Sony lại hạ dự báo doanh số PlayStation 5 do thiếu chip
Sony vẫn đang gặp khó khăn trong việc sản xuất đủ máy chơi game PlayStation 5 nhằm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.
Theo Engadget, trong báo cáo thu nhập của mình, Sony cho biết vào quý tài chính cuối cùng của năm 2021, công ty đã xuất xưởng được 3,3 triệu chiếc PS5 trên tổng số 17,3 triệu chiếc bán ra kể từ khi sản phẩm ra mắt. Con số này thấp hơn đáng kể so với 20,2 triệu chiếc PS4 bán ra cùng thời điểm.
Doanh số PS5 không cao do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng chip
Về doanh thu, Sony đạt 7,09 tỉ USD cho bộ phận trò chơi, giảm từ 7,703 tỉ USD so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên lợi nhuận hoạt động tăng 12,1% lên 810 triệu USD.
Video đang HOT
Giám đốc tài chính Sony Hiroki Totoki cho biết mọi người muốn mua máy chơi game PS5, tuy nhiên các đối tác không thể cung cấp linh kiện do tình trạng thiếu chip liên tục. Sony cho rằng tình trạng này còn tiếp tục, có nghĩa PS5 có thể không dễ kiếm, đặc biệt là trong nửa đầu năm 2022.
Sony đã hạ dự báo lượng xuất xưởng PS5 trong năm tài chính xuống 11,5 triệu chiếc, giảm từ 14,8 triệu chiếc. Do đó, hãng đã giảm ước tính doanh thu cả năm của bộ phận trò chơi và dịch vụ mạng xuống còn 1,48 tỉ USD. Đồng thời, công ty dự kiến lợi nhuận hơn 6% mặc dù doanh số trò chơi thấp hơn nhờ vào các mẫu máy chơi game của mình.
Bộ phận chơi game của Sony là nguồn kiếm tiền nhiều nhất cho công ty, chiếm khoảng 1/4 tổng doanh thu và lợi nhuận trong quý 4/2021. Tuy nhiên, bộ phận hình ảnh của công ty cũng hoạt động tốt với doanh thu tăng 22% so với cùng kỳ năm ngoái nhờ doanh số khả quan của các cảm biến hình ảnh trên smartphone cao cấp. Trong khi đó, mảng điện ảnh của hãng đã có một bước nhảy vọt về doanh thu lên 4,02 tỉ USD, phần lớn nhờ vào thành công của Spider-Man: No Way Home.
Năm 2021: Tình trạng thiếu chip đã thay đổi cả thế giới
Trong năm 2021, người dùng mọi thứ từ iPhone cho đến ô tô và máy siêu âm đều đột nhiên ý thức trước một thực tế mới: tất cả những thứ này đều cần chip và thành phần quan trọng đó đang không có đủ.
Đuổi theo chip
Chu kỳ bùng nổ và suy thoái chip không có gì lạ, nhưng mức độ nghiêm trọng chưa từng có của cuộc khủng hoảng năm nay đã khiến vấn đề tăng thêm sức nặng về địa chính trị. Tình trạng thiếu hụt cho thấy ngành công nghiệp chip đã trở nên toàn cầu hóa và có sức kết nối với nhau lớn như thế nào. Đồng thời, nó thúc đẩy các quốc gia phải nhanh chóng nỗ lực xây dựng ngành sản xuất trong nước để đảm bảo một số biện pháp tự lực, giảm phụ thuộc vào bên ngoài.
Mức độ nghiêm trọng chưa từng có của cuộc khủng hoảng chip năm nay đã khiến vấn đề tăng thêm sức nặng về địa chính trị
Thiếu hụt chip xuất hiện vào đầu năm nay, khi các nhà sản xuất ô tô bắt đầu phàn nàn về việc không có đủ chip để đáp ứng nhu cầu phục hồi nhanh chóng ngoài dự kiến. Băn khoăn của họ là chính đáng, vì bên cạnh khả năng lập kế hoạch kém là một phần nguyên nhân, thì tình trạng thiếu hụt đã khiến các công ty ô tô bị mất phần doanh thu ước tính khoảng 200 tỉ USD trong năm 2021.
Các ngành công nghiệp khác cũng tuyệt vọng như vậy. Nhà cung cấp máy siêu âm Fujifilm SonoSite đã phải trả 65 USD cho một con chip thường có giá 1,49 USD. Ngay cả Apple, tập đoàn mua chip lớn nhất thế giới, với phương pháp quản lý chuỗi cung ứng vượt trội, cũng không thể thoát khỏi rủi ro. Gã khổng lồ công nghệ Mỹ cho biết đã mất 6 tỉ USD doanh thu trong quý vừa qua do hạn chế về nguồn cung. Dự kiến tình trạng thiếu chip sẽ khiến Apple mất hơn 6 tỉ USD một lần nữa trong quý hiện tại.
