Sự cố liên quan đến va chạm giữa chim và máy bay có xu hướng tăng
Cục Hàng không Việt Nam vừa cho biết, theo thống kê của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) và các hãng hàng không, sự cố va chạm giữa chim và tàu bay có xu hướng tăng trong các tháng gần đây.
Sân bay Tân Sơn Nhất. Ảnh minh họa: Huy Hùng/TTXVN
Để hạn chế, ngăn chặn sự cố chim gây ra uy hiếp đến an toàn hoạt động của tàu bay tại các cảng hàng không, sân bay, Cục Hàng không Việt Nam yêu cầu ACV chỉ đạo các cảng hàng không, sân bay căn cứ nội dung quy định tại Thông tư 29/2021/TT-BGTVT và Sổ tay hướng dẫn kiểm soát chim, động vật hoang dã, vật nuôi tại cảng hàng không, sân bay được Cục Hàng không Việt Nam ban hành tại Quyết định số 539/QĐ-CHK ngày 22/3/2022 để triển khai ngay việc lập và thực hiện chương trình kiểm soát chim, động vật hoang dã, vật nuôi tại cảng hàng không, sân bay.
Triển khai ngay các biện pháp tăng cường việc kiểm soát, ngăn chặn, xua đuổi chim, động vật hoang dã tại các cảng hàng không, sân bay, đặc biệt là tại Cảng hàng không quốc tế Nội Bài, Tân Sơn Nhất; rà soát và bổ sung trang thiết bị, phương tiện xua đuổi chim trên cơ sở thực tế của từng cảng, đồng thời tập trung rà soát hồ sơ liên quan đến việc thống kê, theo dõi, kiểm soát chim và động vật hoang dã, vật nuôi tại các cảng và báo cáo Cục Hàng không Việt Nam đề xuất các nội dung thực hiện thông báo tin tức hàng không theo quy định.
Đối với Cảng hàng không quốc tế Nội Bài và Tân Sơn Nhất, Cục Hàng không Việt Nam yêu cầu ACV chỉ đạo bộ phận quản lý an toàn, bộ phận kiểm soát chim và động vật hoang dã thực hiện ngay việc rà soát, đánh giá hiệu quả các biện pháp kiểm soát, xua đuổi chim tại Cảng hàng không Nội Bài, Tân Sơn Nhất, nhận diện mối nguy, đánh giá rủi ro và đề xuất ngay các giải pháp, biện pháp để giảm mối nguy chim va chạm vào tàu bay về cả ngắn hạn và lâu dài. Đồng thời triển khai ngay các biện pháp tăng cường tần suất kiểm tra khu bay để kịp thời phát hiện và thực hiện các biện pháp xua đuổi chim tại Cảng hàng không Nội Bài, Tân Sơn Nhất.
Cục Hàng không Việt Nam cũng yêu cầu các hãng hàng không tiếp tục thực hiện đầy đủ, kịp thời, nghiêm túc quy định báo cáo sự cố chim va chạm vào tàu bay theo mẫu quy định để doanh nghiệp khai thác cảng hàng không, sân bay có giải pháp khắc phục và báo cáo Cục Hàng không Việt Nam chỉ đạo, xử lý và báo cáo Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế (ICAO) theo quy định.
Ngoài ra, Cục Hàng không Việt Nam yêu cầu các Cảng vụ hàng không miền Bắc, miền Trung, miền Nam chỉ đạo đại diện Cảng vụ tại cảng hàng không, sân bay phối hợp chặt chẽ với doanh nghiệp khai thác cảng hàng không, sân bay trong việc triển khai các biện pháp kiểm soát, xua đuổi chim, động vật hoang dã, vật nuôi tại cảng.
Video đang HOT
Kiểm tra, giám sát và kịp thời đôn đốc, yêu cầu Người khai thác cảng trong việc tăng cường kiểm tra, thực hiện các biện pháp kiểm soát và xua đuổi chim, động vật hoang dã, vật nuôi tại cảng hàng không, sân bay; lập và thực hiện chương trình kiểm soát chim, động vật hoang dã, vật nuôi và rà soát nội dung để thông báo tin tức hàng không về hoạt động của chim tại cảng hàng không, sân bay.
Liên quan đến các vụ việc trên, tối muộn 3/5 vừa qua, Trực ban trưởng Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất nhận thông tin từ đại diện Vietnam Airlines cho biết: Khi đang kiểm tra sau chuyến bay VN820 từ Phú Quốc về Tp. Hồ Chí Minh, thợ máy phát hiện có vết máu dính vào động cơ số 2 tàu bay, nghi do va phải chim. Lực lượng chức năng đã kiểm tra khu hoạt động bay và lộ trình tàu bay lăn vào nhưng không phát hiện bất thường.
