SSI: Vietjet sắp nhận 2.000 tỷ đồng từ bán và cho thuê lại máy bay
Vietjet dự kiến có 4-5 máy bay được bàn giao qua giao dịch bán và cho thuê lại nên có thể thu 2.000 tỷ đồng trong quý IV.
Theo báo cáo gần nhất của SSI Research về Vietjet, hãng hàng không này được dự báo có thể xóa một số khoản lỗ nhờ lợi nhuận bất thường từ bán và cho thuê lại máy bay (SLB).
Trong quý IV, Vietjet dự kiến nhận bàn giao 4-5 máy bay qua giao dịch SLB. Nhờ đó, hãng bay này có thể ghi nhận doanh thu khoảng 2.000 tỷ đồng. Nhóm phân tích cũng cho biết, 2-3 năm tới Vietjet cũng có kế hoạch nhận thêm 10 máy bay thông qua vay ngân hàng và SLB, với sự hỗ trợ tài chính của ngân hàng trong nước cho 3 máy bay hiện tại. Trong tháng 1/2021, Vietjet dự kiến bàn giao tiếp 3 máy bay theo phương thức SLB.
Do ảnh hưởng của Covid-19, 9 tháng đầu năm, Vietjet ghi nhận doanh thu khoảng 13.800 tỷ đồng, giảm 63% so với cùng kỳ và lỗ trước thuế 2.600 tỷ đồng. Mới đây, lãnh đạo Vietjet cũng kiến nghị nhà nước hỗ trợ nguồn tái cấp vốn cho các hãng hàng không vay hạn mức 4.000 tỷ đồng để giải quyết thanh khoản với lãi suất ưu đãi trong 3-5 năm. Theo đó, Vietjet sẽ trả nợ và lãi trong năm 2023-2025.
Đồng thời, Vietjet cũng xin các khoản nợ phát sinh trong năm 2020 được kéo dài đến hết năm sau và giảm 3% lãi suất cho vay đối với các doanh nghiệp hàng không.
Video đang HOT
Nhóm phân tích của SSI cho biết, trên bảng cân đối kế toán, Vietjet ghi nhận số dư tiền mặt giảm xuống 2.300 tỷ đồng vào cuối quý III. Con số này vào cuối quý II là 2.500 tỷ đồng và 6.000 tỷ đồng vào đầu năm.
Điều này có nghĩa Vietjet đã chi 200 tỷ đồng từ số dư tiền mặt trong quý III và 3.700 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm. Theo đó, tốc độ chi tiền ít nhất đã chậm lại trong quý III, do tác động của dịch chỉ kéo dài khoảng 1 tháng hoặc ngắn hơn. Tuy nhiên, cũng có một số khoản đóng góp từ các hoạt động không cốt lõi như bán tài sản (1.300 tỷ đồng trong 9 tháng).
“Nếu không có khoản thu nhập này, tỷ lệ chi tiền mặt sẽ cao hơn nhiều. Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh trong quý III âm 1.200 tỷ đồng. Mức này vẫn đáng báo động khi xem xét lượng dự trữ tiền mặt 2.300 tỷ đồng của công ty” SSI Research cho hay.
Minh bạch 'slot bay' của các hãng hàng không nội địa
"Slot bay" là khoảng thời gian mà Cục Hàng không Việt Nam (Bộ GTVT) phân bổ cho các hãng hàng không cất, hạ cánh các chuyến bay và được ví như "đất vàng" tại sân bay để các hãng hàng không khai thác theo năng lực. Tuy nhiên thực tế, đang có sự cạnh tranh giữa các hãng hàng không trong việc khai thác các slot bay, nhất là trong bối cảnh hậu COVID-19, khi mỗi slot bay đều ảnh hưởng đến doanh thu, lợi nhu
Tỷ lệ sử dụng slot bay của các hãng hàng không
Cục Hàng không Việt Nam vừa có báo cáo về tình trạng khai thác slot phân bổ của tất cả các hãng hàng không đang hoạt động tại Việt Nam. Dựa trên số liệu được theo dõi chặt chẽ, Cục đã có cảnh báo thu hồi các slot bay đã được phân bổ cho từng hãng hàng không như Vietnam Airlines, Vietjet, Bamboo Airways, Pacific Airlines, Vasco, nhưng không được các hãng khai thác. Cục cũng đã đưa ra phương án thu hồi slot bay của các hãng hàng không để tỷ lệ chậm hoặc hủy chuyến cao, gây ảnh hưởng dây chuyền đến lịch trình đi lại của hành khách và các hãng hàng không khác trên các đường bay nội địa.
