Su-57 có phải “át chủ bài” đối phó với “kỳ phùng đich thủ” F-22 và F-35?
Là chiến đấu cơ tàng hình thế hệ thứ 5, Su-57 có phải là quân bài hoàn hảo để không quân Nga cạnh tranh với Mỹ cả về chất lượng và số lượng?
Bộ Quốc phòng Nga đã công bố 1 video ấn tượng cho thấy khả năng của 4 trong số những mẫu chiến đấu cơ tàng hình Su-57, nhưng màn thể hiện ngoạn mục này cũng không khiến Su-57 trở nên phổ biến hơn.
Không thể phủ nhận những chiến đấu cơ Su-57 rất ấn tượng nhưng chúng lại quá đắt nên khiến quân đội Nga không thể mua với số lượng lớn.
Chiến đấu cơ tàng hình thế hệ thứ 5 Su-57. Ảnh: Wikipedia
Trong các video công bố hồi tháng 11/2019 do hãng truyền hình Zvezda của điện Kremlin sản xuất, 4 trong số những chiếc Su-57 hai động cơ đã bay cùng đội hình với máy bay vận tải An-12. Hai trong số những mẫu chiến đấu cơ tránh radar đã hạ cánh cùng lúc trong khi một chiếc Su-57 đã thể hiện màn nhào lộn trên không vô cùng ngoạn mục.
4 chiếc Su-57 trong video chiếm gần một nửa trong số 10 chiến đấu cơ tàng hình mà lực lượng không quân Nga nhận được kể từ khi máy bay này thực hiện chuyến bay đầu tiên vào năm 2010. Hai chiếc Su-57 sau đó đã được triển khai tại Syria vào tháng 2/2018. Mặc dù không đưa ra bằng chứng song điện Kremlin khẳng định rằng các chiến đấu cơ này đã thực hiện một số nhiệm vụ tấn công ở Syria.
Điện Kremlin đã đưa ra yêu cầu về về tiêu chuẩn sản xuất với lô hàng Su-57 đầu tiên vào tháng 8/2018 với hy vọng sẽ thành lập một phi đội bay thường xuyên đầu tiên vào năm 2019. Tuy nhiên, ngân sách quân sự sụt giảm giữa lúc nền kinh tế đang lao đao nên Moscow đã quyết định không mua loại máy bay này với số lượng lớn.
Hiện vẫn chưa rõ việc phát triển Su-57 có chi phí là bao nhiêu cho tới nay hoặc chương trrình này sẽ cần bao nhiêu tiền để hoàn thành việc phát triển cũng như giá từng máy bay sản xuất theo tiêu chuẩn là bao nhiêu. Quân đội Mỹ đã dành hơn 60 tỷ USD để mua 180 chiếc F-22 và dự kiến sẽ dành 400 triệu USD mua thêm 2.300 chiếc F-35.
Thứ trưởng Quốc phòng Nga Yuri Borisov nhận định trên truyền hình hồi tháng 7/2018 rằng: “Như các bạn đã biết, ngày nay Su-57 được coi là một trong những máy bay tốt nhất được sản xuất trên thế giới. Vì thế, sẽ thật vô nghĩa khi thúc đẩy nhanh quá trình sản xuất hàng loạt chiến đấu cơ thế hệ thứ 5 này”.
Su-57 của Nga bắt đầu phát triển vào đầu những năm 2000 nhưng mọi thứ chỉ tiến triển khi chiến lược quốc phòng năm 2009 của điện Kremlin được thực hiện.
Tháng 5/2009, Tổng thống Nga khi đó là Medvedev đã thông báo một chiến lược an ninh quốc gia mới cho tới năm 2020. Kế hoạch này đã khen ngợi ông Putin dẫn dắt nước Nga thoát khỏi cuộc khủng hoảng mang tính hệ thống về chính trị và kinh tế – xã hội, cũng như dự đoán Nga sẽ “tăng cường ảnh hưởng trên trường thế giới” như một quốc gia đi đầu về chính trị và kinh tế.
Một nguồn ngân sách mới “chưa từng có tiền lệ” đã được đưa ra để ủng hộ kế hoạch mới này. Tỷ lệ ngân sách dành cho quân đội tăng lên và nếu so sánh với GDP của nước này thì Nga nằm trong số ít các quốc gia dành hơn 5% GDP cho lĩnh vực quốc phòng”, báo cáo “The Military Balance” (tạm dịch là Sự cân bằng quân sự – ND) do Viện nghiên cứu chiến lược quốc tế công bố năm 2017 cho biết.
