Sony sẽ đóng cửa nhà máy sản xuất âm thanh tại Malaysia đầu năm 2022
Báo cáo mới cho biết Sony đang có kế hoạch đóng cửa một nhà máy sản xuất thiết bị âm thanh ở Malaysia, điều này có thể khiến một số người mất việc làm.
Theo Nikkei Asia, Sony sẽ hợp nhất hai nhà máy tại Malaysia vào tháng 9 năm 2021 và đóng cửa hoàn toàn một trong số các nhà máy của hãng tại nước này vào tháng 3 năm 2022. Chính xác, hãng sẽ đóng cửa một nhà máy sản xuất thiết bị âm thanh ở Bang Penang và chuyển các hoạt động sản xuất của nhà máy này về một địa điểm tại Kuala Lumpur. Nhà máy này chủ yếu sản xuất tai nghe và các thiết bị âm thanh gia đình khác.
Cụ thể, toàn bộ hoạt động sản xuất các thiết bị âm thành sẽ được tiếp tục tại nhà máy sản xuất TV có trụ sở tại Kuala Lumpur. Theo đó, khoảng 3.600 nhân viên tại nhà máy cũ ở bang Penang có thể sẽ bị sa thải. Hơn nữa, hiện tại, thị trường kinh doanh thiết bị điện tử của Sony đang chịu ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid-19 với mức giảm lợi nhuận dự đoán khoảng 23%.
Ngoài ra, Sony cũng đang lên kế hoạch đóng cửa một nhà máy sản xuất TV và âm thanh khác đã hoạt động được hơn ba thập kỷ ở Brazil.
Thế hệ triệu phú trẻ nổi lên từ TikTok
TikTok, một trong những nền tảng sở hữu nhiều dùng nhất hiện nay, đang trở thành cơ hội để nhiều người trẻ kiếm tiền từ sở thích của mình.
Theo thống kê từ TikTok, cứ ba người Mỹ sử dụng smartphone, có một người dùng TikTok. Chính vì lý do này, bất chấp các cảnh báo liên quan tới nguy cơ mất an ninh quốc gia, nhiều công ty quảng cáo vẫn coi TikTok là địa điểm lý tưởng để quảng bá sản phẩm.
Nhiều TikToker có khả năng kiếm hàng triệu USD một năm nhờ vào nền tảng này.
Với khoảng 690 triệu người dùng hoạt động hàng tháng trên toàn cầu, nền tảng TikTok được hầu hết các nhà sáng tạo nội dung đánh giá là không có đối thủ trên thị trường khi xét về khả năng lan truyền, lượng người theo dõi và cơ hội phát triển sự nghiệp bản thân. TikTok trở thành ngôi nhà mới mở cơ hội cho những người có ảnh hưởng phát triển, những người đã tìm thấy danh tiếng trên YouTube và Instagram. Phần lớn trong số họ hiện nay thậm chí còn chưa đủ tuổi uống rượu.
Video đang HOT
Từ sở thích tới kiếm tiền
Michael Le, 20 tuổi, chuyên đăng các video nhảy giải trí trên TikTok, nhận được 42,5 triệu lượt theo dõi và hơn 1,2 tỷ lượt thích cho các video của anh. Le gần đây đã mua một ngôi nhà ở Los Angeles sau khi chuyển đến từ Florida.
Hiện Le sống và làm việc với 7 người khác trong nhóm, gồm mẹ và các em của anh. "Tôi cảm thấy khá ổn về mặt tài chính. Tôi nghĩ mình đã lựa chọn một bước đi thông minh. Tôi hiện sở hữu tổng số tiền với 7 con số", anh nói.
Nguồn thu nhập chính của Le đến từ quan hệ đối tác thương hiệu trên TikTok, với mức thu nhập từ 20.000 đến 50.000 USD cho một bài đăng. Le từng cộng tác với các thương hiệu như Amazon Prime Video, Bliss Skincare, Bang Energy, Postmate, Safeguard Soap và Tums.
"Chuyện đó thực sự rất ngẫu nhiên, với bất kỳ thương hiệu nào quyết định hợp tác với tôi. Tôi thực sự cởi mở với mọi thứ. Nếu một thương hiệu muốn quảng bá sản phẩm, tôi thường sẽ cho họ biết liệu nó có quá thương mại hóa hay không và tôi sẽ cung cấp cho họ ý kiến của mình. Nếu họ vẫn nhất quyết với kế hoạch ban đầu, tôi có thể sẽ tăng tỷ lệ thù lao. Nhưng nếu điều gì đó quá ép buộc đối với tôi, tôi sẽ không làm", Le cho biết.
Michael Le. Ảnh: Instagram .
