Sony phát triển smartphone cho người dùng chuyên nghiệp, doanh nghiệp và tổ chức
Hôm thứ Hai vừa qua, tập đoàn Nhật Bản đã hé lộ loạt smartphone mới cho năm 2020.
Với tiêu điểm là kết hợp mạng không dây thế hệ thứ 5 cùng sức mạnh công nghệ của bộ phận nhiếp ảnh kỹ thuật số, flagship Sony thu hút được sự chú ý của giới công nghệ.
Điện thoại 5G đầu tiên của Sony – Xperia 1 II (Xperia 1 Mark 2) – có giá khoảng 1.200 euro tại châu Âu – chỉ là flagship dành cho người dùng phổ thông. Sony còn hé lộ về một phiên bản khác chưa có tên chính thức, tạm gọi là Xperia Pro, thuộc danh mục sản phẩm mới là “Điện thoại chuyên nghiệp” thay vì như Xperia 1 II, nằm ở mục “Điện thoại di động”.
Danh mục điện thoại mới hiện chỉ có mẫu Xperia Pro chưa ra mắt chính thức
Xperia Pro được nhắm đến đối tượng chuyên nghiệp như tay máy, nhà quay phim, các doanh nghiệp và tổ chức có nhu cầu sử dụng giải pháp phát thanh truyền hình trên nền 5G của Sony, ví dụ đài truyền hình. Máy vẫn dựa trên nền tảng công nghệ của Xperia 1 II, như tốc độ chụp 20fps, gấp đôi nhiều smartphone khác và bằng với máy ảnh mirrorless đầu bảng Alpha A9.
Công nghệ Eye AF từng có mặt trên Xperia 1, nay được nâng cấp lên Eye AF thời gian thực, bắt nét cả mắt người lẫn mắt động vật. Cảm biến ToF giúp cải thiện lấy nét trong ánh sáng yếu. Còn ống kính được sản xuất bởi công ty quang học Đức Carl Zeiss, giảm ánh sáng phản chiếu để loại bỏ hiện tượng chói sáng, bóng ma. Hãng tin rằng ngày nay mọi người chụp ảnh, quay phim nhiều, dữ liệu cần truyền tải ngày càng lớn sẽ cần đến kết nối di động 5G.
Sony đưa vào điện thoại mới nhiều công nghệ từ máy ảnh Alpha như ống kính ZEISS T*, Eye AF, chụp liên tiếp 20fps,…
Tuy nhiên, Xperia Pro là loại sản phẩm hướng đến môi trường chuyên nghiệp, còn làm được nhiều hơn thế. Máy trang bị một cổng HDMI để kết nối tới máy quay truyền hình và truyền tải dữ liệu video qua mạng 5G. Sony kỳ vọng sẽ thu hút được các khách hàng làm công việc phát sóng từ xa và tại chỗ, cũng như các ứng dụng truyền thông đa phương tiện khác.
Sóng 5G có thể đạt tới tốc độ gấp 100 lần 4G hiện nay nhờ công nghệ gọi là tạo hình tia sóng (beamforming). Mạng 4G truyền tín hiệu bằng mọi hướng, do đó sẽ gây ra nhiễu và giao thoa tín hiệu, còn với beamforming thì tín hiệu được chỉ đỉnh đi tới mục tiêu định trước. Nhược điểm của công nghệ này là vị trí thiết bị cần phải đặt thật chính xác.
Video đang HOT
Xperia Pro có thể trở thành thiết bị hỗ trợ cho các máy quay trong việc truyền tín hiệu video qua hạ tầng mạng 5G
Để khắc phục, Sony đã thiết kế Xperia Pro có antenna thu phát ở cả bốn cạnh, giúp nó xử lý tín hiệu mạng 5G tốt nhất thị trường hiện nay. Ngoài ra, hãng còn thiết kế một hệ thống tản nhiệt phức tạp gồm buồng hơi, tấm than chì và lỗ trống, đảm bảo hiệu suất ổn định khi truyền khối lượng lớn và liên tục dữ liệu qua nền 5G.
Sony cũng mong muốn chiếc điện thoại đạt tầm chuyên nghiệp của mình có thể sử dụng ở các hoàn cảnh đặc biệt. Ví dụ tiếp cận các nơi có địa hình phức tạp, ghi hình theo thời gian thực ở chất lượng cao. Các nhà sản xuất có thể giảm bớt gánh nặng về trang thiết bị, tiết kiệm quỹ thời gian và kinh phí, nhờ khai thác Xperia Pro như một đạo cụ hỗ trợ.
