Sót nhau thai sau sinh- biến chứng vô cùng nguy hiểm
Nhiều chị em không hề biết rằng, sau khi em bé ra đời, quá trình sinh con vẫn chưa hề kết thúc. Trên thực tế, sổ nhau thai mới là giai đoạn cuối cùng của quá trình sinh nở.
Trong hầu hết các trường hợp, nhau thai sẽ ra ngay sau khi em bé chào đời nhưng cũng có nhiều ca bất thường, giai đoạn này không diễn ra tự nhiên và nhau thai không thoát ra ngoài dẫn đến hiện tượng sót nhau sau sinh. Nếu sót nhau thai không được can thiệp kịp thời, mẹ sẽ rất dễ bị nhiễm trùng, băng huyết sau sinh và có thể đe dọa tới tính mạng.
Quá trình “sổ” nhau sau sinh
Sau quá trình chuyển dạ và sinh em bé thông thường, nhau thai sẽ đi ra ngoài theo cách thông thường hoặc có sự can thiệp từ các bác sĩ và hộ sinh.
Các bác sĩ sản khoa hoặc y tá có thể tiêm vào bắp đùi của người mẹ một số loại thuốc như syntometrine, ergometrine và oxytocin khi em bé sắp chuẩn bị ra ngoài để nhau thai có thể theo ra ngay sau đó.
Những loại thuốc này khiến tử cung co bóp mạnh hơn và đẩy nhau ra. Với những phụ nữ bị huyết áp cao hoặc có dấu hiệu của tiền sản giật trong quá trình mang thai, các bác sĩ sẽ tiêm vào cơ thể mẹ hormone syntocinon để hỗ trợ bước cuối cùng trong quá trình sinh nở này.
Chọn lựa sự can thiệp chủ động từ bác sĩ và hộ lý để nhau thai xổ ra ngoài sẽ giúp giảm nguy cơ bị băng huyết sau khi em bé được sinh ra.
Nguyên nhân gây sót nhau thai
Có một số yếu tố làm tăng nguy cơ bị sót nhau như:
Video đang HOT
- Nhau thai dính vào vết sẹo do đẻ mổ trước đó hoặc do các phẫu thuật khác.
- Đẻ non
- Nhau thai không bình thường
- Nhau thai bám sâu vào thành tử cung.
- Y tá hộ sinh không lấy hết nhau ra.
- Sinh đẻ nhiều (5 con trở lên), nạo phá thai nhiều.
- Mẹ mắc các bệnh viêm nhiễm ở tử cung.
Phân loại hiện tượng sót nhau sau sinh
Sót nhau sau khi sinh có thể chia làm 3 loại:
- Nhau tiền đạo: Đây là hiện tượng bánh nhau bám vào phần dưới gần mép cổ tử cung, xảy ra khi các cơn co thắt tử cung không đủ mạnh để đẩy nhau thai ra ngoài.
- Nhau bong nhưng không ra ngoài: Nhau thai có thể được tách ra hoàn toàn khỏi tử cung nhưng bị kẹt lại trong cơ thể và không thể thoát ra ngoài do cổ tử cung đóng lại quá sớm.
- Nhau cài răng lược: gai nhau bám vào đến lớp niêm mạc căn bản của nội mạc tử cung khiến quá trình sinh thường trở nên khó khăn hơn và thường dẫn đến băng huyết sau sinh.
Cách xử lý sót nhau khi sinh
Thông thường các bác sĩ sẽ lấy nhau thủ công bằng tay, tuy nhiên phương pháp này có nguy cơ gây ra nhiễm trùng sau sinh cho thai phụ. Các loại thuốc làm giãn tử cung tức thời cũng có thể sử dụng để nhau thai có thể thoát ra ngoài.
Ngoài ra, cho con bú cũng khiến cho tử cung co bóp và có thể đẩy nhau thai ra. Đôi khi chỉ cần đi tiểu cũng tạo ra áp lực kép giúp nhau thaithoát ra dễ dàng hơn.
Nếu tất cả các phương pháp trên đều không thành công thì việc phẫu thuật cấp cứu để lọai bỏ nhau khỏi tử cung là lựa chọn cuối cùng.