Trước đó, ngày 1/5/2022, cơ trưởng chuyến bay VN1392 từ Sài Gòn đi Quy Nhơn cũng “cấp báo” trực ban trưởng sân bay xử lý gấp việc có quá nhiều chim quanh đường cất hạ cánh.
Đêm cùng ngày, cũng tại Tân Sơn Nhất, một tàu bay của Vietnam Airlines cũng bị phát hiện có vết móp tại viền phía trước cánh trái tàu bay, xung quanh có dính nhiều vết máu chim, không xác định được địa điểm và thời gian tàu bị va phải chim.
Trong kho đó, sáng 30/4, khi chuyến bay VJ360 của Viejet Air đi Đà Lạt cũng đã phải dừng chờ để xe khu bay lên đuổi chim ở đầu đường băng trước khi cất cánh…
Dự án sân bay Long Thành: Yêu cầu Đồng Nai giao toàn bộ mặt bằng trước 30.6
Phó thủ tướng Lê Văn Thành nhắc nhở và yêu cầu Đồng Nai phải bàn giao toàn bộ mặt bằng dự án sân bay Long Thành (5.000 ha) trước ngày 30.6.
Chiều 27.4, Phó thủ tướng Lê Văn Thành cùng đoàn công tác của Chính phủ đã đi kiểm tra tiến độ giai đoạn 1 dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành (sân bay Long Thành).
Phó thủ tướng Lê Văn Thành (mang áo trắng đứng giữa) tại công trường dự án sân bay Long Thành. Ảnh LÊ LÂM
Báo cáo với Phó thủ tướng Lê Văn Thành, ông Vũ Thế Phiệt, Tổng giám đốc Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV), chủ đầu tư xây dựng sân bay Long Thành cho biết đến nay hạng mục san lấp đã đạt khối lượng 6,6 triệu m 3.
Hiện các nhà thầu đang thi công gói thầu đóng cọc nhà ga và phấn đấu hoàn thành trong tháng 9.2022. Qua tháng 10.2022 có thể thi công phần thân nhà ga.
Đại công trường đang tấp nập thi công. Ảnh LÊ LÂM
Tuy nhiên, ông Vũ Thế Phiệt cho rằng mặt bằng thi công vẫn còn tình trạng "xôi đỗ", vướng khoảng 20%; đồng thời kiến nghị Đồng Nai sớm bàn giao mặt bằng để phục vụ thi công.
Trao đổi về vấn đề này, ông Võ Tấn Đức, Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai cho hay, giai đoạn 1 chủ đầu tư cần 1.810 ha và 722 ha đất dự trữ. Đến nay Đồng Nai đã bàn giao hơn 2.192 ha. Trong đó có 1.680 ha thuộc giai đoạn 1 và 502 ha thuộc khu vực dự trữ đất dôi dư. Số còn lại dự kiến khoảng giữa tháng 5.2022 sẽ bàn giao hết.
Lãnh đạo ACV cho biết hạng mục san lấp đã đạt khối lượng 6,6 triệu m 3. Ảnh LÊ LÂM
Còn diện tích giai đoạn 2 (phần còn lại trong tổng số diện tích 5.000 ha đất), ông Võ Tấn Đức cho biết hiện công tác giải phóng mặt bằng đang được tích cực thực hiện, dự kiến hoàn thành trong tháng 6.2022.
Phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc, Phó thủ tướng Lê Văn Thành bày tỏ sự phấn khởi sau 90 ngày thi công, công trình đã có chuyển biến tốt ngoài công trường, đồng thời ghi nhận sự cố gắng của Bộ GTVT, chủ đầu tư, ban quản lý dự án...
Bên cạnh đó, Phó thủ tướng nhắc nhở Đồng Nai rằng theo Nghị quyết của Quốc hội, sân bay Long Thành phải đưa vào sử dụng trong năm 2025. Đây là "dự án trọng tâm của trọng tâm, trọng điểm của trọng điểm". Để dự án đúng tiến độ đề ra, Phó thủ tướng yêu cầu Đồng Nai phải nhanh chóng giải phóng mặt bằng, bàn giao mặt bằng toàn bộ trước ngày 30.6.
Gần 600 đội bắt chó thả rông ở Hà Nội hoạt động thế nào? Mỗi đội bắt chó thả rông sẽ gồm 6-8 cán bộ của phường, tần suất hoạt động 1-2 lần/tuần nhưng không có lịch cố định nhằm phát hiện, xử lý những tình huống vi phạm của chủ vật nuôi. Dù đã thuê một căn nhà có cổng hướng ra đường lớn, trong một năm qua, chị Nguyễn Thị Hà (24 tuổi, sống tại...