Steve Wozniak, ‘ông Hổ’ thiên tài đứng sau thành công của Apple
Tuy không nổi tiếng bằng Steve Jobs, đồng sáng lập Apple Steve Wozniak lại là ‘bộ não của Apple’, mảnh ghép quan trọng làm nên thành công của công ty.
Steve Gary Wozniak sinh ngày 11/8/1950 tại San Jose, California, Mỹ. Không chỉ đồng sáng lập Apple Computer cùng Steve Jobs, ông còn là người thiết kế mẫu máy tính cá nhân thương mại thành công đầu tiên. Những phát minh của ông đã ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của mọi người và doanh nghiệp khắp thế giới.
Thiên tài kỹ thuật thích “chơi khăm”
Ông từng chia sẻ, “những gì bạn mong muốn trong đời là mục tiêu mà bạn luôn theo đuổi và tìm cách đạt được. Nó quan trọng hơn cả kiến thức mà bạn có”. Cha của ông, một kỹ sư tại công ty hàng không vũ trụ Lockheed Martin, chính là người đã mang đến môi trường để ông nuôi dưỡng niềm đam mê với máy tính và thiết kế. Mỗi khi thắc mắc điều gì đó, hai cha con sẽ cùng tìm ra câu trả lời, cho ông thoải mái khám phá và tìm hiểu. Ông cũng thường xuyên tham dự các hội chợ khoa học và giành chiến thắng mọi cuộc thi tại đây.
Phát minh đầu tiên của ông là vào lớp 6, sau khi học logic, ông đã phát triển hàng trăm bóng bán dẫn rồi gắn vào một bảng mạch để chơi Tic Tac Toe không bao giờ thua. Wozniak giải thích, ông không chỉ là một kỹ sư. Khi nảy ra một ý tưởng, ông sẽ đi đến thư viện, nghiên cứu và khoe với bạn bè. Ông cũng thích chơi khăm người khác. Ông từng phát minh ra một thiết bị có thể can thiệp tín hiệu tivi chỉ bằng một nút bấm. Ông sẽ dùng nó để trêu đùa mọi người, thuyết phục họ tivi chỉ hoạt động nếu đánh vào nó hay giữ ăng-ten, đứng bằng một chân…
Khi hình thành sự hứng thú với kỹ thuật, nó trở thành đam mê cả đời của ông và ông muốn dùng kỹ thuật để biến thế giới thành một nơi tốt đẹp hơn. Ông có hai mẹo quan trọng để tạo ra một sản phẩm được yêu thích trong thời gian dài. Đầu tiên, thiết kế những thứ mà bạn muốn, như vậy, bạn sẽ chăm chút để nó trở nên hữu dụng. Khi mọi người hỏi vì sao ông lại muốn làm ra máy tính, ông thừa nhận nó mang tính cá nhân. Mẹo thứ hai là thiết kế một cách đơn giản. Theo ông, tốt hơn là làm ra các thiết kế đơn giản vì chúng dễ hiểu, dễ chế tạo. Tuy nhiên, làm được như vậy đòi hỏi kiến thức và khối lượng công việc đồ sộ.
Wozniak đề cao sự đơn giản của Steve Jobs. Đơn giản là điểm chung giữa hai “Steve”, giá trị ấy phản ánh trong chiến lược của Apple đến ngày nay.
“Quả táo” làm nên sự nổi tiếng của Wozniak
Những thiết bị chúng ta đang sử dụng – smartphone, máy tính bảng, laptop hay máy tính cá nhân – đều có dấu ấn trực tiếp và gián tiếp của Steve Wozniak. Điện tử đóng vai trò trung tâm trong cuộc sống của “thầy phù thủy” này.
