Sốt xuất huyết cần lưu ý gì để tránh nhiễm trùng nặng?
Sốt xuất huyết biểu hiện bằng tình trạng sốt đột ngột, đau đầu dữ dội, đau sau mắt, đau cơ, khớp, buồn nôn, nôn, phát ban…
và có thể trở nên nguy hiểm nếu không ứng phó thích hợp.
Sốt xuất huyết là bệnh nhiễm trùng do virus lây truyền sang người qua vết đốt của muỗi bị nhiễm bệnh. Triệu chứng phổ biến nhất là sốt cao, nhức đầu, đau nhức cơ thể, buồn nôn và phát ban… Phần lớn sẽ khỏi sau 1 – 2 tuần. Một số người bị sốt xuất huyết nặng cần được chăm sóc tại bệnh viện. Trong những trường hợp nghiêm trọng, sốt xuất huyết có thể gây tử vong.
Chẩn đoán sớm là cần thiết để có những ứng phó thích hợp, tránh chuyển sang tình trạng nặng hơn (hội chứng sốt xuất huyết), khi số lượng tế bào hình thành cục máu đông (tiểu cầu) trong máu giảm và mạch máu bị tổn thương (xuất huyết). Điều này có thể dẫn đến sốc, chảy máu trong đặc biệt là xuất huyết nội tạng… rất nguy hiểm.
Bạn nên đi xét nghiệm sốt xuất huyết từ ngày thứ 3 của sốt.
Khi nào cần xét nghiệm sốt xuất huyết?
Sốt xuất huyết là một bệnh nhiễm virus gây ra triệu chứng đầu tiên là sốt. Nếu bạn có triệu chứng được liệt kê ở trên, đặc biệt là trong mùa sốt xuất huyết cần xét nghiệm máu. Thời gian nguy hiểm nhất của bệnh là từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 7 của bệnh. Do đó, xét nghiệm sốt xuất huyết cần được thực hiện ngay khi có các triệu chứng của bệnh như sốt cao, đau đầu, đau nhức khắp cơ thể, nổi mẩn đỏ trên da (đặc biệt là trên cổ, tay, chân), chảy máu chân răng hoặc lợi, ở phụ nữ có thể xuất hiện rong kinh bất thường.
Kết quả xét nghiệm sốt xuất huyết chính xác nhất khi được thực hiện trong vòng 3 ngày đầu tiên của bệnh và độ chính xác của xét nghiệm sẽ giảm dần sau đó. Tốt nhất, bạn nên đi xét nghiệm sốt xuất huyết vào ngày thứ 3 kể từ khi bị sốt.
Người bệnh cần làm các xét nghiệm tổng thể phân tích tế bào máu để theo dõi số lượng tế bào máu thay đổi hàng ngày và các xét nghiệm chẩn đoán virus gồm xét nghiệm về kháng nguyên và kháng thể.
Uống nhiều chất lỏng phòng ngừa sốt xuất huyết nặng
Cách phòng ngừa sốt xuất huyết nặng
Theo WHO, không có phương pháp điều trị cụ thể cho bệnh sốt xuất huyết, trọng tâm là điều trị các triệu chứng của sốt xuất huyết. Hầu hết các trường hợp sốt xuất huyết có thể được điều trị tại nhà.
Theo đó, nếu bạn bị sốt xuất huyết, điều quan trọng là:
- Nghỉ ngơi: Trong thời gian mắc bệnh cần nghỉ ngơi tuyệt đối (điều này rất quan trọng) để không làm tình trạng trầm trọng hơn.
- Uống nhiều chất lỏng.
- Dùng thuốc giảm đau và hạ sốt như paracetamol (acetaminophen) có thể giúp kiểm soát các triệu chứng. Tránh dùng thuốc chống viêm không steroid (NSAID) như aspirin và ibuprofen vì chúng có thể làm tăng nguy cơ chảy máu, một biến chứng nguy hiểm của sốt xuất huyết. Đối với những người bị sốt xuất huyết nặng, thường cần phải nhập viện.
Video đang HOT
- Hãy chú ý các triệu chứng nghiêm trọng và liên hệ với bác sĩ càng sớm càng tốt nếu bạn nhận thấy bất kỳ triệu chứng nào.
- Theo WHO, cho đến nay, một loại vaccine phòng ngừa sốt xuất huyết (vaccine qdenga) đã được chấp thuận và cấp phép ở một số quốc gia. Tuy nhiên, nó chỉ được khuyến nghị cho nhóm tuổi từ 6 đến 16 tuổi, ở những nơi có nguy cơ lây truyền cao. Một số loại vaccine bổ sung đang được đánh giá.
Cách ngăn ngừa sốt xuất huyết
WHO cho biết, muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết hoạt động vào ban ngày. Có thể giảm nguy cơ mắc bệnh sốt xuất huyết bằng cách bảo vệ bản thân khỏi muỗi đốt như:
- Sử dụng quần áo che phủ càng nhiều phần cơ thể càng tốt.
