‘Sốt ruột’ chờ SGK lớp một
Trong khi Bộ Giáo dục và Đào tạo “thất hứa” khi chưa công bố các bản thảo sách giáo khoa lớp 1 đạt kiểm định chất lượng trong tháng 10 mà hoãn sang tháng 11 thì mới đây, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam đã tổ chức lễ ra mắt 4 bộ sách và khẳng định đây là các bộ sách đã đạt kiểm định.
Điều này khiến người dân, nhất là các nhà trường, giáo viên, phụ huynh càng thêm sốt ruột ngóng chờ sách mới chính thức.
Bốn bộ sách, bốn hướng tiếp cận?
Theo ông Nguyễn Đức Thái, Chủ tịch Hội đồng thành viên Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, 4 bản mẫu sách giáo khoa của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam lọt qua hai vòng thẩm định gồm bộ sách “Kết nối tri thức với cuộc sống;” bộ sách giáo khoa “Chân trời sáng tạo;” bộ sách giáo khoa “Cùng học để phát triển năng lực”; bộ sách giáo khoa “Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục.”
Ông Thái cho biết, những bản mẫu sách giáo khoa này đã cụ thể hóa mục tiêu giáo dục toàn diện, chuyển từ chú trọng truyền thụ kiến thức sang hướng giúp học sinh hình thành, phát triển phẩm chất và năng lực.
Đại diện Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam cho biết bốn bộ sách này đáp ứng điều kiện giáo dục ở nhiều vùng miền khác nhau. Mục tiêu của các bộ sách là giúp người học tiếp cận kiến thức để giải quyết các vấn đề trong cuộc sống. Các bộ sách không chỉ đáp ứng được việc kết nối giữa sách giáo khoa từng môn ở các lớp, các cấp học khác nhau, mà còn đòi hỏi sự kết nối giữa các môn học khác nhau trong cùng một bộ sách.
Cụ thể, bộ sách “Kết nối tri thức với cuộc sống” được coi như bộ sách nền, chủ lực đảm bảo chất lượng an toàn khi triển khai sách giáo khoa trong toàn hệ thống. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam hy vọng bộ sách này có độ phủ rộng hơn các bộ sách khác, đáp ứng nhu cầu nhiều vùng miền, địa phương.
Bộ sách “Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục,” các tác giả muốn định hướng bình đẳng các học sinh có cơ hội như nhau trong tiếp cận các nguồn tri thức thông qua các nguồn học liệu mở; định hướng tự chủ trong học tập, tự do sáng tạo, chủ động trong giải quyết vấn đề.
Bộ sách “Cùng học để phát triển năng lực,” các tác giả muốn nhấn mạnh tinh thần lấy hoạt động học của học sinh làm trung tâm, đề cao học tích cực, học hợp tác, học để tích hợp vào cuộc sống. Bộ sách này chú trọng phát triển năng lực học và năng lực hợp tác của học sinh.
Bộ sách “Chân trời sáng tạo” giúp học sinh định hướng tư duy, tự khám phá và phát triển tiềm năng của bản thân.
Video đang HOT
Ngoài sách giáo khoa giấy, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam còn phát triển đồng bộ sách giáo khoa điện tử, tư liệu, tài nguyên số để hỗ trợ giảng dạy dành cho giáo viên.
Cần sớm công bố chính thức sách qua thẩm định
Theo ông Thái Văn Tài, quyền Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học, Bộ Giáo dục và Đào tạo, có 5 bộ mẫu sách giáo khoa đã qua hai vòng thẩm định, đang chờ Bộ Giáo dục và Đào tạo hoàn thiện các thủ tục cuối cùng để công bố. Ngoài 4 bộ mẫu sách giáo khoa của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, bộ còn lại của Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Hà Nội và Nhà xuất bản Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh.
Theo kế hoạch, việc công bố này sẽ được thực hiện trong tháng 10. Tuy nhiên, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã bất ngờ thông báo lùi thời gian công bố sang tháng 11. Vì vậy, việc nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam bất ngờ công bố các bộ sách đã qua hai vòng thẩm định thu hút sự quan tâm đặc biệt của công luận.