“Sau gần 2 thập kỷ suy yếu và không chú tâm vào phát triển quân đội, Moscow đã bắt đầu phát triển một lực lượng quân đội hiện đại hơn có khả năng phóng hỏa lực bên ngoài biên giới nước Nga”, Báo cáo của Cơ quan Tình báo Mỹ thuộc Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết năm 2017.
Khoản ngân sách này đã hỗ trợ dây chuyền sản xuất 5 chiến đấu cơ gồm 1 chiếc Su-57 đang sản xuất, 3 biến thể của Su-27, trong đó có Su-30, Su-34 và Su-35 cùng các phiên bản đang sản xuất của MiG29. Lực lượng không quân Nga đã nhận được 200 máy bay mới và máy bay được nâng cấp từ năm 2017 và khoảng 100 chiếc vào năm 2018. Trong khi đó, Mỹ đã đặt hàng hơn 400 chiến đấu cơ mới chỉ trong năm 2018.
Video đang HOT
Dù vậy, trong một vài năm Nga dành ngân sách cao hơn cho quốc phòng đã đem tới những hiệu quả mạnh mẽ cho không quân nước này.
“Việc đưa đáng kể các chiến đấu cơ ra tiền tuyến và sử dụng các máy bay chiến đấu với tần suất cao ở Syria đã khiến không quân Nga có một “bộ mặt hoàn toàn mới trong một thời gian ngắn”, nhà phân tích Keir Giles viết trong một báo cáo năm 2017 của Quỹ Carnegie vì Hòa bình Quốc tế.
Theo chuyên gia Giles: “Các nhà quan sát của Nga lạc quan khi so sánh khả năng trên không của họ với Mỹ, đồng thời cho biết số lượng vũ khí của không quân Nga cũng tương đương với Mỹ”.
Để hỗ trợ kế hoạch năm 2009, điện Kremlin cần sở hữu ít nhất 1.000 chiến đấu cơ mới và trực thăng vào năm 2020, song việc giảm sâu ngân sách có thể khiến lực lượng vũ trang Nga trang bị ít hơn các chiến đấu cơ mới, mà trong đó là một số chiếc Su-57.
Trái lại, năm 2018, Mỹ đã đặt hàng hoặc sản xuất thêm hàng trăm chiến đấu cơ tàng hình thế hệ thứ năm F-35 và F-22.
Các chuyên gia không lực phương Tây cho rằng việc Nga thiếu các chiến đấu cơ có thể tạo nên những khoảng cách về năng lực so với Mỹ. Su-57 của Nga được ví như một ngôi sao nổi tiếng nhưng trên thực tế lại không có vai trò đáng kể với chiến lược quân sự của Nga./.
Kiều Anh/VOV.VN (biên dịch)
Theo vov.vn/National Interest
Nga hỏi Mỹ kiếm tiền để làm gì?
Washington muốn tất cả các nước đồng minh thanh toán toàn bộ chi phí triển khai quân, cộng thêm hoa hồng 50% "bồi dưỡng" vì được Mỹ bảo vệ.
Trang Sputnik của Nga mới đây có bài phân tích về các động thái của Mỹ liên quan tới Hội nghị thượng đỉnh Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) nhân dịp 70 năm thành lập.
Bao nhiêu tiền là đủ?
Theo giới phân tích Nga, Mỹ đã tiếp tục hối thúc các đồng minh tăng chi tiêu quốc phòng, đồng thời đặt câu hỏi người Mỹ kiếm tiền để làm gì?
Theo trang báo Nga, tại hội nghị ở London vừa qua, Tổng thống Mỹ Donald Trump cáo buộc các đồng minh NATO không thực hiện những cam kết về chi tiêu quốc phòng, và cảnh báo nếu họ không làm như vậy, Mỹ sẽ không bảo vệ những nước này trong trường hợp chiến tranh.
Mỹ chi khoảng 3% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) cho ngân sách quân sự và người đứng đầu Nhà Trắng chỉ trích các đồng minh có ngân sách quân sự nhỏ hơn.
Phát biểu với báo giới, ông Trump nói: "Một số nước chi tiêu ít hơn 1%, điều này không thể chấp nhận được. Nếu có chuyện gì xảy ra, chúng tôi phải bảo vệ họ. Điều này là không công bằng, không trung thực".
