Sri Lanka: Cựu Tổng thống Rajapaksa đề nghị nhập cảnh Thái Lan
Cựu Tổng thống Sri Lanka Gotabaya Rajapaksa đã đề nghị được nhập cảnh Thái Lan để tạm trú tại quốc gia Đông Nam Á thứ hai kể từ khi rời đất nước hồi tháng trước do làn sóng biểu tình.
Ông Gotabaya Rajapaksa (giữa) tới dự một sự kiện ở thủ đô Colombo, ngày 28/5/2020. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Ngày 14/7, ông Rajapaksa đã đến Singapore và thông báo từ chức, trở thành Tổng thống đầu tiên của Sri Lanka không thể tại vị hết nhiệm kỳ. Ông dự kiến sẽ rời Singapore và đến thủ đô Bangkok (Thái Lan) ngày 11/8. Bộ Ngoại giao Sri Lanka chưa bình luận gì về thông tin này.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Thái Lan, Tanee Sangrat cho biết ông Rajapaksa đang sử dụng hộ chiếu ngoại giao, cho phép ông nhập cảnh Thái Lan trong 90 ngày. Tuy nhiên, quan chức này không nói rõ khi nào ông Rajapaksa sẽ đến Thái Lan.
Video đang HOT
Theo người phát ngôn trên, việc nhập cảnh Thái Lan của cựu Tổng thống Sri Lanka “chỉ là tạm trú” và “phía Sri Lanka đã thông báo rằng cựu Tổng thống không có ý định tị nạn chính trị ở Thái Lan và sẽ chuyển sang một quốc gia khác”. Trước đó, Chính phủ Singapore cho biết nước này không trao cho ông Rajapaksa đặc quyền hay quyền miễn trừ nào.
Ông Rajapaksa chưa xuất hiện trước công chúng cũng như không bình luận gì kể từ khi rời khỏi Sri Lanka. Người kế nhiệm ông Rajapaksa, Tổng thống Ranil Wickremesinghe đã từng gợi ý rằng cựu Tổng thống có thể tạm thời chưa nên trở về Sri Lanka trong thời gian tới. Các chuyên gia pháp lý cho biết nếu ông trở về, ông có thể không được miễn trừ truy tố nếu có bất cứ khiếu kiện nào chống lại ông.
Sri Lanka đang bị cuốn vào cuộc khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng nhất kể từ khi giành độc lập cách đây 74 năm. Các cuộc biểu tình quy mô lớn đã xảy ra trong những tuần gần đây khi nước này rơi vào tình trạng thiếu lương thực, giá nhiên liệu tăng vọt và cắt điện trên diện rộng. Các quan chức Sri Lanka đang đàm phán với phái đoàn Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) về gói cứu trợ 3 tỷ USD cho quốc gia Nam Á này.
Vừa nhậm chức, tổng thống Sri Lanka đã đe dọa trấn áp biểu tình
Căng thẳng tại Sri Lanka có thể bùng phát khi tân Tổng thống Ranil Wickremesinghe tuyên bố sẽ đàn áp các cuộc biểu tình khiến người tiền nhiệm Gotabaya Rajapaksa từ chức.
"Nếu các bạn đang cố lật đổ chính phủ, chiếm lấy văn phòng tổng thống và văn phòng thủ tướng, đó không phải là dân chủ, đó là vi phạm pháp luật", ông Wickremesinghe nói, nhấn mạnh sẽ xử lý dứt điểm tình trạng biểu tình tại nước này, Guardian đưa tin ngày 21/7.
Ngày 21/7, ông Wickremesinghe đã tuyên thệ nhậm chức tại khu phức hợp quốc hội. Những ngày qua, vị tân tổng thống gọi những người biểu tình là "phát xít" và tuyên bố sẽ không ngần ngại đàn áp các cuộc biểu tình.
Chưa đầy một giờ sau khi Quốc hội bầu ông Wickremesinghe làm tổng thống hôm 20/7, tòa án đã ra lệnh cấm tụ tập trong bán kính 50 m tại bức tượng Galle Face ở thủ đô Colombo. Người biểu tình nhiều tháng qua có mặt tại nơi này để đổ lỗi cho việc chính phủ đã khiến nền kinh tế Sri Lanka sụp đổ.
Ông Ranil Wickremesinghe đọc tuyên thệ nhậm chức tổng thống hôm 21/7. Ảnh: Reuters.
Nhiệm vụ trước mắt của tân Tổng thống Ranil Wickremesinghe là chọn ra một thủ tướng mới và tập trung giải quyết cuộc khủng hoảng trầm trọng đang diễn ra ở Sri Lanka. Bộ trưởng nội các Dinesh Gunawardena, bạn học cũ của tân tổng thống, được cho là ứng viên hàng đầu cho vị trí thủ tướng.
Ông Wickremesinghe đảm nhận vai trò người đứng đầu quốc gia Nam Á sau khi cựu Tổng thống Gotabaya Rajapaksa chạy trốn khỏi đất nước và từ chức vào tuần trước.
Sri Lanka: Quốc hội chấp thuận đơn từ chức của Tổng thống Gotabaya Rajapaksa Chủ tịch Quốc hội Sri Lanka, ông Mahinda Yapa Abeywardana ngày 15/7 thông báo đơn từ chức của Tổng thống Gotabaya Rajapaksa đã được chấp thuận. Tổng thống Sri Lanka Gotabaya Rajapaksa phát biểu tại phiên họp Quốc hội ở thủ đô Colombo, ngày 18/1/2022. Ảnh: AFP/TTXVN Trước đó, ông Rajapaksa đã gửi đơn từ chức qua thư điện tử ngày 14/7 sau...