Trong năm đầu tiên học tại trường Đại học Colorado Boulder, ông bị đuổi vì tấn công hệ thống máy tính tại đây và gửi đi các tin nhắn chơi khăm. Ngoài ra, ông còn sử dụng một thủ thuật để gọi điện thoại quốc tế miễn phí. Ông liên lạc với Vatican, giả làm Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ Henry Kissinger để xin nói chuyện với Giáo hoàng.
Video đang HOT
Năm 1971, Wozniak gặp Steve Jobs qua một người bạn. Cả hai ngay lập tức thân nhau vì có chung vài mối quan tâm trong điện tử và thiết kế máy tính.
Cuối thập niên 60, đầu thập niên 70, sứ mệnh gắn với những điều vĩ đại của Wozniak ngày một rõ rằng. Ông từng làm việc tại HP nhưng chỉ xem đây là chỗ nghỉ chân. Khoảng thời gian này, ông bắt đầu thử nghiệm một trong các vi xử lý đầu tiên, dựa trên Intel 8080 nhưng HP không hứng thú với công trình của ông. Đầu năm 1976, ông viết video game “Breakout” cho Jobs, người đang công tác tại Atari. Đây không phải dự án chung đầu tiên của hai người. Jobs nhìn thấy tiềm năng trong thiết kế vi xử lý của Wozniak và khuyên bạn nên khởi nghiệp. Dù ban đầu hoài nghi, Wozniak bị thuyết phục sau khi Jobs nói rằng, nếu không thành công, ít nhất họ cũng có chuyện để kể cho con cháu. Ngày 1/4/1976, Wozniak, Jobs và Ron Wayne cùng nhau thành lập Apple Computer.
Wozniak chính là “ nhạc trưởng” trong công cuộc phát triển máy tính cá nhân thương mại thành công đầu tiên. Ông thiết kế cả phần cứng và phần mềm. Khoản vốn đầu tiên đến từ Jobs và họ sản xuất thiết bị trong nhà kho của Jobs. Mẫu Apple I mà ông thiết kế là thiết bị giá phải chăng đầu tiên dành cho các hộ gia đình, hoạt động như máy tính ngày nay với bàn phím và màn hình. Apple I có giá 666,66 USD tại thời điểm đó. Họ không mất nhiều thời gian để đưa ra phiên bản tốt hơn, Apple II, hoàn thành vào năm 1977 và bán ra thị trường, khác hoàn toàn với các mẫu máy tính khác. Apple II có đầy đủ các thành phần như CPU, bàn phím, đồ họa màu, ổ đĩa mềm. Nhiều người xem đây là “bố già” của máy tính hiện đại. Chỉ Năm 1983, Apple đạt giá trị vốn hóa 1 tỷ USD, Wozniak và Jobs thành triệu phú chỉ trong một đêm.
Nếu như Jobs phụ trách tiếp thị và kinh doanh, Wozniak giám sát hoạt động kỹ thuật của Apple. “Steve luôn tìm ra cách biến chúng thành tiền. Steve biết nên bán hàng ở đâu. Tôi không bao giờ nghĩ về điều đó, tôi chỉ làm ra mọi thứ cho vui”, Wozniak giải thích. Ông có 4 bằng sáng chế và đứng sau nhiều thành tựu như điều khiển từ xa có thể lập trình đầu tiên, công nghệ GPS không dây… Ông nhận được vô số giải thưởng và thành tích nhờ những cống hiến nổi bật và ấn tượng trong lĩnh vực khoa học, công nghệ.
Dù gặt hái được nhiều thành công với Apple, Wozniak cảm thấy công ty là trở ngại ngăn cản ông trở thành người như bản thân mong muốn. Ông yêu thích kỹ thuật chứ không phải công việc quản lý. Khi các kỹ sư khác gia nhập “táo khuyết”, ông thấy mình không còn cần thiết ở đây nữa. Đầu năm 1985, ông rời bỏ Apple. Cũng vì cho rằng Apple đã đi sai hướng trong 5 năm qua, ông bán gần hết cổ phiếu của mình. Dù vậy, tới nay, ông vẫn là một cổ đông trong công ty mình sáng lập. Ông giữ liên lạc với Steve Jobs cho tới khi bạn mình qua đời năm 2011. Tuy nhiên, năm 2006, trả lời tờ The Seattle Times, ông tiết lộ hai người không còn là bạn thân.
