Status mới của CEO Facebook nên được hiểu như thế nào?
Nhân kỷ niệm 15 năm Facebook ra đời, Mark Zuckerberg đăng bài viết kể về ’sứ mệnh’ kết nối mọi người của mạng xã hội này và gặp phải nhiều ý kiến trái chiều từ cộng đồng.
Bài đăng nhân kỷ niệm 15 năm Facebook của Mark Zuckerberg cách đây ít ngày tiếp tục gây tranh cãi. The Guardian cho rằng CEO Facebook đã sử dụng những “thủ thuật ngôn ngữ” để đánh tráo khái niệm giữa Internet và Facebook nhằm có được thiện cảm từ công chúng.
Tương tự nhiều bài phát biểu trước đây, CEO Facebook kể lại câu chuyện tạo ra mạng xã hội này trong ký túc xá đại học Harvard 15 năm trước.
Mark Zuckerberg hãy thôi nhắc đến câu chuyện “ký túc xá Facebook” để tập trung vào hiện thực.
“Mười lăm năm trước, tôi đã ra mắt phiên bản đầu tiên của website Facebook từ ký túc xá đại học. Vào thời điểm đó, tôi nhận ra rằng có rất nhiều trang để tìm thấy mọi thứ từ sách, nhạc, tin tức, thông tin đến doanh nghiệp, ngoại trừ thứ thực sự quan trọng nhất: con người. Vì vậy, tôi đã xây dựng một trang web đơn giản, nơi chúng tôi có thể kết nối với những người mình muốn và chia sẻ những gì quan trọng”, Mark Zuckerberg mở đầu bài viết.
Nội dung “tâm thư” của Mark Zuckerberg được đăng ở đây. Tuy nhiên, chúng không đủ để che đi những sự thật trần trụi về Facebook. Dưới đây là 4 điều cơ bản mà CEO Facebook đã cố lấp liếm.
2019 không phải lúc Zuckerberg mải mê “kết nối thế giới” nữa
Thực chất, “sứ mệnh” cao cả kết nối mọi người không phải là mục đích ban đầu của Facebook. Phiên bản đầu tiên của Facebook là FaceMash, một nền tảng mà CEO Facebook đánh cắp những bức ảnh của các nữ sinh cùng trường để mọi người đánh giá về độ nóng của họ. Điều này không được Mark đề cập nhưng nhiều bình luận bên dưới bài viết đã nói thay vị CEO này.
Facemash, công cụ cho phép đánh giá ngoại hình của các nữ sinh Harvard mới là phiên bản đầu tiên của Facebook. Ảnh: Phim The Social Network.
Suốt 15 năm qua, Zuckerberg vẫn nghĩ về mục đích kết nối mọi người. Thế nhưng, trang Guardian khuyên CEO Facebook hãy bắt đầu nghĩ đến chuyện tin vào việc một mạng xã hội có thể tiếp tay giả mạo trái phiếu, ảnh hưởng đến kết quả bầu cử và tràn lan tin giả. Đó là điều đáng suy nghĩ trong năm 2019 thay vì “nhai đi nhai lại” sứ mệnh kết nối mọi người từ năm 2003.
Bên cạnh đó, trong “tâm thư” nhân dịp Facebook 15 năm tuổi, Mark cũng “quên” nhắc đến anh em nhà Winklevoss, hai người đã bị ông chơi xấu. Mark Zuckerberg nhận làm một mạng xã hội cho hai anh em Winklevoss nhưng mục đích chính là trì hoãn nhằm ra mắt Facebook trước. Mark Zuckerberg cho rằng mạng xã hội của hai anh em này sẽ cạnh tranh với Facebook.
“Quốc gia” 2,7 tỷ người, đầy ảnh hưởng đến Internet
Facebook có hơn 2,7 tỷ người dùng với 100 ngôn ngữ và gần 1,7 tỉ USD doanh thu chỉ trong quý IV/2018 và 59 tỷ USD cho cả năm. Công ty cũng có mức vốn hóa thị trường lên đến 484 tỷ USD trong tháng 1/2019. “Những con số mà mọi người nên chú ý và suy ngẫm về sức mạnh thực sự của Facebook”, Guardian viết.
Nếu nói Facebook là một xã hội thì Mark Zuckerberg là tổng thống của một quốc gia có 2,7 tỷ dân, tài lực mạnh mẽ với tầm ảnh hưởng toàn cầu.