Mặc dù không thể ngăn ngừa được việc sót nhau thai có thể xảy ra, các mẹ bầu nên thảo luận trước với bác sĩ, đặc biệt nếu như ở lần sinh trước đó bạn đã gặp phải vấn đề này.
Các bác sĩ sẽ đưa ra cho chị em những lời khuyên hữu ích và sẽ giúp chị em chuẩn bị tâm lý tốt nhất cho mọi tình huống.
Theo www.phunutoday.vn
Mẹ bị ung thư vì bào thai phát triển bất thường
Sau khi sinh con 6 tuần, bà Leanne Crawley, 38 tuổi, phải nhập viện vì xuất huyết nặng. Các bác sĩ phát hiện bà mắc một dạng ung thư cực hiếm mà tế bào ung thư phát triển từ nhau thai.
Bà Leanne Crawley ẵm bé Louee trên tay với các con quây quần xung quanh
ẢNH CHỤP MÀN HÌNH DAILY MAIL
Bà Crawley ở thị trấn Orpington, hạt Kent (Anh) mang thai đứa con trai Louee chỉ vài tháng sai khi sinh bé gái Francesca, giờ bé đã 2 tuổi. Trong suốt thai kỳ, các kết quả kiểm tra từ bác sĩ cho thấy thai nhi hoàn toàn bình thường, theo Fox News đưa tin hôm 26.4.
Nhưng khi Louee vừa chào đời vào tháng 12.2016, cậu bé bị tái nhợt kỳ lạ. Các xét nghiệm cho thấy Louee bị mất rất nhiều máu, khoảng 80% máu của cơ thể. Các bác sĩ không biết chính xác nguyên nhân vì sao.
Louee đã trải qua 3 tuần trong lồng ấp và được các bác sĩ chăm sóc đặc biệt. Máu hiến tặng được truyền vào cơ thể Louee giúp cậu bé dần hồi phục.
Vài ngày sau khi hai mẹ con xuất viện về nhà, bà Crawley vẫn bị chảy máu sau sinh và buộc phải trở lại bệnh viện. Tại đây, các bác sĩ đã phẫu thuật để cắt bỏ những gì còn sót lại sau ca sinh trong cơ thể bà Crawley. Bác sĩ cho rằng đó là nhau thai còn lại của bé Louee.
Tuy nhiên, 2 tuần sau, bà Crawley lại tiếp tục bị chảy máu nghiêm trọng và phải nhập viện. Các kiểm tra tiếp theo cho thấy bà Crawley đã mắc tình trạng mang thai giả, hiện tượng mà các mô thay vì phát triển thành nhau thai lại phát triển bất thường thành khối u.
Kích thuớc của khối u này trong bụng bà Crawley bằng một phôi thai 3 tháng tuổi. Các bác sĩ cho rằng thực chất bà Crawley mang thai song sinh. Một thai nhi phát triển bình thường, thai nhi còn lại phát triển thành khối u ung thư.
Bác sĩ tiến hành ca phẫu thuật loại bỏ khối u khi bé Louee đã được 3 tháng tuổi. Các tế bào ung thư đã lan đến phổi buộc bà Crawley phải tiến hành thêm nhiều lần hóa trị, 20 lần truyền máu và nằm hàng tháng trong bệnh viện.
Crawley đã hồi phục và xuất viện vào tháng 9.2017. Tuy nhiên, bà vẫn phải tập thể dục thường xuyên để loại bỏ những tác hại của hóa trị. Hiện tại, bà vẫn không đi làm việc mà ở nhà chăm sóc 4 đứa con, theo Fox News.
Theo thanhnien.vn
Thai nhi trong bụng sẽ vui hay bực mình khi bố mẹ làm 'chuyện ấy', cặp đôi nào cũng cần đọc để tránh ảnh hưởng đến con! Thời kì mang thai là giai đoạn khá nhạy cảm đối với phụ nữ, bởi bất kì hành động nào của mẹ cũng có thể ảnh hưởng đến thai nhi. Có một điều mà khiến rất nhiều người băn khoăn đó là ba mẹ có nên làm &'chuyện ấy' khi đang mang thai hay không thì theo chuyên gia, việc quan hệ trong...