Sốt sắng theo vợ vào phòng sinh, chồng sợ nhũn người… ‘gạ’ kiểu gì cũng không ‘lên’, không SEX nổi
Lúc em bé chào đời giữa cơn hạnh phúc nhất ngây, tôi vẫn thoi thóp bảo chồng: “Anh đừng nhìn xuống dưới, kinh lắm”. Chồng tôi bấu chặt tay vợ cứng cỏi đáp: “Kinh gì!”.
Vợ chồng tôi cưới nhau ba năm mới có con. Khỏi phải nói chồng tôi mừng cỡ nào. Vốn là người có nhu cầu khá cao, thời còn trai tráng một đêm lão chạy xe ôm ba cuốc tù tì vẫn thòm thèm đến độ tôi đùa: “anh làm tình như đi ăn butffe, chót mua vé vào cửa phải ăn no mới chịu về”. Lão cười hềnh hệch. Thế mà từ ngày tôi có bầu chồng tự nguyện chuyển từ ăn mặn cấp độ 7 sang ăn chay trường.
Ba tháng đầu thì bác sĩ bảo kiêng. Ba tháng giữa thì bên tôi hạn hán kéo dài nên mỗi lần lão tiến quân vào thành, tôi lại la oai oái. Vừa thương vợ, vừa cụt hứng lão hạ quyết tâm: “Thôi để anh tự xử”. Thế là đều đặn một tuần một lần lão tự vào nhà tắm thanh lọc cơ thể. Lão mặt dày đến độ mỗi lần trở ra lão lai đánh một dấu tích lên lịch. Tôi hỏi lão làm trò gì, lão bảo để sau đếm đòi nợ. Tôi hoá đá tại chỗ.
Vợ chồng tôi chọn sinh dịch vụ vì cho phép người nhà vào cùng đẻ. Bất chấp lời khuyên can cộng dọa dẫm của mọi người chồng tôi vẫn khăng khăng vào sinh cùng vợ. Hôm tôi sinh, mẹ tôi bảo: “Để tao vào tao dạy nó rặn, mày đàn ông biết gì”. Chồng tôi cáu: ” Đầu vào con còn lo được nữa là đầu ra”. Lúc em bé chào đời giữa cơn hạnh phúc nhất ngây, tôi vẫn thoi thóp bảo chồng: “Anh đừng nhìn xuống dưới, kinh lắm”. Chồng tôi bấu chặt tay vợ cứng cỏi đáp: “Kinh gì!”.
Lúc tôi chưa sinh, chồng tôi đếm ngày đếm tháng mong vợ đẻ. Lão thô thiển đến nỗi bảo: “Nòng nọc trong người anh sắp hoá ếch cả rồi đấy”. Vậy mà giờ con gái sắp tròn sáu tháng, chồng tôi vẫn án binh bất động. Thời gian đầu chăm con mệt mỏi tôi cũng chẳng buồn để ý. Nhưng dạo gần đây em bé vào nếp, tôi bắt đầu quan tâm đến lão. Nhiều đêm tỉnh dậy thấy chồng ngủ say mà súng ống vẫn chĩa lên trời cao, lại tội tội. Tôi cầm quyển lịch chi chít dấu đỏ gạ lão: “Đòi nợ đi”. Mắt lão sáng lên nhưng rất nhanh lại tắt phụt như cái bóng đèn cạn điện: “Cho nợ bền vững đấy”.
Tôi khiêu khích kiểu gì lão cũng thờ ơ (ảnh minh họa)
Tôi khiêu khích kiểu gì lão cũng thờ ơ. Trên giường thì lão sợ con tỉnh giấc. Xuống đất lão kêu ngại con nhìn thấy. Ra ngoài lão sợ con một mình. Tôi bán tín bán nghi: “Hay đổ sỉ số lượng lớn cho con nào rồi?”. Lão thề sống thề chết. Tôi vạch cái bụng chằng chịt vết rạn như vân gỗ cổ thụ lâu năm hỏi: “Hay anh chê em xấu”. Lão lắc đầu nguẩy nguậy: “Em vẫn đẹp chỉ hơi mỡ tí thôi. Nhưng trước giờ anh vẫn thích ba chỉ, nhất”. Dường như để chứng minh cho lời mình nói là sự thật nguyên chất, đêm ấy lão rủ tôi “nhấm nhoáy”.
