Sotrans “mở cửa” cho ITL thâu tóm 100%
CTCP Kho vận miền Nam (Sotrans, mã: STG) vừa có tờ trình về việc cho phép CTCP Giao nhận và Vận chuyển Indo Trần (ITL) tăng tỷ lệ sở hữu tại Sotrans lên 100% mà không cần thực hiện chào mua công khai sau giao dịch.
ITL đang sở hữu hơn 41 triệu cổ phần, chiếm 41,78% vốn điều lệ Sotrans.
Theo thông báo lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản, Sotrans châp nhạn cho ITL tang ty lẹ sơ hưu len tôi đa 100% tông sô cô phiêu co quyên biêu quyêt cua STG ma khong phai thưc hien chao mua cong khai theo quy đinh cua phap luạt Viẹt Nam.
Viẹc thưc hiẹn tang ty lẹ sơ hưu nhu vưa neu tren đuơc thưc hiẹn thong qua viẹc ITL trưc tiêp mua cô phân STG đang đuơc sơ hưu bơi cac cô đong hiẹn hưu va (hoạc) gian tiêp băng viẹc ITL tang sơ hưu tai cac cong ty đang la cô đong cua STG.
Doanh thu năm 2019 theo báo cáo tài chính năm tự lập của Sotrans ghi nhận đạt hơn 1.800 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 122,6 tỷ đồng, giảm 22,2% so với năm 2018.
Hiệu suất sinh lời trên tổng tài sản và vốn chủ sở hữu của Sotrans cũng được đánh giá thấp hơn so với một số doanh nghiệp cùng ngành vận tải và logistics khác như Gemadept, Viettel Post, Transimex.
Sotrans hiện khai thác và tham gia quản lý hơn 400.000 m2 cảng trên toàn quốc.
Ngoài ITL, Tổng CTCP Thiết bị điện Việt Nam (Gelex – mã GEX) cũng là cổ đông lớn của Sotrans, nắm 54,78% vốn.
Từ ngành kinh doanh cốt lõi trong lĩnh vực điện, Gelex đã mở rộng hoạt động sang lĩnh vực logistics thông qua việc mua và sở hữu chi phối Sotrans và đang được nắm giữ bởi Công ty TNHH MTV Gelex Logistics, đơn vị 100% thuộc sở hữu của Gelex với vốn điều lệ 1.210 tỷ đồng.
Video đang HOT
Cả Gelex và ITL từng chạy đua giành quyền sở hữu chi phối Sotrans giai đoạn 2016-2017.
Đến nay, sau tờ trình chấp nhận cho ITL nâng tỷ lệ sở hữu, Sotrans có thể hoàn toàn thuộc quyền sở hữu của ITL.
2020 là năm kỷ niệm 20 năm thành lập và phát triển của ITL.
Chia sẻ trên truyền thông, bà Amanda Rasmussen, Giám đốc vận hành Tập đoàn ITL, Chủ tịch AmCham TP.HCM cho biết, năm nay tập đoàn sẽ có khoản đầu tư 70 triệu USD cho hoạt động M&A, với mục tiêu tăng cường vị thế của ITL dưới cương vị công ty dẫn đầu tại thị trường Việt Nam và Đông Dương thông qua hoạt động M&A.
Logistics Việt Nam hiện có khoảng 4.000 doanh nghiệp tham gia.
Trong đó, khoảng 30 doanh nghiệp logistics của các tập đoàn đa quốc gia đang hoạt động tại Việt Nam có năng lực cạnh tranh mạnh, cung cấp các dịch vụ logistics tổng thể, chiếm từ 70-80% thị phần.
Trong khi đó, họ thuê lại các dịch vụ logistics nội địa như giao nhận vận tải nội địa, kho bãi, xếp dỡ, cảng biển, khai báo hải quan,…
Các doanh nghiệp còn lại phần lớn là các doanh nghiệp Việt Nam nhỏ, năng lực cạnh tranh hạn chế, chiếm từ 20-30 thị phần.
Thị Hồng
Theo baodautu.vn
Sau tỷ phú Vượng, tỷ phú Dương sẽ gia nhập thị trường xe máy
Sau tỷ phú Phạm Nhật Vượng, ông Trần Bá Dương cũng đã lập công ty sản xuất xe máy.
Ngày 21/2/2020, Sở Kế hoạch Đầu tư Quảng Nam đã cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho Công ty TNHH Sản xuất Xe Mô tô THACO - THACO Motorcycle.
THACO Motorcycle có vốn điều lệ 10 tỷ đồng do THACO sở hữu 100% vốn, đặt trụ sở chính tại Khu công nghiệp Cơ khí và Ô tô Chu Lai Trường Hải. Ngành nghề kinh doanh chính được đăng ký là sản xuất mô tô, xe máy. Công ty do ông Trần Bá Dương làm chủ tịch kiêm người đại diện theo pháp luật.
Dù chưa có công bố cụ thể nhưng đây có thể coi là động thái THACO sẽ tham gia vào thị trường sản xuất xe máy sau một thời gian dài sản xuất - kinh doanh ô tô, máy nông nghiệp,...