Ông Trần Tuấn Hùng, Hiệu trưởng Trường Tiểu học-Trung học cơ sở Quyết Tiến (tỉnh Thái Bình) cho biết sách giáo khoa là tài liệu quan trọng trong quá trình dạy và học. Dù theo chương trình mới, khung chương trình là cốt lõi, sách giáo khoa chỉ là tài liệu giảng dạy nhưng đây vẫn sẽ là cơ sở để giáo viên có thể hình dung chương trình mới rõ ràng hơn. “Vì vậy, Bộ Giáo dục và Đào tạo cần sớm công bố chính thức các bản sách giáo khoa đạt thẩm định để giáo viên nghiên cứu,” thầy Hùng chia sẻ.
Sớm công bố sách giáo khoa cũng là đề nghị của lãnh đạo sở giáo dục và đào tạo Hà Nội, Ninh Bình, Nghệ An… “Hiện các nhà trường, giáo viên đang rất sốt ruột chờ sách mới,” Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Nghệ An Thái Văn Thành nói.
Nhìn ở góc độc khác, phó Giáo sư Trần Xuân Nhĩ, nguyên Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cho rằng, khi Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam đã công bố các bản mẫu sách qua thẩm định, việc Bộ Giáo dục và Đào tạo sớm công bố chính thức các mẫu sách đạt thẩm định sẽ giúp việc cạnh tranh thị trường sách giáo khoa công bằng hơn với bộ sách còn lại của Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Hà Nội và Nhà xuất bản Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh.
Tuyết Mai
Theo ngaynay
Sách giáo khoa Toán lớp 1 sẽ có điểm gì mới?
Theo chương trình phổ thông mới, những học sinh vào lớp 1 năm học 2020-2021 sẽ bắt đầu học với các bộ SGK mới.
Giới thiệu bản mẫu các bộ SGK Toán lớp 1 được biên soạn theo chương trình phổ thông mới, PGS. TS. Lê Anh Vinh, Chủ biên môn Toán cấp tiểu học của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam (NXBGDVN) cho biết, mục tiêu đầu tiên của SGK Toán tiểu học mới là giúp học sinh yêu thích và hứng thú với môn học.
Đây là mục tiêu quan trọng nhất và đóng vai trò sống còn quyết định việc học sinh có tiếp tục học được Toán ở cấp trên hay không.
PGS. TS. Lê Anh Vinh giới thiệu bản mẫu SGK Toán lớp 1 mới.
Học toán như tô màu một bức tranh
"Việc đầu tiên là phải khẳng định ai cũng có thể yêu Toán và học được Toán. Đây là trách nhiệm chính của SGK tiểu học, để làm sao học sinh thấy hứng thú mỗi khi giở sách và yêu thích môn học", PGS.TS. Lê Anh Vinh nhấn mạnh.
Ông Vinh ví Toán học đẹp như một bức tranh, nhưng chương trình toán phổ thông chỉ dừng lại ở bức tranh không nhiều màu sắc và chính các em học sinh sẽ tô màu lại bức tranh đó. Theo ông Vinh, vấn đề của môn Toán là việc nhiều bậc phụ huynh và thầy cô cho rằng con mình, học sinh của mình không học được Toán.
"Quan điểm của tôi là trẻ con học được hết và năng lực của trẻ con rất đặc biệt, với khả năng tiếp thu gần như là vô giới hạn. Quan trọng là cách chúng ta dạy, cách đưa bài học đến với học sinh tiểu học", ông Vinh nói.
Theo thống kế, hơn 70% học sinh khi lên đến cấp 3 có ấn tượng không tốt với môn Toán. Do vậy, mục tiêu đầu tiên đưa vào SGK Toán tiểu học mới là giúp học sinh yêu thích và hứng thú với môn học. Chủ biên môn Toán cấp tiểu học của Nhà NXBGDVN khẳng định, đây là mục tiêu quan trọng nhất và đóng vai trò sống còn quyết định việc học sinh có tiếp tục học được Toán ở cấp trên hay không: "Dạy Toán Tiểu học là dễ nhất, khi chỉ cần đưa một vài bài toán vui, một vài ý tưởng hay vào bài học sẽ khiến học sinh rất hứng thú tham gia. Song nhiều khi chúng ta bỏ hết các phần này đi và chỉ dạy các phép tính toán cộng trừ là chưa đủ. Khi học sinh đã yêu thích và hứng thú với môn Toán, các em phải hiểu được ý nghĩa, tính thực tiễn của việc học Toán".