Tổng thống Mỹ D. Trump hủy họp báo và bỏ về sớm tại Hội nghị thượng đỉnh NATO ở London
Theo Sputnik, nhà lãnh đạo Mỹ trên thực tế không chấp nhận Điều 5 của Hiệp ước NATO, trong đó quy định bất cứ cuộc tấn công nào vào một thành viên của NATO cũng là hành động tấn công cả khối.
Năm 2014, các thành viên NATO đã đạt được một thỏa thuận tăng chi tiêu quân sự lên 2% GDP đến năm 2024. Nhưng ông Trump, với tư cách là Tổng thống Mỹ, đòi các đồng minh phải ngay lập tức tăng phần đóng góp vào ngân sách NATO.
Ông Trump đã tweet vào tháng 7/2018: "Trong nhiều năm liền, các vị tổng thống đã cố gắng nhưng không thành công trong việc ép buộc Đức và các quốc gia thành viên giàu có khác của NATO phải chi tiêu nhiều hơn để được bảo vệ khỏi Nga. Tại sao chỉ có 5 trong tổng số 29 quốc gia thành viên thực hiện cam kết của mình?".
Ông chủ Nhà Trắng viết thêm: "Cần phải trả 2% GDP, và không phải vào năm 2025 mà ngay bây giờ. Cuối cùng, phải có 4%!". Một tháng sau đó, ông Trump tiếp tục chỉ trích các đồng minh không trả đủ tiền vào ngân sách khối với dòng tweet: "NATO có thái độ rất không công bằng đối với Mỹ!".
Hình ảnh được cho là các nhà lãnh đạo NATO (từ trái sang: Thủ tướng Canada J. Trudeau, Thủ tướng Anh B. Johnson và Tổng thống Pháp E. Macron) đang "nói xấu" ông Trump
Nhằm xoa dịu "cơn thịnh nộ" của nhà lãnh đạo Mỹ, cuối tháng 11/2018, ban lãnh đạo của liên minh đã sửa đổi công thức đóng góp vào ngân sách NATO. Tỷ lệ đóng góp của Đức cho ngân sách NATO tăng từ 14,8% đến 16%, còn tỷ lệ đóng góp của Mỹ giảm từ 22% xuống 16%.
Bất chấp bước đi nhượng bộ này, ông Trump tiếp tục cảnh báo rằng nếu các nước không "chấp hành" mức chi tiêu quân sự 2% GDP, Mỹ có thể phải áp dụng một số biện pháp liên quan đến thương mại. Ông Trump từng nói: "Tôi nắm trong tay các át chủ bài trong lĩnh vực thương mại".
Lòng tham vô đáy
Theo Sputnik, điều đáng chú ý là tại hội nghị thượng đỉnh kỷ niệm 70 năm thành lập NATO, ông Trump trên thực tế đã thừa nhận rằng NATO hiện không có kẻ thù cụ thể. Người đứng đầu Nhà Trắng nhấn mạnh: "Tôi nghĩ rằng chúng ta nên hòa hợp với Nga".
Trong khi đó, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tuyên bố: "Trước khi nói về việc tăng ngân sách quân sự, liên minh cần phải hiểu được mục tiêu của NATO là gì". Tổng thống Trump đáp trả: "Không nước nào cần NATO nhiều hơn Pháp, và những phát ngôn như vậy của Paris là rất nguy hiểm".
Trước đó, nhà lãnh đạo Pháp đã "gây sốt" với phát biểu rằng NATO đang trong tình trạng "chết não", ám chỉ tình trạng mất phương hướng và chia rẽ nội bộ hiện nay của liên minh quân sự này.
Theo giới phân tích Nga, sự phẫn nộ của nhà lãnh đạo Mỹ là dễ hiểu bởi Mỹ kiếm được rất nhiều tiền nhờ việc bảo vệ các đồng minh. Trước hết, bằng cách bán vũ khí.
Theo truyền thống lịch sử, chính người Mỹ đã đặt ra các tiêu chuẩn quốc phòng cho các nước NATO, do đó Mỹ là nhà cung cấp chính vũ khí và thiết bị quân sự cho các thành viên liên minh.
