Nhiều biện pháp phòng, chống đói, rét cho đàn vật nuôi
Để chủ động ứng phó với diễn biến phức tạp của thời tiết mùa Đông, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La đã triển khai nhiều biện pháp phòng, chống đói, rét cho đàn gia súc, gia cầm.
Qua đó, nhằm giảm thiểu thiệt hại thấp nhất về chăn nuôi, bảo đảm phát triển chăn nuôi bền vững, mang lại thu nhập cho người dân.
Anh Đinh Công Lương luôn chủ động phương án bảo vệ đàn vật nuôi, nên những năm qua không có gia súc, gia cầm bị chết rét.
Thực hiện sự chỉ đạo của Ủy ban nhân dân huyện Vân Hồ, các hộ chăn nuôi gia súc, gia cầm đã thực hiện gia cố, che, chắn, vệ sinh nền chuồng không để ẩm ước, gió lùa, hạn chế chăn thả buổi sáng, bổ sung thức ăn tinh bột, cỏ tươi, rơm, dạ.
Nhiều năm trở lại đây, chăn nuôi gia súc, gia cầm là sinh kế chính của gia đình anh Đinh Công Lương và nhiều hộ dân ở bản Hang Trùng 1, xã Vân Hồ, huyện Vân Hồ. Với hàng trăm con gà, 40 con lợn được nuôi và xuất bán mỗi năm đem lại nguồn thu cao, nên anh Lương luôn chủ động phương án bảo vệ đàn vật nuôi.
Video đang HOT
Anh Lương cho biết đã chủ động căng bạt, bóng sưởi, thức ăn. Trong những năm qua, gia đình anh không có hiện tượng gia súc, gia cầm bị chết rét, do có sự chuẩn bị từ trước.
Huyện Vân Hồ nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa Đông lạnh khô đối với một số xã vùng dọc sông Đà và ẩm ướt đối với các xã dọc Quốc lộ 6 và các bản vùng cao.
Anh Đinh Công Lương, bản Hang Trùng 1, xã Vân Hồ chủ động căng bạt, chuẩn bị bóng sưởi và thức ăn cho gia súc, gia cầm.
Trong những năm gần đây, thời tiết khí hậu khắc nghiệt hơn như khô hanh, sương muối, lốc, mưa đá, băng giá xuất hiện nhiều lần trong năm đã gây thiệt hại trong sản xuất, chăn nuôi và ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân.
Anh Hà Văn Chính, bản Hang Trùng 2, xã Vân Hồ, huyện Vân Hồ cho hay, hiện tại gia đình anh có 11 con bò, sau khi được các cấp, ngành tuyên truyền, hướng dẫn, vài năm gần đây gia đình anh đã tự biết cách chăm sóc đàn gia súc của mình.
Mùa Đông, anh Chính đảm bảo về chuồng trại và nguồn thức ăn, mùa Hè thường xuất hiện dịch bệnh thì thực hiện các phương pháp như: rắc vôi khử trùng chuồng trại hằng tuần, hằng tháng; tiêm vaccine định kỳ, đảm bảo cho đàn bò luôn khỏe mạnh.
Gia đình anh Chính đã xây chuồng trại rộng, giúp cho đàn gia súc có điều kiện vận động và che chắn kín để gió, mưa mù không tạt vào, đảm bảo chuồng trại luôn được khô ráo nên không xảy ra hiện tượng bò bị chết rét.
Vài năm gần đây, anh Chính Hà Văn Chính ở bản Hang Trùng 2, xã Vân Hồ đã tự biết cách chăm sóc đàn gia súc trong mùa Đông giá rét.
Huyện Vân Hồ có lợi thế về phát triển chăn nuôi gia súc và người dân cũng đang tập trung cao trong việc phát triển đàn trâu, bò. Toàn huyện hiện có trên 40.000 con trâu, bò; trong đó có 2.050 con bò sữa. Từ việc chăn nuôi đã giúp nâng cao thu nhập cho người dân, vì vậy các hộ chăn nuôi tiếp tục tái đàn, chăn nuôi theo hướng nhốt chuồng, hình thành vùng chăn nuôi, đảm bảo đầu ra và thu nhập ổn định.
Ông Thái Bá Sinh, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Vân Hồ, thông tin, huyện Vân Hồ khi vào mùa Đông thường hay xảy các đợt rét đậm, rét hại, gây ảnh hưởng đến sự phát triển của đàn gia súc. Do vậy, đơn vị đã tham mưu kịp thời cho Ủy ban nhân dân huyện để chỉ đạo đến các xã; trong đó, tập trung tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện tốt các biện pháp phòng tránh đói rét cho đàn vật nuôi; khuyến cáo bà con nên chăn thả vào những ngày nắng ấm, vào những đợt rét đậm, rét hại người dân phải che chắn kín chuồng trại, đồng thời dự trữ thức ăn, không chăn thả gia súc ra ngoài.