Những phát minh của Wozniak có sức ảnh hưởng lâu dài tới nhiều lĩnh vực đời sống ngày nay. Sự ra đời của máy tính cá nhân đã thúc đẩy ngành công nghiệp máy tính, đồng thời thay đổi cách công chúng tiêu thụ và chia sẻ thông tin. “Cha từng nói với tôi rằng, là một kỹ sư, con có thể thay đổi thế giới của con và lối sống cho rất nhiều người khác. Tới ngày nay, tôi vẫn tin rằng kỹ sư nằm trong số những người quan trọng của thế giới”, nhà sáng lập tuổi Dần của Apple bộc bạch.
Quyết định của Apple được chứng minh là đúng đắn
Sau 7 năm, Apple đã thành công trong việc thuyết phục người dùng rằng cổng 3,5 mm là lỗi thời và không còn quá cần thiết.
Chân cắm 3,5 mm là chuẩn chung cho tai nghe trong rất nhiều năm. Song, với sự phát triển của các loại tai nghe không dây, cổng cắm này đang dần bị các nhà sản xuất điện thoại bỏ qua. Tiên phong là Apple khi quyết định loại bỏ jack 3,5 mm trên chiếc iPhone 7.
Thời điểm đó đã có nhiều phản ứng tiêu cực từ cộng đồng công nghệ và thậm chí từ những người dùng lâu năm của hãng. Nhưng thực tế chứng minh Apple đã đúng và thay đổi để loại bỏ cổng tai nghe cũ kỹ của hãng cũng được nhiều công ty khác học theo.
Quyết định từng bị cười nhạo
Cổng cắm 3,5 mm đã có lịch sử tồn tại hơn 100 năm, từ những tổng đài điện thoại thế kỷ 19. Đến năm 2016, Apple đã bất ngờ loại bỏ cổng cắm tai nghe trên iPhone, khởi đầu trào lưu mới trong ngành công nghiệp di động. Khi đó, chiếc iPhone 7 được giới thiệu cùng với sợi cáp chuyển từ cổng Lightning sang đầu 3,5 mm.
Nói về quyết định bỏ cổng tai nghe, Phó chủ tịch Apple Phil Schiller khi ấy nói rằng bây giờ người dùng có thể không hiểu quyết định của Apple, nhưng sẽ nhận ra vào một ngày nào đó.
Nhiều người đã cười nhạo khi Phó chủ tịch Apple nói về việc loại bỏ giắc cắm tai nghe. Ảnh: Business Insider.
Sau iPhone 7, gã khổng lồ công nghệ Mỹ tiếp tục nỗ lực của mình khi tiếp tục loại bỏ jack cắm 3,5 mm trên phần lớn thiết bị di động từ năm 2018. iPad Pro 2018 đã trở thành máy tính bảng đầu tiên của Táo khuyết không có cổng cắm tai nghe. Còn bây giờ, chỉ có dòng iPad giá rẻ mới có jack cắm này.
Song, theo nhiều tin đồn gần đây, chiếc iPad đời thứ 10 của hãng cũng sắp sửa "khai tử" đầu kết nối cũ kỹ này, buộc người dùng phải chuyển sang các thiết bị không dây hoặc mua jack chuyển đổi của Apple.
Không chỉ bị người dùng phản đối, quyết định táo bạo vào năm 2016 của Apple cũng bị nhiều đối thủ khác chê cười, thậm chí còn chạy quảng cáo để dè bỉu hãng. Nhưng cuối cùng, hầu hết công ty sau đó đều phải chạy theo xu hướng này.
