Sự cố sách giáo khoa: ‘Đừng xem trách nhiệm là trái bóng’
Đại biểu Phạm Thị Minh Hiền nhận định, sự cố xã hội hóa về sách giáo khoa là bài học kinh nghiệm xương máu cho các nhà quản lý, hoạch định chính sách, đừng xem trách nhiệm là trái bóng và xử lý trách nhiệm như trận bóng không hồi kết…
ĐBQH Phạm Thị Minh Hiền nhận định, sự cố xã hội hóa về sách giáo khoa trong năm vừa qua là bài học kinh nghiệm xương máu cho các nhà quản lý.
Tại Kỳ họp thứ 11, Quốc hội khoá XIV, đại biểu Phạm Thị Minh Hiền (đoàn Phú Yên) tiếp tục phát biểu ý kiến về vấn đề giáo dục. Bà mong Chính phủ nhiệm kỳ tới dành thời gian rà soát chính sách sử dụng nhân tài, bởi vấn đề con người có ý nghĩa quyết định đến năng lực của bộ máy.
Bài học xương máu cho các nhà quản lý
Trăn trở với câu chuyện sách giáo khoa, đại biểu Phạm Thị Minh Hiền nêu quan điểm: “Sự cố xã hội hóa về sách giáo khoa trong năm vừa qua là một câu chuyện cay đắng rất đáng phải quên đi, nhưng đó lại là bài học kinh nghiệm xương máu cho các nhà quản lý, hoạch định chính sách”.
Tuy nhiên, theo đại biểu Hiền, trong khi câu chuyện xử lý trách nhiệm, xử lý lỗi sai của các bộ sách vẫn chưa được rõ ràng, minh bạch thì những ngày gần đây dư luận lại có thêm những bức xúc mới, lo lắng mới liên quan đến chính sách nâng hạng dành cho giáo viên, về sự hợp nhất không rõ ràng của 2 bộ sách giáo khoa, về sự nhập nhằng trong giá sách.
Bà Hiền cũng cho biết, có không ít giáo viên, phụ huynh học sinh vẫn mang nhiều tâm tư trăn trở gởi đến ở kỳ họp cuối cùng này. Họ lo lắng và chờ đợi một phương hướng xử lý thật mạch lạc, một thái độ tôn trọng đối với những người đang chịu tác động về các quy định liên quan của ngành giáo dục.
“Để có niềm tin, chúng ta có quyền đặt câu hỏi nghi vấn hướng đến sự minh bạch, Quốc hội chất vấn thì Bộ trưởng, Chính phủ trả lời. Trả lời nghĩa là nói, nói phải đi đôi với làm. Xin đừng để cử tri chờ quá lâu, chờ miệt mài, chờ từ nhiệm kỳ này sang đến nhiệm kỳ khác”, nữ đại biểu khẳng định.
Cũng theo đại biểu Hiền, mỗi chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước khi được ban hành ngoài việc luôn cần một triết lý đúng đắn, mang hơi thở cuộc sống, xuất phát từ con người, vì con người, thì cho đến lúc này cần phải tăng thêm sức nặng của kỷ cương phép nước, của kỷ luật quốc gia.
“Xin đừng xem trách nhiệm là trái bóng, và xử lý trách nhiệm như trận đấu bóng không hồi kết”, Đại biểu Minh Hiền nhấn mạnh.
“Xin đừng chọn cách làm đối phó”
Cũng đề cập nội dung giáo dục, đại biểu Hiền cho rằng, sự tác động mạnh mẽ của đại dịch Covid-19 khiến cả thế giới phải đối mặt và thích nghi.
Video đang HOT
Do đó, bà Hiền càng đề cao tầm quan trọng của ngành giáo dục hơn bao giờ hết. “Giáo dục và đào tạo càng phải giữ vững vai trò, vị trí vô cùng quan trọng trong việc xây dựng, kiến tạo xã hội. Ở đó, thế hệ hiện tại và tương lai cần phải được giáo dục và rèn luyện kỹ càng để có thể vượt qua những thách thức và biến động”, nữ đại biểu cho biết.
Đồng thời, không chỉ với vai trò truyền tải kiến thức, sứ mệnh mới của giáo dục đào tạo còn phải hướng đến việc rèn luyện cho học sinh – sinh viên có khả năng thích ứng linh hoạt, kỹ năng số thuần thục, kích hoạt năng lực phối kết hợp, nâng cao ý thức tự giác về nghĩa vụ, không chỉ là nghĩa vụ mang tính chất cá nhân đơn thuần mà còn là nghĩa vụ giữa cá nhân với xã hội.
Đại biểu Minh Hiền nhận định, nền tảng cho sự phát triển bền vững của giáo dục đó chính là trao quyền và tôn trọng sự sáng tạo, là khai phóng sức mạnh nội lực con người.
“Xin đừng chọn cách làm đối phó, vì né tránh trách nhiệm mà bỏ qua áp lực, cảm xúc của người học và người dạy. Xin đừng trông chờ thói quen độc quyền bú mớm, cơ chế xin cho, chỉ biết chăm bẳm hút cạn bầu sữa mẹ, gây nợ mòn con lớn”, đại biểu Hiền quan niệm.