Tuy vậy, theo Guardian, trong bài viết của mình, Mark Zuckerberg không thừa nhận sức mạnh thực sự của bản thân mà chuyển giao toàn bộ quyền lực đó cho Internet. Trong suốt 15 năm, Zuckerberg đại diện cho câu lạc bộ các tỷ phú, nơi có rất nhiều công ty mất hàng chục năm vẫn chưa thể tiếp cận. Facebook vẫn đang phát triển và thâu tóm ngày càng nhiều quyền lực trong tay.
Video đang HOT
Với 2,7 tỷ người dùng, Facebook chứa đựng những quyền lực vô hình. Ảnh: CommonSpace.
“Phần lớn kinh nghiệm của mọi người trong quá khứ được xác định bởi các tổ chức phân cấp lớn như chính phủ, phương tiện thông tin đại chúng, trường đại học và các tổ chức tôn giáo. Những nơi này mang lại sự ổn định nhưng thường ở xa và không thể truy cập được. Nếu bạn muốn tiến bộ, bạn sẽ phải thăng tiến từ từ. Nếu bạn muốn bắt đầu một cái gì đó mới hoặc truyền bá một ý tưởng mới, sẽ khó khăn hơn nếu không có sự ban phước của các tổ chức này”, Mark Zuckerberg cho rằng Internet giúp mọi người tự do hơn trong việc chia sẻ.
Viết những lời này nhưng Mark Zuckerberg không nhận ra ông cũng là một trong những tổ chức có cách hoạt động tương tự các tổ chức tôn giáo, chính quyền. Facebook quản lý người dùng bằng các điều khoản, quy tắc và thuật toán. Điểm khác biệt duy nhất là Facebook không hề ổn định.
Đồng thời, Facebook cũng sử dụng sức mạnh của mình để vận động hành lang cho các chính trị gia ở Washington, Brussels, New Delhi, Brasíin, Canberra, Ottawa, Dublin và London. “Nhân viên của Facebook cũng tích cực giúp các nhà lãnh đạo quốc gia như Donald Trump, Narendra Modi và Rodrigo Duterte nắm quyền”, Guardian viết.
Internet từng không ảnh hưởng xã hội như Facebook
“Trước khi có Internet, nếu bạn có quan điểm hoặc sở thích khác với mọi người trong khu phố của bạn, việc tìm một cộng đồng chia sẻ sở thích của bạn sẽ khó hơn. Nếu ai đó bạn biết đã chuyển nhà, bạn thường sẽ mất liên lạc. Nếu bạn muốn gây sự chú ý cho một vấn đề, bạn thường phải thông qua các chính trị gia hoặc báo chí, những người có quyền phân phối thông điệp của bạn. Nếu bạn muốn tiếp cận khách hàng mới cho doanh nghiệp của mình, bạn thường phải mua quảng cáo hoặc bảng quảng cáo đắt tiền”, Mark Zuckerberg viết về việc Internet đã giúp mọi người tiếp cận, chia sẻ thông tin dễ dàng hơn.
Internet không khiến Osama Binladen quyền lực hơn nhưng Facebook khiến hàng trăm nghìn người phải tị nạn vì mâu thuẫn dân tộc.
Theo Guardian, Mark Zuckerberg đang đưa cách mà Facebook hoạt động gán cho Internet. Những quyền tự do, dân chủ của Internet được ông gán cho Facebook một cách khập khiễng.
Thực tế, trước khi có Facebook, Internet không giúp những tư tưởng kích động thù hằn và các hoạt động khủng bố lan rộng. Những diễn đàn, hội nhóm, các mạng xã hội như Blog 360, MySpace không gây ra những biến cố chính trị. Nhưng đến thời của Facebook, kết quả bầu cử của siêu cường quốc Mỹ bị ảnh hưởng, phân biệt sắc tộc, tôn giáo gia tăng. Một số chiến dịch diệt chủng chống lại loài người được thực hiện bằng cách sử dụng các tính năng của Facebook mà Mark Zuckerberg cho rằng nó được dùng để giải phóng thế giới.
“Bây giờ, bạn có thể kết nối với bất cứ ai và sử dụng tiếng nói riêng của bạn. Bạn không cần phải đi qua các tổ chức hiện có theo cùng một cách. Con người bây giờ có sức mạnh lớn hơn nhiều, và điều đó tạo ra cơ hội, nhưng cũng có những thách thức và trách nhiệm mới”, Zuckerberg viết.