Lượng người theo dõi càng lớn, số tiền cho một quảng cáo càng cao tương ứng. Mối quan hệ giữa người sáng tạo và thương hiệu mang lại lợi ích chung, đặc biệt là với các thương hiệu cũ hoặc lâu đời. Trong trường hợp của Le, chính anh giới thiệu công ty nước tăng lực Bang Energy tới TikTok sau nhiều năm hoạt động thông qua YouTube.
Chặng đường trở thành ngôi sao nổi tiếng TikTok của Loren Gray cũng diễn ra tương tự. Gray, một ca sĩ 18 tuổi cũng vừa mua nhà ở Los Angeles, sở hữu 49,8 triệu người theo dõi trên ứng dụng TikTok. Đối với các bài đăng quảng bá một lần, cô tính phí từ 20.000 đến 40.000 USD, mặc dù điều đó còn tùy thuộc vào mức độ hào hứng của cô về sự cộng tác.
"Nếu tôi thực sự yêu thích một thương hiệu, nhưng số tiền đó không nhiều như tôi thường kiếm được, thì đôi khi, việc xây dựng quan hệ đối tác với họ trong tương lai là rất đáng. Bạn phải quyết định một cách kỹ càng bởi chắc hẳn bạn không muốn có quá nhiều quan hệ đối tác. Bạn phải chọn lọc", cô nói.
Ngoài công việc là một ngôi sao TikTok, Gray còn là nghệ sĩ thu âm ký hợp đồng với Capitol Records từ năm 2018. Các bài hát của cô như Queen , Alone và Cake đều là giai điệu phổ biến trong các video trên mạng xã hội này.
"Tôi có một lượng khán giả gắn bó trên các mạng xã hội nhưng âm nhạc là một trò chơi hoàn toàn khác. Với âm nhạc ở đây, bạn nhận được sự lan truyền nhưng hầu như không có mấy người nghe tích cực. Tôi chắc chắn đã có một khởi đầu thuận lợi nhờ TikTok, nhưng tôi vẫn phải xây dựng con đường của riêng mình", Gray cho biết.
Loren Gray. Ảnh: Celebzz.
Giống ở hầu hết các nền tảng giải trí khác, các ngôi sao bắt đầu đăng nội dung nhằm mục đích giải trí, nhiều người trong số họ bắt đầu bằng tiền thân của TikTok là musical.ly. Le đã bắt đầu đăng nội dung trên Musical.ly từ năm 2015, nhưng không có nhiều sức hút như trên TikTok hiện nay.
"Những nhà sáng tạo trên TikTok đang ngày trở nên chuyên nghiệp hơn, tạo ra nội dung thu hút hơn. Tôi từng chỉ sử dụng TikTok để đăng lại các video từ Instagram và YouTube nhằm quảng cáo chéo. Sau đó, trong lần đầu tiên tôi đích thân thực hiện nội dung TikTok tại nhà, lượng người theo dõi của tôi đã tăng từ 600.000 lên một triệu trong một tuần. Điều đó đã thay đổi quan điểm của tôi mãi mãi", Le chia sẻ.
Tương lai phát triển
Để tạo điều kiện cho thị trường nhà sáng tạo nội dung đang bùng nổ, tháng 7 năm nay, TikTok đã thành lập quỹ trị giá 200 triệu USD, cho phép những người sáng tạo từ 18 tuổi trở lên kiếm tiền từ nội dung thông qua quảng cáo trên nền tảng. Theo quy định của quỹ này, những người dưới 18 tuổi vẫn có thể kiếm tiền trên TikTok thông qua các giao dịch cá nhân, nhưng không thể tiếp cận được vốn hỗ trợ từ TikTok.
Le cùng một số nhân vật có ảnh hưởng trên TikTok đã được phép tiếp cận sớm quỹ người sáng tạo. Anh cho biết đã làm việc với một người quản lý tại TikTok để hoàn thành các giao dịch sớm nhất có thể.
Tuy nhiên, ngay cả khi nhìn thấy tăng trưởng vượt bậc của TikTok, cơ hội để các nhà sáng tạo kiếm tiền trực tiếp từ đây vẫn còn khá ít. Cũng giống các đối thủ cạnh tranh khác, mô hình kinh doanh của TikTok phụ thuộc rất nhiều vào quảng cáo. Theo The Information , trong năm 2019, TikTok đã đạt doanh thu khoảng 300 triệu USD trên toàn cầu và dự kiến sẽ kiếm được 500 triệu USD chỉ riêng tại Mỹ trong năm nay. Tuy nhiên, con số này vẫn còn khiêm tốn khi so với doanh thu của công ty mẹ ByteDance. Dự kiến, năm nay ByteDance sẽ kiếm được 27 tỷ USD doanh thu quảng cáo.