Một trong 4 bản mẫu SGK lớp 1 mới của NXBGDVN.
Điểm mới của SGK Toán lớp 1
SGK phải dùng được cho tất cả vùng miền, tất cả các đối tượng học sinh nên cuốn sách phải có kiến thức cơ bản, dễ tiếp cận; gắn với thực tiễn và có nhiều yếu tố sáng tạo, linh hoạt cho cả thầy cô giáo và học sinh trong mỗi bài giảng và bài học của mình.
Theo PGS.TS. Lê Anh Vinh, mục tiêu trước đây được coi là căn bản nhất của môn Toán là phát triển khả năng tư duy logic, kỹ năng đặt vấn đề và giải quyết vấn đề của học sinh. Nhưng thực tế, nếu học sinh không yêu thích, không hứng thú và hiểu được ý nghĩa thực tiễn của môn Toán thì sẽ không đạt được mục tiêu này.
"Vì vậy, nhóm tác giả biên soạn sách Toán quan tâm đến vấn đề mang lại niềm vui và sự hứng thú cho các em học sinh", ông Vinh nói.
Theo giới thiệu của ông Vinh, SGK Toán 1 mới không cấu trúc theo tiết học như trước đây, thay vào đó sẽ cấu trúc theo bài học và chủ đề, để giáo viên có sự linh hoạt điều chính trong nội dung chương trình cuốn sách. Mỗi bài học đều có phần khám phá để học sinh tìm hiểu kiến thức mới và giáo viên gợi mở kiến thức mới. Sau đó, học sinh sẽ thực hành, đặc biệt là thông qua các trò chơi. Và cuối cùng là phần luyện tập không thể thiếu để ôn tập, củng cố lại kiến thức cho học sinh.
Điểm mới thứ hai là xây dựng tuyến nhân vật xuyên suốt sẽ lớn lên cùng các em trong giai đoạn học tiểu học. Bên cạnh đó, là những chi tiết nhỏ như trang phục, thời tiết... được lồng ghép vào các bài học và được tính toán xem dạy vào thời điểm trong năm, để tạo sự xuyên suốt và mối liên kết giữa bài học với đời sống của học sinh.
Điểm mới thứ ba là hoạt động phong phú và đa dạng. Theo ông Vinh, không phải lúc nào cũng để học sinh cạnh tranh với nhau, mà có những bài tập đòi hỏi phải làm việc nhóm để giải quyết vấn đề. Chúng tôi nghĩ rằng, với học sinh lớp 1, nếu các em không được chơi thì đúng là các thầy cô có lỗi.
Điểm mới thứ tư là gắn toán học với thực tiễn, lồng ghép, tích hợp nội dung liên môn. Qua bài toán các em học được thêm kiến thức của các môn khác, ví dụ như nhân vật robot trong SGK Toán sẽ hành trình xuyên việt 7 ngày từ Bắc vào Nam, qua đó giúp các em biết thêm về môn địa lý.
"Cuốn SGK Toán 1 đặc biệt chú trọng hình ảnh minh họa. Những chi tiết, những thông điệp rất nhỏ được lồng ghép vào hình ảnh minh họa, nhằm thu hút học sinh để đạt được mục tiêu số 1 là để các em hứng thú với môn học", ông Vinh nhấn mạnh.
Hiện nay Bộ Giáo dục và Đào tạo đang hoàn tất những thủ tục pháp lý cuối cùng để công bố trong tháng 11/2019 bộ SGK theo chương trình giáo dục phổ thông mới. Trong số 5 bản mẫu SGK lớp 1 mới đã qua vòng hai thẩm định, NXBGDVN có 4 bản mẫu./.
Theo VOV
Bộ SGK lớp 1 do TP.HCM biên soạn: Mang phong vị của vùng Nam Bộ Năm học 2019 - 2020 là năm bản lề quan trọng trong lộ trình đổi mới CT, SGK; cán bộ, giáo viên trong ngành giáo dục cả nước và xã hội đều đang rất mong chờ được tiếp cận với những bộ SGK lớp 1 sẽ được Hội đồng thẩm định của Bộ GD&ĐT phê duyệt. Trong số này có bộ SGK của...