Truyền tải tín hiệu phát sóng trên nền 5G nhờ điện thoại Xperia (ảnh: Sony)
Tại Mỹ, Sony đã hợp tác với nhà mạng Verizon, nhà đài NBC Sport để thí điểm khả năng kết hợp máy quay 4K với sóng di động 5G, nhằm thu hình một trận đấu thể thao và truyền tải theo thời gian thực. Video mà máy quay Sony ghi lại từ ngay trên sân vận động được truyền trực tiếp tới phòng sản xuất, thông qua một máy phát sóng nguyên mẫu cùng chiếc Xperia 5G ở trên.
Với kinh nghiệm lâu năm trong ngành phát thanh truyền hình, cung cấp thiết bị phát sóng cho cả những sự kiện thể thao lớn nhất hành tin, Sony tin rằng nhu cầu của loại hình công nghệ mà họ theo đuổi là rất lớn. Bên cạnh đó, Xperia Pro cũng có thể dùng làm màn hình rời cho camera, giúp giám sát chất lượng ảnh chụp, video.
Điện thoại Xperia sẽ tấn công vào phân khúc khách hàng mới (ảnh: Sony)
Việc kinh doanh smartphone của Sony đã rơi vào báo động đỏ nhiều năm. Cam kết duy trì của hãng thể hiện qua việc đạt được mục tiêu đặt ra cho năm tài khóa kết thúc vào tháng Ba năm 2021, đó là phải sinh lời. Sony gặp khó khi bị kẹp giữa sự thống trị của iPhone ở phân khúc cao cấp, còn tầm trung và giá rẻ đã bị các hãng Trung Quốc chiếm lĩnh.
Dưới tán ô của bộ phận Thiết bị Hình ảnh & Giải pháp, điện thoại Xperia đang tìm cách “cắm rễ” ở thị trường ngách rất nhỏ, nơi không phải lo cạnh tranh với các đối thủ ở trên. Khác với người dùng phổ thông, mức giá đắt đỏ của Xperia Pro (chưa được công bố chính thức) không phải rào cản với đối tượng chuyên nghiệp. Vài mẫu thẻ nhớ Sony còn đắt ngang điện thoại flagship đến từ Apple hay Samsung, dùng cho các máy quay 4K chuyên dụng.
Theo VN Review
Xperia 1 Mark II: Cái tên ngớ ngẩn gói gọn sự yếu kém trong cách đặt tên của Sony
Xperia 1 II là một cái tên ngớ ngẩn, và Sony cần phải nhìn thấy được điều đó.
*Bài viết là quan điểm của cây viết Oliver Cragg đến từ trang Android Authority. Xin lược dịch lại để gửi tới bạn đọc.
Theo như nhiều tài liệu báo chí chính thức, Sony muốn giới công nghệ và người tiêu dùng gọi Xperia 1 II là "Xperia 1 Mark 2". Mục tiêu của Sony, có lẽ, là người mua sẽ nhận ra cách gọi này giống với cách đặt tên dòng máy ảnh Alpha của hãng và cho thấy sự "nhất quán" trong cách đặt tên.
Theo quan điểm của cây viết Oliver Cragg đến từ trang Android Authority, cách tiếp cận của Sony có sự tương đồng với HMD Global và smartphone Nokia. Nhưng ít ra thì tên gọi của smartphone Nokia - những con số thập phân - còn dễ hiểu, chẳng hạn Nokia 7.2 thì sẽ cao cấp hơn Nokia 6.2, còn Sony thì khác.
Sony đã có một thời gian dài lúng túng trong việc quyết định có nên nối tiếp dòng Z-series hay không. Xperia Z1 đến Xperia Z5 lẽ ra đã là cách đặt tên hợp lý, dễ hiểu, dễ nhớ nhất của Sony, cho đến khi bạn nhận ra là các máy tính bảng của hãng cũng có tên gọi tương tự, chỉ thêm mỗi chữ "tablet" ở phía sau.
Đến năm 2016, câu chuyện đi sang một ngã rẽ mới. Sau nhiều năm gắn bó với thiết kế "Omnibalance" nhàm chán, Sony đã mang lại một làn gió mới cho mảng di động của mình với dòng X series.