Cụ thể, theo thống kê số liệu phân bổ, sử dụng slot bay tại sân bay Nội Bài từ ngày 25/10-15/11/2020 của Cục Hàng không Việt Nam, tổng số slot bay của Vietnam Airlines là 170, tỷ lệ sử dụng là 63,5%; Vietjet là 139, tỷ lệ sử dụng 74,8%; Bamboo Airways là 53, tỷ lệ sử dụng 100%; Pacific Airlines 27, tỷ lệ sử dụng là 48,1%; Vasco 8, tỷ lệ sử dụng là 50%. Tính trung bình, các hãng hàng không nội địa chỉ sử dụng 73,8% số slot bay được phân bổ.
Slot bay ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu, lợi nhuận, phục hồi thị trường của từng hãng hàng không.
Số liệu phân bổ slot bay trên cho thấy có sự cách biệt đáng quan ngại trong tỷ lệ khai thác slot bay hiệu quả được cấp giữa các hãng hàng không nội địa. Việc có hãng hàng không được cấp tối đa slot bay, nhưng chưa hoặc không khai thác hết công suất, hãng thì thiếu slot bay... đang dẫn đến sự cạnh tranh "ngầm" trong ngành hàng không. Vì vậy, việc cảnh báo và thu hồi slot bay chưa khai thác của các hãng hàng không hiện nay là cần thiết, góp phần hạn chế thất thoát tài sản công cho ngành hàng không; hạn chế tình trạng chậm, hủy chuyến và công khai, minh bạch slot bay từng hãng.
Qua tìm hiểu, Việt Nam đang áp dụng cơ chế phân phối slot bay theo thông lệ của Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế ICAO. Việc phân bổ slot bay dựa trên 85% khả năng khai thác tại các cảng hàng không và năng lực của từng hãng. Hãng hàng không tuân thủ trên 80% slot bay sẽ được ưu tiên giữ slot, nhưng trong 4 tuần liên tiếp không sử dụng 1 slot thì cơ quan phân bổ sẽ thu hồi.
Chưa hết, với thị trường hàng không Việt Nam hiện đã lọt top 7 thị trường hàng không phát triển nhanh nhất thế giới, riêng đường bay trục Hà Nội-TP Hồ Chí Minh đang là chặng bay đông đúc lớn thứ hai toàn cầu và đều được các hãng hàng không nội địa tập trung khai thác tối đa các slot bay, thì yếu tố hạ tầng bị lãng phí sẽ là gây tổn thất không nhỏ đối với ngành Hàng không nói riêng, nền kinh tế nói chung.
Cần có chế tài siết chặt việc khai thác slot
Trao đổi về những giải pháp để cải thiện cơ chế phân bổ slot để bảo đảm công khai, minh bạch, không phân biệt đối xử, thuận lợi và hiệu quả trong ngành Hàng không, Cục trưởng Cục hàng không Việt Nam Đinh Việt Thắng từng nhắc đến giải pháp gia tăng tỷ lệ sử dụng slot bắt buộc, bước đầu là 85%, sau đó có thể tăng lên 90%. Nếu không đạt thì thu hồi. Đối chiếu với thực tế, đây là một đề xuất phù hợp để tối ưu hóa nguồn lực, đồng thời cũng là chế tài đủ nghiêm khắc để làm động lực cho các hãng hàng không quy hoạch lại hoạt động.
Bên cạnh một cơ chế phân bố hợp lý, các chuyên gia hàng không cho rằng, cần có một cơ chế giám sát chặt chẽ để hạn chế tối đa các thủ thuật để "lách luật" của các hãng hàng không nhằm chiếm dụng slot bay chưa khai thác hoặc không khai thác hiệu quả, tạo môi trường hàng không cạnh tranh lành mạnh; đồng thời, cần có thêm chế tài xử phạt hoặc cấm vận các hãng hàng không trả slot bay muộn sau khi không khai thác hoặc khai thác không hiệu quả.
"Việc khai thác hiệu quả slot bay không chỉ là quyền lợi, mà còn là nghĩa vụ khi cơ quan chức năng giao cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó, slot bay góp phần định hình và phát triển thị trường hàng không bền vững, đảm bảo công bằng giữa các hãng hàng không", lãnh đạo Cục Hàng không Việt Nam khẳng định.
ận, phục hồi thị trường của từng hãng.
Nhà nước cần bảo toàn vốn tại Vietnam Airlines, còn Vietjet và Bamboo cần làm rõ vốn từ đâu? Với đề xuất hỗ trợ vay vốn của các hãng hàng không tư nhân, cần phải làm rõ là vốn của các hãng hàng không này ở đâu và hỗ trợ theo phương thức nào. Sau khi Vietnam Airlines (HVN) được hỗ trợ vay vốn, hiện nay các hãng hàng không tư nhân như Vietjet, Bamboo cũng kiến nghị sự hỗ trợ của...