- Dùng màn chống muỗi nếu ngủ vào ban ngày, lý tưởng nhất là màn được xịt thuốc chống côn trùng.
- Dùng cửa sổ chắn muỗi.
- Thuốc chống muỗi (có chứa DEET, Picaridin hoặc IR3535)…
Có thể ngăn ngừa sự sinh sản của muỗi bằng cách:
Ngăn chặn muỗi tiếp cận môi trường đẻ trứng bằng cách quản lý và cải tạo môi trường.
Xử lý chất thải rắn đúng cách và loại bỏ nước tù, đong trong môi trường…
Đậy nắp, đổ và vệ sinh các thùng chứa nước sinh hoạt hàng tuần.
Sử dụng thuốc chống muỗi thích hợp…
Cảnh giác với 5 loại thuốc thường dùng có thể gây tác dụng phụ nghiêm trọng
Thuốc dùng để làm giảm các triệu chứng, điều trị các tình trạng bệnh lý hoặc ngăn ngừa bệnh tật.
Thế nhưng bên cạnh tác dụng có lợi này, thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn... Vậy có cách nào khắc phục?
1. Hiểu về tác dụng phụ của thuốc như thế nào?
Tác dụng phụ của thuốc là những phản ứng không mong muốn khi dùng thuốc. Ví dụ, diphenhydramine (benadryl) là thuốc kháng histamine, thường được sử dụng để điều trị các triệu chứng dị ứng. Tác dụng của thuốc là ngăn chặn một chất hóa học gọi là acetylcholine (vì khi acetylcholin hoạt động quá mức, nó có thể gây ra các triệu chứng như dị ứng da như ngứa, phát ban, đỏ da và sưng...). Tuy nhiên, việc ngăn chặn hóa chất này lại gây ra tác dụng phụ là khô miệng, táo bón, buồn ngủ.
Sự xuất hiện và mức độ nghiêm trọng của tác dụng phụ khác nhau tùy theo từng người. Việc thuốc có gây ra tác dụng phụ hay không tùy thuộc vào độ tuổi, giới tính, BMI (chỉ số khối cơ thể) và các bệnh đi kèm khác. Tác dụng phụ của thuốc có thể từ nhẹ như dị ứng, phát ban (ngứa) đến nặng, thậm chí có thể đe dọa tính mạng.
Tác dụng phụ của thuốc là những phản ứng không mong muốn khi dùng thuốc.
Trong một số trường hợp, khi sử dụng thuốc đúng cách, tác dụng phụ của thuốc hầu như không đáng kể, nhưng có thể nghiêm trọng hoặc thậm chí gây tử vong khi dùng thuốc không phù hợp.
Ví dụ, warfarin - một thuốc làm loãng máu, thường được dung nạp tốt ở liều lượng được kê đơn thích hợp. Tuy nhiên, dùng thuốc cao hơn liều quy định hoặc tương tác thuốc, có thể làm tăng nguy cơ biến chứng chảy máu nghiêm trọng.
Tương tác thuốc xảy ra khi thuốc được trộn với một chất khác, có thể là thuốc kê đơn khác, sản phẩm OTC, thực phẩm hoặc rượu... Ví dụ, trộn thuốc giảm đau gây mê với rượu có thể dẫn đến quá liều gây tử vong.
Một số tác dụng phụ thường gặp nhất của thuốc bao gồm phát ban, táo bón, buồn nôn, tiêu chảy, chóng mặt, buồn ngủ, mất ngủ, nhức đầu và khô miệng. Các tác dụng phụ gây hậu quả nghiêm trọng hơn bao gồm nhịp tim bất thường, chảy máu trong, có ý nghĩ hoặc ý tưởng tự tử...
Nếu bạn sử dụng thuốc, điều quan trọng là phải biết những rủi ro và thực hiện các bước để ngăn ngừa tác dụng phụ của thuốc.
2. Loại thuốc nào thường dùng có thể gây tác dụng phụ nghiêm trọng?
1.1 Các chất ức chế ACE (Enzym chuyển Angiotensin) điều trị tăng huyết áp
Một vài thuốc trong nhóm này như: Lisinopril (prinivil), captopril (captopen), enalapril (vasotec) và ramipril (altace) được chỉ định để điều trị tăng huyết áp và suy tim.
Những loại thuốc này hoạt động bằng cách gián tiếp thư giãn và mở rộng mạch máu để giảm huyết áp và giảm khối lượng công việc của tim. Thuốc ức chế ACE thường được dung nạp tốt. Tuy nhiên, trong một số trường hợp có thể gây phù mạch (biểu hiện sưng miệng, lưỡi và cổ họng đột ngột), dẫn đến khó thở. Phù mạch có thể đe dọa tính mạng nếu không được điều trị.
1.2.Thuốc trị mỡ máu statin
Các statin như simvastatin, rosuvastatin, lovastatin... được kê đơn để giảm mức cholesterol xấu và chất béo trung tính trong máu. Những loại thuốc này có thể gây đau cơ (ở khoảng 1/10 bệnh nhân), đôi khi nghiêm trọng đến mức phải ngừng điều trị.
