Sony khẳng định không sản xuất smartphone màn hình cong
Ngày nay, smartphone màn hình cong là chủ đề nóng được nhiều hãng công nghệ cũng như người dùng quan tâm.
Samsung vừa cho ra mắt smartphone màn hình cong có tên là Galaxy Round. Mặt khác, LG cũng “úp mở” sẽ sản xuất smartphone màn hình cong và hãng này đã giới thiệu pin cong, pin dây. Hãng điện thoại Đài Loan Huawei cũng đang trong quá trình thiết kế smartphone màn hình cong.
Không chạy theo phong trào, công ty Nhật Bản Sony đã quyết định không sản xuất bất kì loại điện thoại thông minh màn hình cong. Hãng này đang thiết kế một smartphone “đỉnh” của mình. Thiết bị này sẽ là thế hệ tiếp theo của gia đình Xperia Z và có tên là Xperia Z2 .
Sony khẳng định rằng Z2 sẽ không phải là smartphone màn hình cong. Tuy nhiên, những chi tiết về phần cứng cũng như phần mềm của thiết bị cầm tay này vẫn được Sony giữ kín. Rất có thể thiết bị này sẽ ra thị trường vào đầu năm sau.
Theo AndroidSaS
Samsung tiên phong, Google thử nghiệm "để cho" Apple hoàn thiện?
Nhiều nhận định cho rằng Samsung là công ty đi đầu trong việc phát triển công nghệ tuy nhiên Apple cùng Google mới là tác nhân giúp công nghệ này đột phá trên thị trường.
Video đang HOT
Khi bàn đến chiến lược phát triển sản phẩm, Samsung thường được ví là nhân tố tiên phong, Google có thiên hướng thử nghiệm một cách tỉ mỉ và Apple là cái tên có vai trò tổng hợp tất cả những gì họ học hỏi được cùng khả năng sẵn có thể mang đến sản phẩm hoàn thiện nhất.
Tiên phong
Với Samsung Galaxy Round, Samsung đã vượt mặt LG trên chặng đua tung ra chiếc điện thoại màn hình dẻo đầu tiên.
Cách đây ít giờ, Samsung đã chính thức giới thiệu chiếc điện thoại dẻo đầu tiên trên thế giới mang tên gọi Galaxy Round. Theo đó, đây có thể coi là phiên bản màn hình dẻo của phablet Note 3 cùng mức giá khá "chát" lên tới 1.000 USD. Có thể nói, ngoại trừ sự thoải mái hơn khi để máy trong túi quần do khả năng ôm sát đùi của màn hình và trải nghiệm trên tay mới lạ hơn thì có lẽ màn hình dẻo ở thời điểm hiện tại chưa có tính thực tiễn quá cao. Tuy nhiên, đây là sản phẩm có tính tiên phong trên thị trường và đó là những gì mà Samsung quan tâm. Samsung thường bị cáo buộc hay "mượn tạm" ý tưởng từ những hãng khác mà đáng chú ý nhất là Apple, do đó, họ đang nỗ lực để tiên phong nhiều hơn cho dù đôi khi có phần nóng vội và thiếu thận trọng.
Theo đó, trên thông cáo báo chí chính thức của Samsung về Galaxy Round, hãng tập trung vào ba từ khóa chính "đầu tiên trên thế giới", "tiên phong công nghệ màn hình di động" và "dẫn đầu" để nói về công nghệ màn hình bẻ cong của mình. Ngoài ra, chưa có gì đáng chú ý hơn ở chiếc điện thoại này.
Samsung Galaxy Gear cũng bị tố là phụ kiện bị "đẻ non", chưa hoàn thiện và không mang đến trải nghiệm hoàn thiện nhất cho người dùng.