Do đó, Sputnik cho rằng việc ông Trump yêu cầu các đồng minh NATO tăng đóng góp và chi tiêu quốc phòng thực chất "chỉ là một mưu đồ tiếp thị".
Tuy nhiên, châu Âu đã tỏ rõ thái độ không hài lòng với điều này. Trước thềm hội nghị thượng đỉnh NATO tại London, Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Florence Parley đã kêu gọi Mỹ ngừng áp đặt các sản phẩm quân sự của mình lên các quốc gia khác trong NATO.
Bà Florence Parley nói trong cuộc phỏng vấn của tạp chí Journal du Dimanche: "Không được để dưới sức ép của Washington, Điều 5 của Hiệp ước NATO nói về sự đoàn kết biến thành Điều F-35 ép buộc chúng tôi phải mua vũ khí của Mỹ".
Mỹ đang ráo riết "đòi tiền" đồng minh Hàn Quốc
Cũng theo Sputnik, Mỹ có được tiền nhờ các căn cứ quân sự bố trí khắp thế giới. Washington cũng bắt đầu áp dụng các biện pháp cứng rắn hơn.
Vào tháng 11, trong cuộc đàm phán với Hàn Quốc về hoạt động của các căn cứ quân sự Mỹ ở nước này, chính quyền Trump đã ra tuyên bố muốn Seoul tăng gấp 5 lần chi tiêu để nhận được sự bảo vệ của Mỹ: Từ mức 893 triệu USD/năm lên gần 5 tỷ USD.
Nếu trước đây cứ 5 năm Mỹ xem xét lại mức đóng góp này một lần, bây giờ Washington tuyên bố "tăng giá" hàng năm. Hiện đã loan truyền thông tin Mỹ đe dọa giảm quân số khoảng 4.000 binh sĩ trong tổng số 26.500 lính Mỹ đang đồn trú tại Hàn Quốc.
Theo kế hoạch, năm 2021, Mỹ sẽ đàm phán với Nhật Bản về việc gia hạn thỏa thuận cho phép lính Mỹ đóng quân tại Nhật Bản. Sputnik đưa ra lời khuyên rằng Tokyo nên chuẩn bị tinh thần trả nhiều tiền hơn.
Washington đã cảnh báo Tokyo rằng, sau khi thỏa thuận hiện tại về các căn cứ quân sự hết hạn vào tháng 3/2021, các khoản chi phí sẽ tăng gấp 4 lần, lên đến 8 tỷ USD mỗi năm.
Mỹ xoay vòng sức mạnh để kiếm tiền và ngược lại
Hãng tin Nga cũng đưa ra số liệu rằng Mỹ đang duy trì khoảng 55.000 binh sĩ đôn trú ở Nhật Bản. Hàng năm, Tokyo trả khoảng 1,7 tỷ USD để duy trì các căn cứ quân sự của Mỹ.
Nhật Bản mua từ Mỹ các loại vũ khí, cho thuê bất động sản miễn phí cho quân nhân Mỹ, bảo đảm cho họ chế độ miễn thuế và các lợi ích khác với tổng giá trị được đánh giá lên tới khoảng 2 tỷ USD.
Ngoài ra, Sputnik cung cấp thêm số liệu cho thấy Mỹ đã bố trí các căn cứ quân sự ở khoảng 140 quốc gia. Tổng ngân sách của các căn cứ này trong năm tài khóa 2020, theo dữ liệu Bộ Quốc phòng Mỹ là 24,4 tỷ USD (không bao gồm chi tiêu cho các hành động quân sự). Ông Trump muốn tăng ngân sách này lên đến ít nhất 100 tỷ USD.
Hãng tin Nga đã dẫn lại phát biểu của cựu cố vấn an ninh quốc gia Mỹ John Bolton hồi tháng 3 năm nay giải thích, Washington muốn tất cả các nước đồng minh có lực lượng quân sự Mỹ đồn trú phải thanh toán toàn bộ chi phí triển khai quân, cộng thêm khoản tiền hoa hồng 50% để "bồi dưỡng" cho việc được Mỹ bảo vệ về mặt quân sự.
Đông Triều
Theo baodatviet.vn
Tu-160 máy bay ném bom chiến lược của liên bang Nga Máy bay ném bom Tu-160, được xem là máy bay ném bom siêu âm lớn nhất thế giới. Nó được xem như cánh tay nối dài của không quân liên bang Nga trong thời kỳ mới Quang Huy Theo vov.vn