảy ra ngay sau phẫu thuật hoặc muộn hơn thì ít gặp.
Do đó, để hạn chế nguy cơ chảy máu sau nâng ngực, chị em phụ nữ hãy tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ Thu Hải với lưu ý như sau:
- Sau phẫu thuật ngực tại chỗ cần được băng ép tối thiểu 1 tháng bằng băng thun hoặc áo định hình để hỗ trợ việc ổn định vết mổ. Dùng đúng và đủ theo đơn thuốc.
Video đang HOT
- Chị em có thể đi lại nhẹ nhàng để khí huyết lưu thông và nhanh phục hồi, không nên nằm một chỗ. Tránh vận động mạnh, chơi thể thao, kéo, bê vác nặng, giơ tay cao cho đến khi vết thương ở ngực liền tốt (2-4 tuần), đồng thời tránh va chạm mạnh vào bầu ngực. Vùng ngực sẽ ổn định sau 6 tháng (tương tự như các phẫu thuật thông thường khác).
- Chỉ vệ sinh vết mổ bằng nước muối sinh lý và thuốc sát trùng, không để vết thương dính nước hoặc cọ sát trực tiếp lên quần áo ảnh hưởng đến khả năng phục hồi.
- Trong vòng 6 tháng hạn chế mặc các loại áo lót có gọng.
- Nên thực hiện chế độ ăn lành mạnh sau mổ và tránh các loại thức ăn mà cơ thể dễ dị ứng (tùy từng người). Bên cạnh đó, nên bổ sung các thức ăn và trái cây giàu vitamin A, C, E.. để giúp cải thiện vùng da sau phẫu thuật, cho cơ thể khỏe mạnh.
- Tái khám đúng hẹn sau phẫu thuật thẩm mỹ và bác sĩ phẫu thuật của bạn sẽ tư vấn cách theo dõi và phát hiện các biến chứng có thể xảy ra.
- Sau phẫu thuật độn ngực ổn định bạn vẫn có thể đi khám tuyến vú định kỳ thông thường, túi độn không ảnh hưởng đến việc phát triển của các khối u vú
Trên đây là những đóng góp của TS-BS. Lê Thị Thu Hải về những điều mà chị em cần lưu ý sau nâng ngực để có được kết quả làm đẹp tốt nhất. Hy vọng các cô gái đã có được kiến thức cơ bản nhất về việc chăm sóc sức khoẻ sau nâng ngực.
Khánh Huyền
Theo eva.vn
Thu hồi túi ngực nhám vì nguy cơ gây ung thư chết người
Phẫu thuật nâng ngực là hình thức thẩm mỹ được ưa chuộng và cho rằng an toàn tuyệt đối cho sức khoẻ. Thế nhưng nguy cơ ung thư đã buộc FDA ra lệnh cho tập đoàn Allergan thu hồi túi ngực nhám trên toàn thế giới.
Tập đoàn Allergan là tập đoàn sản xuất túi độn ngực lớn. Châu Á, trong đó có Việt Nam, sử dụng túi thương hiệu Natrelle của Allergan rất nhiều trong phẫu thuật nâng ngực. Hàng trăm ngàn phụ nữ đã đặt loại túi ngực này. Hôm thứ Tư, tập đoàn này đã công bố thu hồi túi ngực nhám hiệu Natrelle trên toàn thế giới, theo yêu cầu của Cục quản lý Dược phẩm và Thực phẩm Hoa Kỳ (FDA).
Miếng độn ngực hiệu Natrelle của tập đoàn Allergan
Túi ngực nhám và mối liên kết với ung thư
Nhiều nghiên cứu cho thấy tỷ lệ phụ nữ mắc ung thư tăng lên khi đặt túi ngực nhám. Năm 2011, FDA lần đầu tiên phát hiện ra mối liên quan giữa một loại ung thư hiếm có tên gọi BIA-ALCL và phẫu thuật nâng ngực. Dấu hiện mắc ung thư BIA-ALCL là vùng nâng ngực bị sưng hoặc đau. Vùng đau này không diễn ra ngay sau khi đặt ngực, mà rất nhiều năm sau đó.
Cho đến đầu tháng 7-2019, đã có 573 ca ung thư BIA-ALCL trên toàn thế giới, trong đó có 33 bệnh nhân đã qua đời.
Tiến sĩ Amy Abernethy, Phó ban Thực phẩm và Dược phẩm của FDA, cho biết trong cuộc họp báo sáng qua: "Tỷ lệ mắc ung thư do sử dụng sản phẩm này còn thấp. Nhưng khi đã phát hiện sản phẩm gây hại đến sức khoẻ của người sử dụng, FDA vẫn ra thông báo cho doanh nghiệp. Chúng tôi yêu cầu thu hồi túi ngực nhám để bảo vệ sức khoẻ phụ nữ".