Trong một số trường hợp hiếm gặp, statin có thể gây ra tác dụng phụ đe dọa tính mạng như tiêu cơ vân, gây phá vỡ mô cơ dẫn đến tổn thương gan, suy thận và tử vong.
Statin có thể gây đau cơ.
1.3. Thuốc trị đái tháo đường metformin
Metformin là những loại thuốc được kê đơn phổ biến cho bệnh nhân đái tháo đường, giúp giảm lượng glucose trong máu.
Các tác dụng phụ thường gặp của metformin bao gồm tiêu chảy và khó chịu ở dạ dày, thường hết khi tiếp tục điều trị. Tuy nhiên, nhiễm toan lactic là tác dụng phụ hiếm gặp của thuốc này. Đây là sự tích tụ axit lactic trong máu có thể dẫn đến hạ huyết áp nghiêm trọng (giảm huyết áp nguy hiểm) và hạ thân nhiệt (nhiệt độ cơ thể thấp).
1.4.Thuốc kháng sinh nhóm fluoroquinolones
Các thuốc trong nhóm này như levofloxacin, ciprofloxacin... trước đây thường được sử dụng để điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu và viêm phế quản. Tuy nhiên, hiện nay chúng ít được kê đơn hơn do nguy cơ chấn thương gân nghiêm trọng không thể hồi phục.
1.5.Thuốc giảm đau acetaminophen và NSAID
Acetaminophen (tylenol) và thuốc chống viêm không steroid (NSAID) như ibuprofen, naproxen có sẵn không cần kê đơn, được sử dụng rộng rãi để giảm sốt và giảm đau từ nhẹ đến trung bình. Tuy nhiên, liều vượt quá 3.000 mg acetaminophen có thể gây suy gan, đặc biệt nếu dùng kết hợp với rượu thường xuyên. Mặt khác, NSAID có thể gây chảy máu dạ dày, loét dạ dày, tổn thương thận, tăng huyết áp và làm tăng nguy cơ đau tim và đột quỵ.
3. Làm thế nào bạn có thể giảm tác dụng phụ của thuốc?
Dưới đây là một số cách giúp quản lý các tác dụng phụ thông thường của thuốc và ngăn ngừa các tác dụng phụ nghiêm trọng:
- Tuổi tác là yếu tố quan trọng để đánh giá khả năng xảy ra tác dụng phụ của thuốc. Người già và trẻ em dễ bị tác dụng phụ của thuốc hơn. Do đó, trước khi sử dụng thuốc cần tham khảo ý kiến của bác sĩ.
- Chế độ ăn, nước uống, hút thuốc và uống rượu đều có thể ảnh hưởng đến sự xuất hiện và mức độ nghiêm trọng của các tác dụng phụ. Hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ về cách dùng thuốc thích hợp (ví dụ như uống cùng hoặc không cùng thức ăn, tránh uống rượu hoặc tránh ánh nắng mặt trời... và làm theo hướng dẫn).
- Hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ của bạn về các tác dụng phụ có thể xảy ra của thuốc và cách quản lý chúng. Liên hệ với bác sĩ càng sớm càng tốt nếu bạn gặp bất kỳ tác dụng phụ không mong muốn nào, vì những bất lợi này có thể dẫn đến tổn thương nghiêm trọng hoặc biến chứng nghiêm trọng nếu không được điều trị.
- Thông báo cho bác sĩ về tình trạng dị ứng thuốc hoặc thực phẩm và bất kỳ thông tin sức khỏe mới nào mà bạn có thể có. Cách tốt nhất là lập danh sách các loại thuốc để mang đến cuộc hẹn với bác sĩ.
Mặc dù các tác dụng phụ không thể tránh được hoàn toàn nhưng bạn có thể giảm thiểu và ngăn ngừa chúng bằng cách làm theo hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc bác sĩ:
- Làm theo hướng dẫn trên nhãn và hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ nếu bạn không rõ.
- Lập danh sách tất cả các loại thuốc bạn đang dùng, bao gồm cả các sản phẩm không kê đơn và thuốc bổ sung cho mỗi lần đi khám bệnh.
- Không sử dụng thuốc hết hạn.
- Không dùng thuốc theo toa mà không có lời khuyên y tế.
- Tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ về bất kỳ sản phẩm OTC hoặc chất bổ sung nào trước khi bạn bắt đầu sử dụng.
- Thuốc kê đơn chỉ nên được sử dụng bởi người được kê đơn.
- Không lạm dụng thuốc không kê đơn (OTC) như ibuprofen và acetaminophen...
Cách đậu mùa khỉ lây lan Liên tiếp nhiều người mắc đậu mùa khỉ khiến tôi rất lo lắng. Xin hỏi bệnh này có triệu chứng gì và nó lây lan như thế nào? Liên tiếp nhiều người mắc đậu mùa khỉ khiến tôi rất lo lắng. Xin hỏi bệnh này có triệu chứng gì và nó lây lan như thế nào? Dịch vụ Y tế Quốc gia Vương...