Tại sao các nhà cung cấp chất bán dẫn không thể kiếm được nhiều hơn?
Tình trạng khó khăn của năm nay cho thấy sản xuất chip là một công việc kinh doanh vô cùng tốn kém thời gian và tài chính. Xây dựng một nhà máy chế tạo chip cần ít nhất từ hai đến ba năm, và có thể dễ dàng tiêu tốn 10 tỉ USD hoặc hơn. Ví dụ, hãng bán dẫn Đài Loan Taiwan Semiconductor Manufacturing Co (TSMC) đang chi kỷ lục 100 tỉ USD trong thời gian 3 năm để tăng công suất sản xuất. Tuần này, thị trưởng thành phố Taichung của Đài Loan cho biết TSMC có thể chi 29 tỉ USD cho việc chế tạo chip 2nm. Công ty cũng đang xây dựng một nhà máy bán dẫn 12 tỉ USD ở bang Arizona (Mỹ), nhưng nơi này sẽ chỉ có thể bắt đầu sản xuất hàng loạt vào năm 2024.
Hiện tại, TSMC đang kiểm soát hơn một nửa thị trường sản xuất gia công chip toàn cầu. TSMC là công ty lớn nhất của Đài Loan tính theo vốn hóa thị trường thống trị ngành công nghiệp gia công chip trên thế giới, chuyên sản xuất chất bán dẫn cho các công ty thiếu cơ sở vật chất. Điều đó đã đột ngột đẩy TSMC vào giữa ánh đèn sân khấu và buộc công ty phải đưa ra những quyết định ngày càng mang tính chính trị. Trong khi đó, Samsung Electronics, nhà sản xuất chip theo hợp đồng đứng thứ hai thế giới, có thị phần là 17%.
Nỗ lực xây dựng ngành chip nội địa
Việc sản xuất chip tập trung cao độ ở Đài Loan và Hàn Quốc đã khiến nhiều nước khác "khó chịu". Các chính phủ trên thế giới đang cố gắng hết sức để bắt đầu xây dựng năng lực chip trong nước. Dù đang chịu các lệnh trừng phạt của Mỹ, nhưng nhà sản xuất chip lớn nhất Trung Quốc Semiconductor Manufacturing International Corp (SMIC) đang bổ sung công suất mới ở Thâm Quyến và Thượng Hải. Nhật Bản cũng đề nghị TSMC hỗ trợ liên doanh với một công ty con của tập đoàn Sony Group Corp để xây dựng một công ty mới trị giá 7 tỉ USD tại nước này.
Đức sẽ chào đón một địa điểm sản xuất mới của Intel. Mỹ sẽ đóng vai trò chủ nhà cho một nhà máy sản xuất chip mới trị giá 17 tỉ USD từ Samsung, cùng với nhà máy sản xuất mới của TSMC ở bang Arizona. Bang này cũng sẽ là nơi đặt hai nhà máy mới của Intel trị giá 20 tỉ USD. Mặc dù Ấn Độ vẫn thiếu hệ sinh thái sản xuất chip, nhưng quốc gia Nam Á đang cố gắng bắt kịp bằng cách đưa ra các ưu đãi tài chính.
Ông Jerry Sanders, người sáng lập hãng sản xuất chip Advanced Micro Devices từng có một câu nói nổi tiếng: "Real men have fabs", ngụ ý ai nắm giữ khả năng kiểm soát đối với hoạt động sản xuất chất bán dẫn thì người đó có sức mạnh thực sự. Quan điểm lúc đó của ông Sanders chỉ nói về các công ty ngành chip, nhưng trong năm 2021, các nhà lãnh đạo thế giới dường như cũng đã thực sự hiểu được ý nghĩa quan trọng của điều này.
Sony ngừng sản xuất máy ảnh ZV-E10 mới do thiếu chip Mặc dù mới chỉ ra mắt máy ảnh vlog không gương lật ZV-E10 vào tháng 7, nhưng Sony đã buộc phải tạm ngừng đơn đặt hàng và ngừng sản xuất sản phẩm do tình trạng thiếu chip liên tục. Theo Engadget, trong thông báo của mình, Sony nói việc tiếp tục sản xuất và bán hàng sẽ phụ thuộc vào tình trạng cung...