Qua đó, bà Hiền mong muốn Chính phủ và các nhà quản lý điều hành lĩnh vực giáo dục và đào tạo hãy sử dụng sức mạnh của những bộ óc thông tuệ, trí tâm tử tế để có những quyết sách đúng đắn, phù hợp, nhân văn.
“Suy cho cùng, đổi mới giáo dục cần bắt đầu từ đổi mới tư duy trong quản lý giáo dục”, bà Hiền khẳng định.
Gửi gắm niềm tin đen cac ĐBQH khoa XV va đat niem tin vao Chinh phu nhiem ky toi, đại biểu đoàn Phú Yên nhấn mạnh kiến nghị vào cong tac giao duc, đam bao quyen cua tre em, của các giao vien khi ban hanh và thuc thi chinh sach phap luat trong linh vuc giao duc và đao tao.
“Toi mong Chính phủ cuong quyet xoa bo nhung loi mon ve tu duy hay tranh xa nhung vet xe đo trong đieu hanh quan ly, muon kien tao tuong lai thi khong the an minh an toan trong cac lo hong chinh sach đa cu, đa hong va khong con phu hop”, đại biểu đoàn Phú Yên nói.
Sách giáo khoa: không thể thực nghiệm 1 lần
Có thể nói một trong những nguyên nhân chính khiến sách giáo khoa (SGK) Tiếng Việt 1 của nhóm Cánh Diều có nhiều sai sót là do những bất cập trong quy trình thẩm định SGK, trong đó đáng nói nhất là khâu thực nghiệm.
Một tiết học môn tiếng Việt theo sách giáo khoa mới của học sinh lớp 1/3 Trường tiểu học Nguyễn Văn Trỗi, Q.Tân Bình, TP.HCM - Ảnh: NH.H.
Theo thông tư 33/2017/TT-BGDĐT do Bộ GD-ĐT ban hành ngày 22-12-2017, quy trình biên soạn và thẩm định SGK bao gồm 5 bước như sau:
1. Tổ chức, cá nhân biên soạn SGK đăng ký và nộp bản thảo SGK đến nhà xuất bản (NXB) đáp ứng điều kiện theo quy định.
2. NXB tổ chức biên tập, hoàn thành bản mẫu SGK, phối hợp với tổ chức, cá nhân biên soạn SGK tổ chức thực nghiệm SGK.
3. Bộ GD-ĐT tổ chức thẩm định bản mẫu SGK.
4. NXB có SGK được thẩm định phối hợp với tổ chức, cá nhân biên soạn SGK hoàn thiện bản mẫu SGK sau thẩm định.
5. Bộ trưởng Bộ GD-ĐT phê duyệt, cho phép sử dụng SGK.
Nên 3 lần thực nghiệm
Nhìn vào quy trình trên, chúng ta có thể thấy rõ bộ chỉ quy định một lần dạy thực nghiệm SGK và theo chúng tôi, đây chính là nguyên nhân dẫn đến những sai sót không đáng có của SGK mới.
Quả vậy, cần phải xem SGK như là một công trình khoa học cấp quốc gia bởi tính chất cực kỳ quan trọng của nó, do đó nếu chỉ thực nghiệm một lần duy nhất thì rất khó để đánh giá chất lượng cũng như phát hiện những sai sót không đáng có.
Vì vậy, theo chúng tôi, để hạn chế đến mức thấp nhất những sai sót có thể có cho những bộ SGK mới trong thời gian tới, Bộ GD-ĐT cần phải sửa lại quy trình biên soạn và thẩm định SGK theo hướng buộc các tác giả và các NXB phải tăng số lần thực nghiệm bản mẫu SGK mới lên ít nhất là 3 lần.
Bên cạnh việc tăng số lần dạy thực nghiệm, bộ cũng cần quy định chi tiết về việc thực nghiệm sao cho đảm bảo tính khoa học.
Cụ thể là cần quy định việc dạy thực nghiệm phải trên một cỡ mẫu đủ lớn, tức phải từ vài trăm đến vài ngàn học sinh.
Đồng thời, việc dạy thực nghiệm phải được thực hiện trên nhiều loại trường bao gồm các trường có điều kiện cơ sở vật chất tốt, trường có điều kiện cơ sở vật chất kém, trường ở vùng đô thị và trường ở vùng nông thôn, miền núi.
Công khai bản mẫu
Bên cạnh việc tăng số lần thực nghiệm và quy định chi tiết về phương pháp thực nghiệm như vừa nêu trên, bộ cũng cần quy định là sau khi thực nghiệm xong và chỉnh sửa bản mẫu SGK, các NXB và các tác giả biên soạn cần phải tổ chức những cuộc hội thảo khoa học với các viện nghiên cứu có liên quan, chẳng hạn như Viện Toán học với SGK toán, Viện Ngôn ngữ học với SGK tiếng Việt...