Các mẫu túi ngực bị thu hồi
Có hai loại túi ngực: túi ngực nhám và túi ngực trơn. Loại bị thu hồi lần này là túi ngực nhám. Đó là loại túi có vỏ bao ngoài hơi nhám, hay được đặt cho người có cơ ngực chắc. Ưu điểm của loại túi này là khi đặt dưới tuyến vú, túi ít xộc xệch. Loại túi trơn có thể bị xộc xệch sau một vài năm. Nếu cơ ngực bạn không dày và chắc, khi đặt loại túi này dưới tuyến vú, bạn có thể sờ thấy vỏ bao túi.
Lần này, tập đoàn Allergan thu hồi túi ngực nhám thuộc cả hai dòng túi nước biển và túi gel silicon. Các túi bị thu hồi gồm:
Túi Natrelle Saline-Filled (túi nước biển Natrelle)Natrelle Silicone-Filled (túi gel silicone Natrelle)Natrelle Inspira Silicone-Filled (túi gel silicone Natrelle Inspira)Túi Natrelle 410 Highly Cohesive Anatomically Shape Silicone-Filled (túi gel silicone Natrelle 410 Độ dính cao Phom Chuẩn cơ thể)Natrelle 133 Plus Tissue Expander (túi đệm có mô cơ Natrelle 133)Natrelle 133 Plus Tissue Expander (túi đệm mô cơ Natrelle 133 có tab chỉ khâu)
Mẫu quảng cáo túi gel bằng silicone Natrelle Inspira
Túi độn ngực không có giá trị sử dụng vĩnh viễn
Hiện nay, nhiều phụ nữ phẫu thuật nâng ngực với niềm tin rằng: Chỉ cần độn ngực một lần là đẹp cả đời. Hoàn toàn không phải. Bác sĩ phẫu thuật Tommaso Addona, chủ tịch Hội Phẫu thuật Thẩm Mỹ Long Island, Mỹ, cho biết: "Mỗi lần đặt túi, nếu thành công, thời gian giữ túi trong người chỉ từ 7 đến hơn 10 năm, tuỳ loại túi và trạng thái sức khoẻ bệnh nhân". Hết thời hạn đó, bạn phải đến bác sĩ thay túi mới. Tuỳ trạng thái sức khoẻ và túi ngực cũ của bạn mà lần phẫu thuật thứ hai, hoặc thứ ba, thứ tư... tốt đẹp hay không.
Các nghiên cứu ở Mỹ cho thấy: Cứ 100 ca đặt túi ngực thành công thì 20 người sẽ mổ lấy ra trong vòng 10 năm sau đó. Nguyên nhân có thể do các biến chứng không lường trước. Biến chứng có thể đa dạng: sẹo, xơ hoá quanh khu vực đặt túi; sưng, đau, khó chịu; túi đè lên dây thần kinh làm đau tay... Bệnh ung thư BIA-ALCL hiếm gặp kể trên là một trong các biến chứng như vậy. Bác sĩ Addona cho biết thêm: "Trong khoảng 7 năm qua, chúng tôi bắt đầu nhận thấy một dạng u liên quan với phẫu thuật đặt túi ngực".
Làm gì nếu bạn có phẫu thuật nâng ngực?
Bạn cần quan tâm đến việc tập đoàn Allergan vừa công bố thu hồi túi ngực nhám nói trên. Nó ảnh hưởng đến an toàn tính mạng của chính bạn. Tỷ lệ người sử dụng túi nhám của Allergan ở Việt Nam khá cao. Đa số bệnh nhân Việt Nam ít khi hỏi bác sĩ loại túi mình được tên tên gì, hiệu gì. Chị em cũng thường không yêu cầu giao mã số túi cho mình để kiểm tra thông tin khi cần.
Nếu có đặt túi ngực, bạn cần lập tức liên hệ bác sĩ phẫu thuật. Hỏi bác sĩ mã số và thương hiệu túi đã đặt cho mình. Kiểm tra xem túi của mình có nằm trong số túi bị thu hồi không. Nếu có, bạn cần đề nghị bác sĩ phẫu thuật thay túi mới cho mình. Đừng quên đi siêu âm kiểm tra ngực. Các u ác tính của dạng ung thư này rất nhỏ và thường nằm phía dưới đáy túi, vì thế rất khó phát hiện ra.
Theo bazaarvietnam.vn
Cựu tiếp viên hàng không Emirates tháo túi ngực sau 11 năm vì biến chứng Cassey từng tự ti với đồng nghiệp vì vòng một kém 'màu mỡ' nhưng sau đó lại thấy hối hận vì nâng ngực. Trước khi trở thành huấn luyện viên cá nhân, Cassey Maynard, 36 tuổi, sống tại Australia, từng là tiếp viên của hãng hàng không Emirates. Năm 25 tuổi, cô quyết định nâng ngực từ cúp B lên cúp E. "Tôi...