Xperia X là cái tên đầu tiên xuất hiện, một sản phẩm cấu hình tầm trung nhưng có mức giá của "flagship killer" lúc bấy giờ. Nếu muốn một flagship thực thụ, bạn phải tìm đến chiếc Xperia X Performance, nhưng viên pin quá nhỏ và dung lượng RAM thấp khiến nó không thể cạnh tranh với những chiếc điện thoại như Galaxy S7.
Trước những đánh giá không mấy khả quan, Sony tiếp tục phải tìm giải pháp mới. Nhưng gọi chúng là gì bây giờ? Xperia X1 hay X2? Cuối cùng, thứ chúng ta nhận được là ba chiếc điện thoại trong khoảng thời gian chỉ 5 tháng: Xperia XZ, Xperia XZs và Xperia XZ Premium. Thật "dễ hiểu", phải không?
Tới năm 2017, dòng smartphone giá rẻ mới của Sony xuất hiện với tên gọi Xperia XA1, XA1 Plus và XA1 Ultra (họ thực sự đã đi trước Samsung tới 3 năm). Tạm bỏ qua sự khó hiểu về cấu hình, khi chiếc XA1 Ultra kích thước lớn hơn lại có viên pin dung lượng nhỏ hơn nhiều so với XA1 Plus, ít nhất thì Sony cũng đã cho thấy sự nhất quán, nhưng lại có một vấn đề mới: Tại sao phải có thêm một chữ X? Đặt tên là Xperia A1 không phải dễ dàng hơn sao?
Xperia XZ1 ra mắt vào cuối năm 2017 để nối tiếp dòng XZ và Sony tiếp tục mắc kẹt trong cách đặt tên đó tới XZ3. Sau nhiều năm lúng túng trong việc kết hợp chữ và số trong việc đặt tên sản phẩm, chúng ta chợt nhận ra rằng Sony đã một lần nữa làm khó mình: bảng chữ cái đến chữ Z là hết, sau đó Sony định dùng chữ cái nào?
Tại MWC 2019, Sony tiếp tục tung ra một sáng kiến nữa với Xperia 1. Lần này thì khác: Nó thật hoàn hảo. Xperia 1 cho bạn biết tất cả những thông tin gì bạn cần biết - đây là chiếc flagship cao cấp nhất của Sony, là một, là duy nhất.
Và rồi Sony lại có một pha xử lý "cồng kềnh" với sự xuất hiện của dòng Xperia 10. Tất cả những niềm hy vọng về cách đặt tên đơn giản, theo thứ tự của fan hâm mộ đã biến mất. Và rồi chiếc Xperia 5 ra mắt cuối 2019 không khác gì gáo nước lạnh của Sony.
Và giờ đây, chúng ta không có Xperia 2, mà là Xperia 1 Mark 2. Tồi tệ hơn, đây còn chẳng phải là chiếc smartphone cao cấp nhất của Sony nữa, mà danh hiệu đó thuộc về Xperia Pro. Lạc quan mà nói, ít ra thì khác với hàng chục những chiếc điện thoại "Pro" khác, Xperia Pro thực sự là một chiếc điện thoại được thiết kế dành cho dân chuyên nghiệp.
Đây chỉ là những triệu chứng của một vấn đề rộng lớn hơn mà Sony đang mắc phải. Hãy nghĩ tới những dòng sản phẩm từ trước đến nay của Sony: Walkman, Alpha, PlayStation và có lẽ là cả Bravia nữa. Chúng đều có danh tiếng và di sản của mình. Xperia (và cả những tai nghe true wireless nữa) thì chưa. Cho đến khi Sony tìm được hướng đi đúng đắn, họ sẽ còn tiếp tục bị nhấn chìm trong thị trường smartphone vốn đã rất cạnh tranh.
Theo VN Review
Trên tay Sony Xperia 1 II: Được Alpha nhận nuôi, Xperia thú vị và đầy bất ngờ hơn hẳn! Sự kiện MWC 2020 đã bị hủy vì lý do dịch bệnh Covid-19. Nhưng không vì thế mà các hãng bị trì hoãn giới thiệu các sản phẩm mới. Ngày 24/2 vừa qua, Sony đã chính thức giới thiệu đến công chúng mẫu flagship mới với tên gọi Sony Xperia 1 II (Xperia Mark 2). Hãy cùng với team tin tức của Thế...