Sau khi đã tổ chức các hội thảo xong và chỉnh sửa bản mẫu SGK, các NXB, các tác giả cần công khai bản mẫu cho xã hội góp ý giống như Đảng đang làm với các dự thảo văn kiện của Đảng.
Chúng tôi cho rằng chỉ khi nào SGK mới được biên soạn và thẩm định một cách nghiêm túc và chặt chẽ như trên thì mới có thể hạn chế được những sai sót và phù hợp với đa số học sinh, xứng đáng là tài liệu để giáo dục con người.
Thực nghiệm ở cả 3 miền
Việc dạy thực nghiệm cũng cần phải đảm bảo cơ cấu vùng miền, tức phải dạy thực nghiệm trên học sinh ở cả ba vùng miền Bắc, Trung, Nam để xem việc tiếp nhận của các em có sự khác biệt nào hay không.
Phương án chỉnh sửa SGK tiếng Việt 1 bộ Cánh Diều
NXB ĐH Sư Phạm TP.HCM vừa công khai tài liệu điều chỉnh và bổ sung ngữ liệu SGK tiếng Việt 1 bộ Cánh Diều để xin ý kiến góp ý.
Tài liệu được đăng tải trên trang web của bộ SGK Cánh Diều lớp 1, gồm 12 trang với 2 nội dung chính: Phần I. Giới thiệu một số ngữ liệu để giáo viên có thể sử dụng thay thế các bài đọc chưa phù hợp; Phần II. Hướng dẫn điều chỉnh một số từ ngữ trong bài.
Cụ thể, tài liệu điều chỉnh đưa ra 11 bài đọc bổ sung cho 11 bài bị cho là không phù hợp, được Bộ GD-ĐT yêu cầu chỉnh sửa bổ sung cùng nhiều điều chỉnh liên quan đến từ ngữ trong các bài học.
Như vậy, hầu hết những phần ngữ liệu gây bức xúc trong dư luận thời gian qua đều đã được NXB ĐH Sư Phạm TP.HCM bổ sung ngữ liệu mới.
Ở phần điều chỉnh từ ngữ, nhiều từ bị đánh giá không phù hợp được loại bỏ, thay thế. Ví dụ từ "cuỗm" được thay bằng từ "tha" trong câu "Có kẻ đã cuỗm gà nhép". Các từ "thở hí hóp", "bê be be"... được loại bỏ.
Được biết, tài liệu trên đưa lên mạng để xin ý kiến giáo viên sử dụng SGK, các nhà khoa học và xã hội từ nay đến ngày 20-11-2020.
Theo kế hoạch, hội đồng thẩm định sẽ thẩm định tài liệu trên vào ngày 21-11 sau khi nhận các góp ý. Dự kiến trước ngày 30-11, NXB sẽ hoàn thiện tài liệu và gửi về các trường tiểu học cho học sinh miễn phí. ( HOÀNG HƯƠNG)
Nhà trường đề xuất đẩy nhanh tiến độ công bố sách giáo khoa lớp 2, lớp 6 Từ thực tế trực tiếp nghiên cứu sách, hiện các nhà trường đang có những chia sẻ để xuất hữu ích đối với quá trình thẩm định, công bố sách tới đây. Tại điểm trường lẻ Lang Thíp, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái, đa phần học sinh là con em các dân tộc thiểu số. Vào lớp 1, vừa học tiếng phổ...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Xôn xao visual em gái "chân dài" của Đặng Văn Lâm, 18 tuổi cao gần 1m80, nhan sắc xinh đẹp hết nấc
Sao thể thao
14:13:52 25/04/2025
7 tác động bất ngờ đến cơ thể khi bỏ ăn đường đột ngột và cách đối phó
Sức khỏe
14:13:51 25/04/2025
Đóng tiền mạng tháng 4/2025 chỉ để theo dõi "concert quốc gia" và cảnh không-có-trên-tivi đỉnh chóp thế này!
Netizen
14:12:03 25/04/2025
Những kế hoạch khó tin, đáng sợ của các tỷ phú công nghệ
Lạ vui
14:00:23 25/04/2025
Mỹ nhân Việt có cát-xê khủng 10 cây vàng: Nhận cú sốc trong lễ đính hôn, âm thầm biến mất khỏi showbiz
Sao việt
13:50:24 25/04/2025
Sử dụng giấy phép lái xe giả có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự
Pháp luật
13:44:29 25/04/2025
Xem trực thăng kéo cờ, tiêm kích xé gió trên bầu trời TPHCM
Tin nổi bật
13:40:58 25/04/2025
Việt Nam có 10 khách sạn lọt top tốt nhất thế giới
Du lịch
13:12:16 25/04/2025
Bức ảnh hé lộ sự thật về concert ế vé của siêu sao một thời
Nhạc quốc tế
12:41:30 25/04/2025
Cặp đôi đẹp nhất Vbiz hiện tại: Nhan sắc thắng đời tuyệt đối, chỉ nhìn nhau cũng bùng nổ chemistry
Hậu trường phim
12:30:49 25/04/2025