Sau màn khởi động đến phần về đích, thì lão bỗng mềm oặt như sợi bún, kích kiểu nào cũng không ăn thua. Tôi chột dạ: “Bỏ xừ, thực phẩm đông lạnh còn chóng hỏng nữa là tơ hơ nhiệt độ ngoài trời thế kia”. Tôi hốt hoảng tìm các món tẩm bổ cho lão. Lão xơi đến phát hỏa mà vẫn không làm ăn gì được.
Sợ tôi buồn, lão thành thật khai, sau khi thấy tôi đẻ lão bị ám ảnh. Tôi bảo: “Ừ, em bé bốn cân còn lọt qua cơ mà. Lúc ấy em nghĩ, chẳng may không khâu khít thì khác gì cái túi ba gang”. Chồng tôi lắc đầu: “Không phải thế”. Lão kể, thứ làm lão ám ảnh là máu. Lúc ấy lão thấy người ta “vét” trong người tôi ra bao nhiêu thứ, kiểu như lột trần một miếng dồi. Thế nên bây giờ cứ hễ sắp chạm vào người vợ là chồng tôi lại tưởng tượng ra cảnh máu chảy đầm đìa, cả người bủn rủn còn sức đâu mà “vác súng lên đèo”.
Video đang HOT
Thiên Bình
Bố bệnh 2 đứa con trai chẳng lo, đến khi ông mất thì sốt sắng hỏi di chúc để rồi kinh hãi khi người nhận lại là...
Mặc dù gia đình hoàn cảnh khó khăn, nhưng từ khi lấy vợ, ông luôn cảm thấy mình thật may mắn vì có 1 gia đình hạnh phúc với vợ đẹp con khôn. Đặc biệt là 2 người con trai của ông là Tùng và Sơn đều nổi tiếng trong làng vì là 1 cặp anh em rất biết yêu thương đùm bọc nhau khiến bố mẹ vô cùng hài lòng.
Nhưng đó là chuyện lúc gia đình họ còn nghèo khổ, nhưng khi đó còn cả bố lẫn mẹ, và cả nhà luôn rất vui vẻ, hạnh phúc. Còn 8 năm trở lại đây, ông làm ăn phát đạt , có sự nghiệp thành đạt thì vợ lại qua đời vì bệnh nặng. Mặc dù lúc đó ông không tiếc tiền của chạy chữa cho bà hết lòng nhưng cuối cùng số phận an bài không 1 ai có thể chống lại được.
Nhưng cũng từ khi ông trở thành "đại gia" lại không có thời gian bên cạnh các con và quan tâm chúng nhiều, thì 2 đứa con trai bắt đầu ăn chơi phá phách và thường xuyên nảy sinh mâu thuẫn.
Ảnh minh họa
Ban đầu ông lo làm ăn và chỉ nghĩ có nhiều tiền sẽ mang lại cho các con 1 cuộc sống tốt đẹp nhất. Nhưng càng về sau, ông càng đau đầu về việc 2 đứa con không chịu học hành gì mà chỉ biết tiêu tiền của bố.
Cuối cùng, cả Tùng và Sơn đều thi rớt đại học khiến ông rất buồn, hôm đó ông gọi 2 con vào để nói chuyện nghiêm túc:
- Các con giờ đều đã trưởng thành hết rồi, phải cố gắng học hành, học không được thì tu chí làm ăn, không thể lêu lổng cả ngày như vậy, chỉ ăn mà không làm thì miệng ăn núi lở.
Tùng liền cười khinh khỉnh:
- Bố làm ra tiền chẳng phải để cho con cái sao? Bọn con có tiêu 1 chút mà bố cũng tiếc hay là bố muốn anh em con ra đường bốc vác làm cu li cho người ta bố mới vừa lòng.
Nghe anh trai nói vậy, Sơn cũng phụ họa theo:
- Mang tiếng con nhà giàu mà không được thể hiện, còn không bằng mấy thằng khóa dưới, tiền tiêu không phải nghĩ, cứ hết là bố mẹ lại cho ngay. Đằng này..chúng con đã không còn mẹ, giờ đến bố cũng không thương thì thà để bọn con đi biệt xứ cho rồi.