Evan Horowitz, CEO của công ty sáng tạo Movers Shakers có trụ sở tại Los Angeles cho biết: "TikTok là một nền tảng dành cho thế hệ Z, với phần lớn trong số họ vẫn dưới 18 tuổi. Do đó, cơ hội làm việc với một thương hiệu lần đầu tiên chắc chắn sẽ rất đáng nhớ".
Một trong những nhà sáng tạo đó là Seth O'Brien, một thanh niên 16 tuổi ở Chicago. O'Brien chuyên đăng các bài hướng dẫn trang điểm do chính mình thực hiện và đã có hơn 4,2 triệu lượt theo dõi trên này. Tháng 9/2019, khi mới chỉ có 300.000 người theo dõi, O'Brien đã được MAC mời tới tham dự Tuần lễ thời trang New York, nơi anh được gặp những người có ảnh hưởng và người nổi tiếng khác.
"Đã được một năm rồi, nhưng khi nghĩ lại tôi vẫn không thể tin nổi. TikTok đã cho tôi cơ hội đó và tôi nghĩ cơ hội là cho tất cả mọi người. Tôi đã làm được. Tôi đã 100% tự mình làm điều đó", O'Brien nói.
"Không thể so sánh TikTok với bất cứ ứng dụng nào"
Danh hiệu đỉnh cao thành công trên TikTok thuộc về Charli D'Amelio, 16 tuổi. TikToker sở hữu hơn 100 triệu lượt theo dõi này được cho là tính phí 100.000 USD cho mỗi bài quảng bá sản phẩm. Tầm ảnh hưởng xã hội của cô ấy còn thể hiện ở những cơ hội nghề nghiệp sinh lời cao, như hợp đồng với chuỗi cửa hàng Dunkin', tham gia chương trình truyền hình thực tế với gia đình.
Mặc dù phần lớn những người sáng tạo trên TikTok khó có thể nhận về các hợp đồng xa xỉ, chắc chắn họ sẽ tiếp tục đa dạng hóa các nền tảng để sáng tạo nội dung, ví dụ khám phá thêm ứng dụng Triller, Likee và tiếp tục đăng bài trên YouTube, Instagram và Snapchat.
Mong muốn đa dạng hóa này có thể xuất phát từ mối đe dọa gần đây đối với sự tồn tại của TikTok. Chính quyền Trump đã gọi ứng dụng TikTok là mối đe dọa an ninh quốc gia, cho rằng chính phủ Trung Quốc có thể truy cập thông tin cá nhân của 120 triệu người dùng Mỹ trên ứng dụng. Về phần mình, TikTok đã kiện chính quyền, cho rằng lệnh cấm sẽ "tước bỏ quyền của một cộng đồng người dùng rộng lớn mà không có bất kỳ bằng chứng nào để biện minh cho một hành động cực đoan như vậy".
Bất chấp sự giám sát gắt gao dành cho TikTok, những người sáng tạo và đại diện của nền tảng vẫn lạc quan về tương lai của mình. "Chúng tôi tin tưởng TikTok vẫn sẽ vẫn tồn tại. Tôi nghĩ đang có những khúc mắc, nhưng TikTok là một con mèo có 9 mạng - nó sẽ tiếp tục quay trở lại. Cuối cùng, nó sẽ ổn định. Những gì đang diễn ra trên TikTok đang ngày càng mạnh mẽ, nó thực sự sẽ tiếp tục phát triển và phát triển", Horowitz, CEO của Movers Shakers cho biết.
Tuy nhiên, Le cho biết anh rất lo lắng về số phận của TikTok, một phần vì 2,26 triệu người đăng ký trên YouTube và 2,3 triệu người theo dõi trên Instagram không đủ sức cân bằng lại 42 triệu người theo dõi anh trên nền tảng này. Anh thừa nhận rằng người dùng TikTok sẽ chuyển sang nền tảng khác nếu ứng dụng này biến mất, nhưng chắc chắn người dùng lúc đó sẽ đặt ra một tiêu chuẩn mới cho mạng xã hội.
"Hiện tại tôi không thể so sánh TikTok với bất cứ ứng dụng nào tương đồng. Ứng dụng thay thế phải hoàn hảo, đặc biệt là đủ cạnh tranh với một thứ tốt và mang tính cách mạng như TikTok", Le nói.
6 tập đoàn điện tử lớn nhất thế giới Ngành công nghiệp điện tử mới chỉ thành lập vào thế kỷ 20 nhưng đã chứng kiến tốc độ phát triển nhanh chóng. Điện tử là một trong những ngành công nghiệp có quy mô lớn nhất hiện nay. Với trị giá hàng nghìn tỷ USD, ngành công nghiệp này là hạng mục quan trọng trong chính sách phát triển của nhiều quốc...