Với sự chỉ đạo sát sao của cấp ủy, chính quyền địa phương cùng sự chủ động của người dân, hiện tại trên địa bàn huyện chưa có gia súc, gia cầm bị chết rét. Trước những diễn biến phức tạp của thời tiết, các đơn vị chức năng khuyến cáo các hộ chăn nuôi không được chủ quan, lơ là, phải thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng, chống đói rét, bảo vệ đàn vật nuôi trong những ngày thời tiết rét đậm, rét hại, góp phần phát triển kinh tế, tăng thu nhập cho người chăn nuôi.
Chăn nuôi an toàn sinh học vượt qua “bão” dịch bệnh
Những năm qua, chăn nuôi trên địa bàn tỉnh gặp không ít khó khăn do tình hình dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm diễn ra khá phức tạp, khó kiểm soát.
Trước thực trạng đó, chăn nuôi an toàn sinh học (ATSH) được xem là giải pháp hữu hiệu giúp kiểm soát dịch bệnh, bảo vệ đàn vật nuôi, hạn chế ô nhiễm môi trường, hướng đến phát triển nông nghiệp bền vững và nâng cao thu nhập cho người chăn nuôi.
Chị Lê Thị Hạnh, xã Vĩnh Long (Vĩnh Lộc) thực hiện nghiêm các biện pháp chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học.
Chăn nuôi theo hướng ATSH là phương thức chăn nuôi bao gồm biện pháp tổ chức quản lý và kỹ thuật chăn nuôi thú y bảo đảm cho vật nuôi phát triển bình thường. Đồng thời, cách ly được với các vi khuẩn, vi-rút và các tác nhân sinh vật gây bệnh khác để có sản phẩm con giống, nguồn thực phẩm sạch bệnh. Để phát triển chăn nuôi theo hướng ATSH, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chỉ đạo các đơn vị trực thuộc khuyến cáo các hộ chăn nuôi thực hiện nghiêm túc quy trình vệ sinh chuồng trại, kiểm soát người, phương tiện ra, vào khu vực chăn nuôi. Bên cạnh đó, quản lý chặt chẽ từ con giống đến thức ăn, nguồn nước; giữ vệ sinh cho vật nuôi và cả người nuôi ở mức độ cao nhất; tiêm các loại vắc-xin theo khuyến cáo của ngành thú y,... Phối hợp với chính quyền các địa phương tập huấn cho các chủ hộ chăn nuôi về quy trình, kỹ thuật chăn nuôi theo hướng ATSH; cán bộ chuyên môn đến các hộ dân để trực tiếp hướng dẫn thực hiện các quy trình chăn nuôi theo hướng ATSH. Bên cạnh đó, các chuồng trại chăn nuôi khi thiết kế phải có khu cách ly, mỗi khi nhập vật nuôi mới về phải cách ly ít nhất từ 20 - 30 ngày để bảo đảm an toàn về bệnh dịch sau khi cắt đàn và loại bỏ nguy cơ mang mầm bệnh từ bên ngoài vào chuồng trại... Thông qua việc đẩy mạnh thực hiện các giải pháp phát triển chăn nuôi theo hướng ATSH, nhiều hộ dân đã có cơ hội tiếp cận với phương thức chăn nuôi tiên tiến, áp dụng khoa học - kỹ thuật và nâng cao kiến thức chăn nuôi. Đơn cử như gia đình chị Lê Thị Hạnh, xã Vĩnh Long (Vĩnh Lộc), sau khi tham gia các lớp tập huấn về chăn nuôi, chị đã mạnh dạn đầu tư xây dựng khu chuồng trại cách xa nhà ở và có khu chuồng trại riêng để khi có gà bị bệnh sẽ cách ly ngay để tránh lây lan sang các con khác. Đồng thời, nền trại được rải một lớp trấu dày, hằng ngày đảo trấu kết hợp với rải vôi bột xử lý phân gà; thực hiện tiêm vắc-xin đúng quy định; vệ sinh máng ăn mỗi ngày và sát trùng, vệ sinh chuồng trại hàng tuần; nhờ đó hạn chế tối đa việc gà bị dịch bệnh. Chị Hạnh cho biết: Có thể thấy rõ hiệu quả trong việc chăn nuôi theo hướng ATSH, như tỷ lệ gà nuôi sống đạt 95%, xuất chuồng sớm từ 10 đến 15 ngày, giảm ngày công lao động, hiệu quả kinh tế tăng từ 15 đến 20% so với chăn nuôi theo phương pháp truyền thống.