Samsung là một trong những kẻ đi đầu trong phong trào "dìm hàng" Táo khuyết. Hãng đã thuê một loạt quảng cáo nhằm chỉ trích quyết định bỏ cổng tai nghe trên iPhone. Tuy nhiên, cuối cùng hãng cũng phải học theo Apple và bắt đầu cắt giảm chân cắm 3,5 mm trên flagship chủ lực Galaxy S20 của mình.
Bắt chước Apple, các hãng công nghệ cũng dần loại bỏ cổng 3,5 mm trên thiết bị của mình. Ảnh: FossBytes.
Tương tự Samsung, Google cũng từng đem iPhone của Táo khuyết ra làm trò đùa. Hãng còn dùng video thiết kế của Jony Ive để cho thấy Google Pixel 6a tốt hơn hẳn với jack cắm tai nghe truyền thống. Sau đó, ông lớn này đã bỏ cổng 3,5 mm trên điện thoại Pixel 2 của mình.
Chiến lược táo bạo mang lại thành công cho Apple
Theo Apple Insider, vào thời điểm ra mắt iPhone 7, tập đoàn công nghệ Mỹ từng khẳng định rằng Lightning mới là cổng kết nối tốt hơn dành cho việc thu phát âm thanh. Đồng thời, việc sử dụng chung cổng cắm cho tất cả thiết bị sẽ giúp tiết kiệm không gian phần cứng, chừa chỗ cho các linh kiện khác.
Song, các chuyên gia công nghệ lại cho rằng quyết định khai tử cổng 3,5 mm của Apple chỉ đơn giản là để lấy thêm tiền của người dùng. Khi đó tai nghe Beats by Dre của Apple đã chiếm hơn một nửa doanh số tai nghe Bluetooth toàn cầu.
Trong sự kiện vào tháng 9/2016, sự xuất hiện của AirPods là nguyên nhân chủ yếu khiến hãng loại bỏ cổng cắm này.
Thực tế cho thấy Apple đã thành công khi mở ra một con đường mới cho người dùng với tai nghe AirPods. Chỉ trong một năm, AirPods nhanh chóng trở thành một hiện tượng toàn cầu, thậm chí lượng cung ứng không thể đáp ứng đủ nhu cầu thị trường.
Với thành công của AirPods, Apple đã chứng minh quyết định của mình là đúng đắn. Ảnh: MacWorld.
Với thành công của AirPods hiện tại, không khó để khẳng định rằng Apple đã đúng khi bỏ cổng 3,5 mm. Không chỉ mở ra tương lai cho thiết bị tai nghe không dây, gã khổng lồ còn đưa thị trường smartphone lên một bước tiến mới.
Nhờ việc loại bỏ cổng cắm lỗi thời, những thiết bị có dây luộm thuộm, giới công nghệ đã phát minh ra nhiều sản phẩm mang tính đột phá hơn.
Theo Apple Insider, hiện vẫn còn nhiều tranh cãi xoay quanh việc sử dụng cổng tai nghe cũ vì đây là một phương thức kết nối rẻ, đơn giản cho cả các công ty và người dùng. Với những tác vụ cần sử dụng đến âm thanh, video, đầu cắm 3,5 mm cũng cho ra chất lượng ổn định và sắc nét hơn.
Tuy nhiên, những lợi thế này không đủ để thuyết phục Apple và hầu hết người dùng quay lại với chân cắm tai nghe cũ.
Lời khuyên đặc biệt từ Steve Jobs Jony Ive, cựu Giám đốc thiết kế của Apple, tiết lộ chính lời khuyên về sự tận tâm của Steve Jobs đã giúp ông có được thành công như hiện tại Trong một cuộc phỏng vấn trên tạp chí về thiết kế Wallpaper, ông Jony Ive đã hồi tưởng về lời khuyên đặc biệt của Steve Jobs, nhà sáng lập Apple. Ông Ive...