Sự bất thường trong điểm thi đánh giá năng lực ngoại ngữ ở Trường Đại học Hà Nội
Điểm số trong kỳ thi đánh giá năng lực ngoại ngữ tại Trường Đại học Hà Nội có sự bất bình thường, chênh lệch rất lớn giữa các phần thi, liệu có tiêu cực?
Trường Đại học Hà Nội. Ảnh: thiquocgia.vn
Tòa soạn Báo đã nhận được phản ánh của bạn đọc về điểm số bất bình thường trong kỳ thi đánh giá năng lực ngoại ngữ tại Trường Đại học Hà Nội.
Theo phản ánh, trong kỳ thi ngày 29/10/2017 Trường Đại học Hà Nội đã tổ chức thi đánh giá năng lực ngoại ngữ. Đến ngày 08/11/2017 nhà trường đã có thông báo kết quả điểm thi của các thí sinh.
Điều bất bình thường là trong bảng kết quả điểm số thi năng lực tiếng Anh trình độ B1 – C1 (DT 3 bậc) điểm số giữa các phần thi có sự chênh lệch nhau quá cao, điểm số phần thi nói cao vượt trội hơn so với phần thi nghe, đọc, viết.
Cụ thể, trong một vài trường hợp như thí sinh P.V.C. có phần điểm nói là 8.5, điểm viết chỉ 1.5, nghe và đọc đều được 3.0 điểm; thí sinh T.C.D phần điểm nói là 8.0, điểm viết đạt 1.5, điểm đọc đạt 3.0; thí sinh T.A.T phần điểm nói đạt 9.5, viết và nghe chỉ đạt 2.0 điểm, đọc đạt 3.0 điểm.
Những thí sinh trên đều đạt với tổng số điểm là 4.25 để đạt trình độ B1.
Điều đáng chú ý, trong số đó thí sinh N.T.N có điểm nói 8.0, phần đọc được 0 điểm.
“Thông thường một người học ngoại ngữ giỏi thì các kỹ năng phải tương đối đồng đều nhau. Nói cách khác, điểm thi giữa các kỹ năng giữa các bài thi thường không quá chênh lệch nhau.
Nếu có chăng thì kỹ năng nghe hay nói có thể do nhiều yếu tố điểm thấp hơn và các kỹ năng còn lại cao cao thì vẫn có thể hiểu được.
Video đang HOT
Tuy nhiên điểm thi mà chênh lệch quá lớn như thế này thì tôi cho rằng có vấn đề?
Chấm thi phần nói có thực sự nghiêm túc không khi kết quả một thí sinh đạt 8.0 trở lên gần tương đương trình độ C1 về kỹ năng nói.
Tức là có thể diễn đạt lưu loát, tức thì và không thể hiện rõ rệt việc phải tìm từ ngữ diễn đạt. Có thể sử dụng ngôn ngữ linh hoạt và hiệu quả phục vụ các mục đích xã hội, học thuật và chuyên môn”, ý kiến của bạn đọc thắc mắc.
Liên quan đến những phản ánh trên, hôm 18/01/2018, trao đổi với Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam, ông Nguyễn Đình Luận, Hiệu trưởng Trường Đại học Hà Nội cho biết, việc điểm số có sự chênh lệch nhau là chuyện bình thường.
“Nhiều thí sinh nói rất lưu loát nhưng về phương diện đọc hiểu, phân tích câu cú, ngữ pháp thì lại rất kém. Do đó điểm số ở học phần của họ có sự chênh lệch nhau là chuyện bình thường.
Quyết định về việc công nhận kết quả thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của Trường Đại học Hà Nội Ảnh: Trực Ngôn
Tôi lấy ví dụ như các em trên vùng cao như tỉnh Sa Pa, nhiều em nói rất lưu loát nhưng khi đọc hay viết và phân tích ra câu cú ngữ pháp thì lại rất kém, chưa chắc họ đã làm được.
Còn về vấn đề thi cử ở nhà trường không có chuyện tiêu cực bởi các bước làm đều có quy trình, và được lực lượng chức năng giám sát,…”, ông Nguyễn Đình Luận cho biết thêm.
Cũng liên quan đến vấn đề trên, ông Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng phòng Đào tạo, thư ký Hội đồng thi cho biết:
Các phòng thi đều có camera giám sát có thể giám sát đến từng thí sinh một. Phần thi nói nhà trường còn đi trước yêu cầu của Bộ là 02 giáo viên hỏi một và có máy ghi âm ghi lại toàn bộ nội dung thi nói.
Một là để phục vụ phúc tra, hai là để phục vụ Thanh tra, ba là để phục vụ cho công tác kiểm tra của nhà trường khi cần phải xem lại việc đánh giá có chính xác hay không.
Có một trường hợp điểm thi nói không chính xác là trường hợp thí sinh T.A.T do có sự nhầm lẫn.
Vì đó là kết quả chưa chính thức, là bản nháp, bị nhầm cơ học do bảng điểm nói phân ra rất nhiều tiêu chí. Trong quá trình xử lý cộng dồn, cộng nhầm các tiêu chí điểm nói là 08 nhưng giám khảo ghi nhầm là 9,5.
“Vì có sự bất thường, nhà trường đã đề nghị bộ phận kỹ thuật trích xuất file âm thanh phần thi nói để kiểm tra và xác nhận, thực sự thí sinh trả lời nói tốt, nhưng nói đến bài thi thì cả 04 thí sinh này có một đặc điểm chung là đạt điểm rất thấp, có thí sinh bỏ trắng bài hoặc chỉ chép đề bài, làm sai rất nhiều.