Sau khi dịch tả lợn châu Phi cơ bản đã được kiểm soát, gia đình ông Nguyễn Ngọc Nghiệm, xã Hà Tiến (Hà Trung) đã quyết định tái đàn. Khác với lần nuôi trước, sau khi được cán bộ thú y ở địa phương hướng dẫn, ông Nghiệm đã mạnh dạn đổi mới phương thức chăn nuôi theo hướng ATSH. Ông Nghiệm cho biết: Con giống phải có nguồn gốc rõ ràng, phải có giấy kiểm dịch của nơi xuất, khi mới mua về phải được nuôi ở một chuồng hoàn toàn riêng biệt, có chế độ chăm sóc, phòng bệnh hợp lý. Chuồng trại phải được vệ sinh sạch sẽ, sát trùng theo định kỳ; người ra vào chuồng trại phải thực hiện sát khuẩn để tránh tình trạng lây lan dịch bệnh từ bên ngoài vào trang trại. Để xử lý chất thải, ông sử dụng đệm lót sinh học để chuồng trại không còn mùi hôi; đồng thời, trong quá trình nuôi, ông phối trộn men sinh học với thức ăn giúp lợn tăng sức đề kháng.
Theo đánh giá của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, chăn nuôi theo hướng ATSH mang đến nhiều lợi ích rõ rệt, giảm tỷ lệ dịch bệnh do có những biện pháp xử lý chuồng trại, thú y, thức ăn, vệ sinh môi trường,... Từ đó hạn chế sử dụng kháng sinh, giúp bảo đảm sức khỏe đàn vật nuôi, an toàn vệ sinh thực phẩm và nâng cao thu nhập cho người nuôi. Nhờ chứng minh được hiệu quả về kinh tế và phòng, chống dịch bệnh nên phương pháp chăn nuôi theo hướng ATSH ngày càng được nhiều hộ chăn nuôi áp dụng. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh, có khoảng hơn 90.000 hộ đang thực hiện chăn nuôi theo hướng ATSH. Tuy nhiên, phần lớn các hộ chăn nuôi còn manh mún, nhỏ lẻ, đôi khi chỉ dừng lại ở các mô hình chứ chưa nhân rộng, phát triển với quy mô lớn, tập trung nên việc áp dụng ATSH còn hạn chế. Do chăn nuôi theo hướng ATSH đòi hỏi các hộ chăn nuôi phải thực hiện nghiêm ngặt vệ sinh chuồng trại; yêu cầu về con giống bảo đảm nguồn gốc xuất xứ và an toàn dịch bệnh; thức ăn, nước uống, xử lý chất thải chăn nuôi bảo đảm vệ sinh theo quy định của thú y. Bên cạnh đó, phải có các biện pháp chăm sóc, bảo đảm dinh dưỡng để nâng cao sức đề kháng cho vật nuôi; kiểm soát vật tư và dụng cụ chăn nuôi đưa vào chuồng trại,... Chính vì vậy, thời gian tới, các sở, ban, ngành có liên quan của tỉnh cần tích cực phối hợp với các địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền về hiệu quả của việc chăn nuôi theo hướng ATSH. Đồng thời, tăng cường tập huấn, chuyển giao kỹ thuật phục vụ chăn nuôi ATSH cho người sản xuất. Mặt khác, việc đầu tư phát triển chăn nuôi theo hướng ATSH thường đòi hỏi vốn đầu tư khá lớn; do đó, cần có chính sách hỗ trợ tín dụng ưu đãi để tạo điều kiện cho người dân tiếp cận và ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào phát triển chăn nuôi, tham gia vào chuỗi từ chăn nuôi đến giết mổ, tiêu thụ sản phẩm theo hướng an toàn, bền vững.
Nhiệt độ xuống dưới 0 độ C, Lào Cai xuất hiện sương muối Do nhiệt độ giảm xuống dưới 0 độ C, sáng sớm 18/1, đỉnh Fansipan (thị xã Sa Pa, Lào Cai) đã xuất hiện sương muối phủ trắng núi rừng. Chính quyền địa phương đã chỉ đạo người dân áp dụng mọi biện pháp phòng, chống rét cho cây trồng, vật nuôi. Sương muối phủ trắng trên đỉnh Fansipan. Ảnh tư liệu: Quốc Khánh/TTXVN...