THACO đang thực hiện chiến lược đa ngành trong đó xác định Ô tô và Cơ khí là chủ lực cùng 2 lĩnh vực chính: Nông nghiệp và Đầu tư Xây dựng; 2 lĩnh vực hỗ trợ: Logistics và Thương mại Dịch vụ.
Sau tỷ phú Vượng, tỷ phú Dương sẽ gia nhập thị trường xe máy
Dự kiến THACO sẽ trình trình Đại hội cổ đông thường niên 2020 và triển khai nhanh chương trình tái cấu trúc theo hướng Tập đoàn - THACO Group giữ vai trò holding và 5 tổng công ty thành viên đảm nhiệm 5 lĩnh vực sản xuất kinh doanh.
Hiện Thaco chưa công bố kết quả hoạt động kinh doanh năm 2019. Theo kỳ báo cáo tài chính bán niên gần nhất, tập đoàn của tỷ phú Trần Bá Dương đạt doanh thu thuần 26.836 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế hợp nhất 1.807 tỷ đồng sau 6 tháng đầu 2019.
Mới đây THADI đã hợp tác chiến lược với Hùng Vương (HVG) để phát triển thêm mảng chăn nuôi. Theo nội dung hợp tác chiến lược được ký vào ngày 9/1, THADI (Công ty nông nghiệp của THACO) sẽ sở hữu 35% vốn HVG và nắm 65% vốn trong liên doanh giữa Hùng Vương và THADI phát triển mảng sản xuất heo giống.
Tính đến nay, THADI đã sở hữu 24,28% vốn Hùng Vương, ứng với 53,9 triệu cổ phiếu. Năm 2020, HVG tiếp tục sẽ phát hành thêm 20 triệu cổ phiếu để tăng vốn, đối tượng chào bán dự kiến là THACO cùng các bên liên quan.
Trên sàn HNX, cổ phiếu SHB của Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội do ông Đỗ Quang Hiển (bầu Hiển) làm Chủ tịch Hội đồng quản trị, dậy sóng, đặc biệt là 3 phiên cuối tuần khi tăng kịch trần đi kèm khối lượng giao dịch bùng nổ.
SHB tăng lên mức 9.600 đồng/cổ phiếu và đây cũng là phiên tăng trần thứ 3 liên tiếp của cổ phiếu này. SHS tăng lên 7.900 đồng/cổ phiếu và là phiên tăng trần đầu tiên. Hai cổ phiếu SHB và SHS đều đang giao dịch trên sàn Hà Nội nên đây cũng là phần đóng góp lớn nhất trong việc kéo HNX-Index đảo chiều ngoạn mục để tăng điểm trở lại vào cuối phiên.
Ngày 25/2, SHB có thông báo đã phân phối xong hơn 251,4 triệu cổ phiếu trả cổ tức cho hơn 33.400 cổ đông, qua đó, nâng tổng số cổ phiếu SHB lưu hành trên thị trường lên hơn 1,45 tỷ cổ phiếu.
Tuần qua, những gì diễn ra trên bảng điện cho thấy thị trường có một tuần chìm trong sắc đỏ. Phiên giao dịch 28/2 khép lại với những biến động trái chiều của các chỉ số. Theo đó, VN-Index đóng cửa giảm 16,25 điểm (1,81%) xuống 882,19 điểm; UPCom-Index giảm 0,85% xuống 55,05 điểm và chỉ có HNX-Index có được sắc xanh khi tăng 0,19% lên 109,47 điểm nhờ sự khởi sắc của SHB, SHS, VCG.
Dù vậy, giao dịch khối ngoại tiếp tục diễn ra khá tiêu cực khi họ bán ròng phiên thứ 14 (liên tiếp) với tổng giá trị 410 tỷ đồng. Lực bán của khối ngoại hướng tới các Bluechips như MSN, E1VFVN30, VNM, VRE,... Trên HoSE, khối ngoại tiếp tục bán ròng khá mạnh với 15,3 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị 376,35 tỷ đồng.
Thị trường chứng khoán Mỹ có tuần giảm điểm tồi tệ nhất trong hơn một thập kỷ qua khi các nhà đầu tư phản ứng tiêu cực với sự lan rộng toàn cầu dịch bệnh COVID-19. Tất cả các chỉ số chính đều giảm hơn 10% so với mức đỉnh được thiết lập chỉ một tuần trước đó.
Chỉ số Dow Jones Industrial Average đóng cửa ở 25.409 điểm (giảm 10,54%), chỉ số S&P 500 đóng cửa ở 2.954 điểm (giảm 9,3%) và chỉ số Nasdaq Composite đóng cửa ở 8.567 điểm (giảm 6,76%). Chỉ số biến động Cboe (VIX) tăng vọt lên gần 50 điểm vào sáng thứ Sáu, mức cao nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008.
Bảo Anh
Theo vietnamnet.vn
Một loạt tổ chức và cá nhân bị Ủy ban Chứng khoán 'sờ gáy' cuối năm Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) vừa quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với một loạt công ty. CTCP Xi măng Công Thanh và CTCP 28 Quảng Ngãi không đăng ký giao dịch CTCP Xi măng Công Thanh bị phạt 350 triệu đồng vì không đăng ký giao dịch chứng khoán. Cụ thể, Xi măng Công Thanh trở thành...