Theo Guardian, Facebook thực sự là một con dao hai lưỡi khi nó cung cấp các công cụ, quyền lực cho cả những nhà dân chủ và cả những lực lượng chống dân chủ, vô nhân tính, gây thù hận và bạo lực cho thế giới.
“Vấn đề ở đây là Facebook chứ không phải mạng Internet”, Guardian cho rằng Facebook là mầm móng của những bất ổn chính trị thế giới, hoàn toàn khác với cách mà Internet hoạt động.
Thực tế là cấu trúc và chức năng của Facebook trái nghịch với hệ tư tưởng của Internet. Internet phân phối và dựa trên mã nguồn mở, mọi người bình đẳng trong việc tiếp cận thông tin và không có những chiến dịch quảng cáo hướng mục tiêu.
Facebook ‘độc hại’ hơn Apple, Amazon, Google
Trên thực tế, Facebook không phản ảnh hoàn toàn xã hội thực, nơi con người chịu trách nhiệm những việc của họ. Facebook không có luật lệ xã hội chặt chẽ, mọi người tự do phát ngôn, mua quảng cáo mà không phải chịu trách nhiệm. Chính điều này khiến Facebook trở thành một xã hội chứa đựng nhiều tiêu cực và sự mất lòng tin.
Sau 10 năm, Facebook là ứng dụng ảnh hưởng tiêu cực nhất đến xã hội.
Hãy cùng nhìn lại một số dữ liệu khảo sát về Facebook để thấy sau 15 năm Facebook đang như thế nào. Theo khảo sát của CB Insights, sau 10 năm, Facebook là công ty gây ảnh hưởng tiêu cực nhất cho xã hội với 40% trên 4.000 người tham gia tán thành. Đứng sau Facebook là Amazon với 11% và Google với 4%.
Trong một cuộc khảo sát khác về lòng tin dành cho các ứng dụng của Statista, có 40% người dùng ở Mỹ mất lòng tin với Facebook vì các bê bối của mạng xã hội này.
Kết thúc “tâm thư”, Zuckerberg cho rằng Facebook sẽ tiếp tục 15 năm tiếp theo. Liệu CEO Facebook có thực hiện được điều đó khi Facebook vẫn hàng ngày bất ổn và lòng tin của người dùng đang giảm dần?
Theo Zing
Facebook tròn 15 năm tuổi, Mark Zuckerberg thay đổi toàn thế giới
Mạng xã hội Facebook hiện đã 15 tuổi và CEO Mark Zuckerberg đang là tâm điểm của sự chú ý.
Trải qua nhiều thành công và đối mặt với vô vàn tranh cãi, Giám đốc điều hành (CEO) Facebook - Mark Zuckerberg đã được coi là một trong những bộ óc xuất sắc nhất trong thế hệ trẻ.
Với tài sản ròng trị giá 71 tỷ USD năm 2018, CEO trẻ tuổi này đã tạo ra một mạng xã hội có lượng người dùng hoạt động hàng tháng nhiều hơn dân số của bất kỳ quốc gia nào trên thế giới và quyền bầu cử đa số của mình cho phép anh kiểm soát hoàn toàn công ty. Điều này cũng đồng nghĩa với việc anh sẽ là tâm điểm của mọi vụ bê bối.
CEO Facebook - Mark Zuckerberg.
Và trong hai năm qua, Facebook đã phải liên tục đối mặt với hàng loạt các vụ rắc rối. Thậm chí, lãnh đạo công ty đã bị gọi nhiều lần vì cách xử lý dữ liệu người dùng, khiến nhiều người tranh luận về ưu và nhược điểm của các mạng miễn phí như Facebook - hiện đang chủ yếu dựa vào các nhà quảng cáo để có doanh thu. Năm 2018, Zuckerberg đã được triệu tập để làm chứng trước Quốc hội và trả lời các nhà lập pháp về vai trò của Facebook trong các sự kiện khác nhau như cuộc bầu cử năm 2016 và vụ bê bối thu thập dữ liệu Cambridge Analytica.
Giữa các "cơn bão", Zuckerberg đã bảo vệ Facebook và nhắc lại sứ mệnh của công ty là kết nối thế giới với các dự án như đưa truy cập internet đến các khu vực có ít kết nối hơn; thông qua công việc từ thiện của mình, anh đã đổ hàng triệu USD vào các nỗ lực giáo dục và hàng tỷ USD vào các sáng kiến để chữa nhiều căn bệnh trên thế giới.