2 đứa con ông tỏ ra đau khổ nhìn bố nhưng ánh mắt chúng đầy thách thức khiến ông chỉ dám nói:
- Bố không thương các con thì thương ai, nhưng bố chỉ muốn tốt cho các con, mai sau bố chết đi các con còn biết cách làm ăn để tồn tại chứ của cải của bố để lại chả mấy chốc mà hết.
Tùng liền nói:
- Ôi dào bố không cần lo, kinh doanh thì có gì khó, có tiền thì chả sợ gì hết.
Đã lỡ khiến 2 đứa con trở nên như vậy, ông ngày nào cũng buồn rầu, 1 thời gian sau thì phát hiện bị bệnh thận, các bác sĩ phải đăng tin tìm thận phù hợp để ghép cho ông. Cả quãng thời gian đó, 2 đứa con lại đi du lịch xa, không hay biết bố ốm đau thế nào, ông phải bỏ tiền thuê người về chăm sóc. Thế nhưng vì tuổi già sức yếu, sau khi ghép thận 6 th.á.n.g ông đã qua đời.
Lúc hấp hối, 2 đứa con ông thay nhau hỏi bố dồn dập:
- Bố, bố viết di chúc chưa? Bố... bố đừng quên phải viết di chúc để lại tài sản cho con.
Cả 2 anh em họ liên tục hối thúc bố mặc cho ông sắp trút hơi thở cuối cùng. Ông thều thào nói:
- Bố... xin lỗi... vì đã... không... dạy bảo được... các con..nên người.
Dứt lời ông nhắm mắt xuôi tay, khi đó ông không hề để lại bất cứ thứ gì kể cả di chúc. Tùng và Sơn không lo tang lễ cho bố mà đã bắt đầu tranh giành tài sản, Tùng thể hiện quyền lực của người anh cả:
- Nếu bố đã không viết di chúc nghĩa là bố có ý để tài sản lại cho con trai trưởng rồi.
- Anh tưởng bở à? Làm gì có chuyện, con út bao giờ cũng được phần hơn, trước giờ vẫn thế, anh đừng có vớ vẩn.
Cãi nhau qua lại rất lâu cuối cùng 2 anh em tuyên bố từ mặt nhau, đúng lúc đó 1 vị luật sự lạ tìm đến đưa di chúc của ông ra, ngạc nhiên là tài sản đó ông để lại cho 1 cái tên hoàn toàn xa lạ khiến 2 đứa con đang nóng càng giận hơn, người này nghĩ người kia giả vờ tìm ra 1 cái tên vớ vẩn để hòng cướp trọn tài sản nên càng thù nhau hơn.
Nhưng có chữ ký và dấu rõ ràng không thể chối cãi, họ đành chấp nhận, cũng từ đó 2 anh em không nhìn mặt nhau.
10 năm sau, vào lúc địa phương yêu cầu phải di dời mộ của bố đi nơi khác, 2 anh em Tùng và Sơn mới ngồi lại nói chuyện. Hôm đó cùng nhau đi bói thì thầy phán 1 câu khiến 2 người sững sờ rồi ôm nhau mà khóc nức nở:
- 2 đứa chúng mày là đồ bất hiếu, người được nhận tài sản là người có ơn với ông, còn chúng mày 1 xu cũng không đáng.
Thì ra đó là người đã hiến tặng thận cho bố của Tùng và Sơn, mãi đến bây giờ họ mới biết câu chuyện năm đó bố phải thay thận. Quả thật họ đã quá vô tâm với bố vì trong đầu lúc nào cũng chỉ nghĩ đến tiền. 2 anh em hối hận tột cùng nhưng bố thì không thể sống lại nữ, họ chỉ có thể sống trong nỗi day dứt suốt quãng đời còn lại.
Theo Iblog
Vì vợ là vợ anh! Phần 19 Chị Liên bị đau kêu oai oái, anh Hậu từ ngoài vội vàng nhảy vào, sốt sắng cầm tay chị đưa lên vòi xả nước lạnh, miệng còn không ngừng trách móc. -"Dặn em bao nhiêu lần rồi, đã không khéo thì đừng bao giờ vào bếp." -"Người ta xin lỗi mà." Giọng chị như mèo con làm nũng, anh vẫn chưa hết...