Một bài thi trắc nghiệm có 40 câu mà thí sinh bỏ trắng hoàn toàn. Đó là trường hợp của thí sinh Đ.T.N “, ông Dũng cho biết thêm.
Theo Giaoduc.net
Trường đại học Kinh tế quốc dân dự kiến tuyển hơn 5.000 chỉ tiêu
Trường đại học Kinh tế quốc dân dự kiến tăng một số ngành và chương trình đặc thù, đồng thời chỉ tiêu sẽ tăng khoảng 5% so với năm 2017.
ảnh minh họa
75% chỉ tiêu cho diện xét theo kết quả thi THPT quốc gia
Theo ông Bùi Đức Triệu, Trưởng phòng Đào tạo Trường đại học Kinh tế quốc dân, tuyển sinh đại học của trường giai đoạn 2018 - 2020 cơ bản giữ ổn định phương thức tuyển sinh như năm 2017, tuy nhiên, vẫn sẽ có một số điều chỉnh và những điều chỉnh này sẽ được công bố hàng năm.
Như vậy, về phương thức tuyển sinh, Trường đại học Kinh tế quốc dân vẫn thực hiện theo 2 phương thức: xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi THPT quốc gia và xét tuyển kết hợp. Chỉ tiêu xét tuyển sẽ tính theo ngành và theo các chương trình đào tạo đặc thù. Trường sẽ tăng dần quy mô tuyển sinh phù hợp với năng lực đào tạo của trường và nhu cầu của xã hội.
Hiện nay, hiệu trường nhà trường đã quyết định phê duyệt đề án tuyển sinh trong điều kiện tự chủ, bắt đầu từ năm 2018, trong đó thông báo lộ trình cụ thể theo một số mốc thời gian quan trọng.
Ông Triệu cho biết: "Năm nay, trường dự định tăng khoảng 5% chỉ tiêu. Như vậy, trường sẽ tuyển ít nhất khoảng 5.000 chỉ tiêu (năm 2017 là 4.800 chỉ tiêu). Nhưng con số chỉ tiêu này chưa tính đến chương trình đào tạo đặc thù dành cho các nhóm ngành công nghệ thông tin và du lịch (những nhóm ngành mà hiện Bộ Giáo dục - Đào tạo đã có chính sách tăng cường đào tạo)".
Theo đề án vừa phê duyệt thì không quá 5% chỉ tiêu mỗi ngành (và tổng chỉ tiêu) cho diện thí sinh tuyển thẳng; tối thiểu 75% cho diện xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi THPT quốc gia năm 2018; không quá 20% cho diện xét tuyển kết hợp.
Trường cũng sẽ đặt ra ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào và sẽ thông báo cụ thể sau khi có kết quả thi THPT quốc gia năm 2018. Tổ hợp xét tuyển tùy theo ngành và chương trình đào tạo, dự kiến giữ nguyên như năm 2017 (bao gồm các tổ hợp A00, A01, B00, D01 và D07). Trường xếp chuyên ngành sau khi sinh viên nhập học. Quy mô tối thiểu để mở lớp chuyên ngành là 30 sinh viên.
Từ năm 2021 sẽ tổ chức kỳ thi tuyển riêng
Theo đề án, về cơ bản trường vẫn sẽ giữ ổn định các tổ hợp xét tuyển (A00, A01, B00, D01, D07). Tuy nhiên, từ năm sau trường sẽ điều chỉnh thêm các tổ hợp mới (trong các tổ hợp mới sẽ có 2 môn toán và tiếng Anh) hoặc hủy các tổ hợp ít thí sinh đăng ký.
Hàng năm, trường cũng sẽ lập đề án tuyển sinh mới, cập nhật và hoàn thiện theo hướng tăng chỉ tiêu và mở rộng đối tượng xét tuyển kết hợp. Từ năm 2019, trường sẽ nghiên cứu xây dựng phương án tuyển sinh độc lập và từng bước thực hiện với mục tiêu đến năm 2021 hoàn thiện đề án này. Định hướng tuyển sinh từ năm 2021 sẽ đa dạng hóa phương thức tuyển sinh, thời gian tuyển, cơ cấu chỉ tiêu phù hợp và linh hoạt. Mỗi năm sẽ có 2 kỳ tuyển sinh, 1 kỳ vào mùa thu và 1 kỳ vào mùa xuân.
Theo đó, phương thức xét tuyển sẽ gồm có xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi THPT quốc gia và kết quả thi của các trung tâm khảo thí quốc gia, kết quả thi của nhóm tuyển sinh chung (nếu có); xét tuyển kết hợp tương tự hiện nay có cập nhật, bổ sung và hoàn thiện phù hợp với thực tiễn; và đặc biệt trường sẽ tổ chức kỳ thi tuyển riêng theo dạng bài thi đánh giá năng lực tương tự kỳ thi SAT(kỳ thi chuẩn hóa của Mỹ).
Theo TNO
Học sinh Sài Gòn nghỉ Tết Nguyên đán 12 ngày Học sinh trên địa bàn TP.HCM sẽ có kỳ nghỉ Tết Mậu Tuất kéo dài 12 ngày, từ 12/2 đến 23/2. Học sinh thi vào lớp 10 THPT ở TP.HCM. Ảnh: Tùng Tin. Theo kế hoạch thực hiện thời gian năm học 2017-2018 ở các bậc học do UBND TP.HCM phê duyệt, nghỉ Tết Mậu Tuất từ ngày 12/2 (tức 27 tháng Chạp)...