Tuy nhiên, những tiết lộ gần đây đã khiến Zuckerberg và công ty của anh nổi cộm hơn bao giờ hết. Dưới đây là những một mốc thời gian trong sự nghiệp của Zuckerberg, từ những ngày khởi đầu khiêm tốn ở vùng ngoại ô New York đến vai trò là một trong những CEO giàu có nhất thế giới:
Là một "người khổng lồ" của Thung lũng Silicon, Mark Zuckerberg được nuôi dưỡng tại thị trấn cổ kính Dobbs Ferry, thành phố New York, Mỹ. Anh được sinh ra bởi bà Edward và ông Karen Zuckerberg, một nha sĩ và bác sĩ tâm thần. Anh có ba anh chị em: Randi, Donna và Arielle.
Vì là một đứa trẻ sớm phát triển, Mark ở tuổi 12 đã tạo ra một chương trình nhắn tin có tên là "Zucknet" bằng Atari BASIC. Ông cũng mã hóa các trò chơi máy tính cho bạn bè của mình từ nhỏ.
Khi học trung học tại Học viện Phillips Exeter nổi tiếng ở New Hampshire, anh đã xây dựng một nền tảng phát nhạc trực tuyến, khiến cả AOL và Microsoft đều tỏ ra thích thú. Mặc dù còn là một thiếu niên nhưng anh đã từ chối lời đề nghị mua lại hoặc tìm một công việc.
Không chỉ là một "con mọt" máy tính, Zuck còn rất yêu thích tác phẩm kinh điển - "Odyssey" và những thứ tương tự . Anh cũng từng trở thành đội trưởng của đội đấu kiếm tại trường trung học của mình.
Ngay sau khi Zuckerberg bắt đầu tại Đại học Harvard vào năm 2002, anh đã nổi tiếng là một nhà phát triển có kinh nghiệm. Sản phẩm đầu tiên của anh là "Face mash" - có thể so sánh với ứng dụng "Hot or Not". Chương trình này đã nhận được 22.000 lượt xem từ 450 lượt truy cập trong bốn giờ đầu tiên. Harvard nhanh chóng ra lệnh gỡ nó xuống với lý do lo ngại về bản quyền và bảo mật.
Anh đã bắt đầu "The Facebook" với một vài người bạn và bỏ học sau năm thứ hai để tập trung toàn thời gian vào mạng xã hội.
Trước khi bỏ học, Zuckerberg đã gặp người vợ hiện tại của mình, Priscilla Chan. Cô Chan đã chia sẻ trên trang "Today" rằng họ đã gặp nhau tại một bữa tiệc của anh em nhà Zuckerberg, Alpha Epsilon Pi.
Zuckerberg không phải lúc nào cũng là chính khách lịch sự như bây giờ. Trong những ngày đầu tạo nên Facebook, người thanh niên này còn mang theo danh thiếp có nội dung: "Tôi là CEO, Bitch."
Công ty của Zuckerberg đã huy động được khoản tài trợ Series A trị giá lên tới 12,7 triệu USD trong khi anh vẫn chưa đủ tuổi uống r.ượu hợp pháp. Và từ đó anh đã viết lên lịch sử.
Năm 2010, tạp chí Time đã đưa Zuckerberg trở thành "Nhân vật của năm".
Không có nhiều CEO công nghệ trở nên bất tử trên màn ảnh rộng nhưng bộ phim "Mạng xã hội" - "The Social Network" năm 2010 đã đưa câu chuyện thành lập Facebook lên rạp. Bộ phim này đã giành được tám đề cử giải Oscar nhưng Zuckerberg mạnh mẽ khẳng định rằng nhiều chi tiết trong phim không chính xác.
Ngày nay, có hơn 2 tỷ người trên thế giới sử dụng Facebook mỗi tháng. Công ty vẫn kiếm được hàng tỷ USD mỗi quý bằng cách thu phí quảng cáo.
Theo dân việt
Bạn cũ Mark Zuckerberg nổi hứng GATO viết sớ "bóc phốt" dài ngoằng, tố Facebook chỉ giỏi bịa đặt Năm hết Tết đến, anh bạn cũ này chắc lại không muốn cho CEO Facebook ăn Tết ngon lành đây. Cách đây vài ngày, trong không khí người người nhà nhà đi tất niên tổng kết năm âm lịch cũ thì lại ít người để ý rằng Mark Zuckerberg vừa bị một anh bạn cũ "ném đá" tơi bời. Thậm chí, Facebook còn...