Round không phải là sản phẩm đầu tiên đi theo phong cách này của Samsung mà chúng ta có thể thấy một sự hiện diện khách khá rõ ràng trước đó là chiếc đồng hồ Galaxy Gear. Mặc dù đây không phải là chiếc đồng hồ thông minh đầu tiên, tuy nhiên, nó là phụ kiện đến được gần nhất với những gì người ta trông đợi ở công nghệ mang mặc với khả năng nghe, gọi, chụp hình đồng thời vận hành các ứng dụng Android. Tuy nhiên, sau tất cả những lời phàn nàn của người dùng về chất lượng loa, giao diện người dùng thô, máy còn lag... một lần nữa chúng ta có thể khẳng định Samsung quan tâm đến tính tiên phong nhất khi tung ra những sản phẩm đột phá như Round hay Gear.
Thử nghiệm
Google có phong cách tương tự Samsung nhưng tập trung vào cả mảng trải nghiệm người dùng.
Google cũng là cái tên được cho là thích làm những điều tương tự Samsung mà Chromebook Pixel, chiếc notebook cảm ứng với hệ điều hành Chrome OS, màn hình độ phân giải cao và mức giá 1.600 USD hay chiếc kính Google Glass với mức giá được dự đoán vào khoảng 1.500 USD là những ví dụ tiêu biểu. Tuy nhiên, nỗ lực của Google đó là một khi đã tung ra thị trường thì sản phẩm của họ phải được chấp nhận và làm thỏa mãn một số lượng không ít người dùng. Điều này dường như trái ngược với những gì Samsung hướng đến.
Khi Google giới thiệu một sản phẩm ở giai đoạn thử nghiệm, quy trình hãng thực hiện gần giống với hầu hết các công ty khác đã thực hiện từ rất lâu trước đó. Điểm khác biệt của Google nằm ở chỗ là họ có kinh phí để thực hiện việc ra mắt và thử nghiệm này trên một quy mô lớn.
Hoàn thiện
Apple có thể đi sau nhưng trải nghiệm họ mang lại luôn dẫn đầu, đây dường như chính là bí quyết thành công của "táo cắn dở".
Cuối cùng, dường như Apple là cái tên bình tĩnh nhất trong ba ông lớn chúng ta đang bàn đến, là hãng tập trung vào việc phát triển và nghiên cứu một cách âm thầm và quan sát sự thành công cũng như thất bại của đối thủ để rút ra bài học cho riêng mình. Điều này không đồng nghĩa với việc Apple không sáng tạo, trên thực tế, sự sáng tạo của hãng được thể hiện ở khả năng tác động đến mức độ sử dụng thiết bị hàng ngày của người dùng. Cảm biến vân tay mới xuất hiện trên iPhone là một ví dụ. Đây không phải là một ý tưởng quá mới mẻ, tuy nhiên, Apple đã biết cách tích hợp công nghệ này vào sản phẩm của mình để người dùng thoải mái và muốn dùng nó ngay thay vì chỉ là một tính nay phụ, ít được người ta để ý trên những chiếc laptop chẳng hạn.
Điều tương tự cũng xảy ra với công nghệ giao tiếp tầm gần NFC, nó giải thích cho lí do tại sao đến thời điểm này iPhone, một chiếc điện thoại cao cấp và tân tiến, vẫn chưa được tích hợp công nghệ kể trên trong khi rất nhiều thiết bị khác trên thị trường đã sở hữu nó từ rất lâu.
Tạm kết, ba phong cách kể trên là những gì tạo ra sự khác biệt giữa ba ông lớn của làng công nghệ hiện nay và dù thế nào đi nữa, một khi các hãng đã chọn đó làm chiến lược của mình, họ đã tính toán rất kĩ càng. Cuối cùng, người được lợi nhất không ai khác chính là người dùng với những sản phẩm ngày càng tân tiến và hoàn thiện hơn.
Theo VNE
Tranh cãi xung quanh điện thoại cong Galaxy Round Ngay khi vừa được công bố, smartphone màn hình lõm của Samsung đã thu hút sự chú ý lớn và làm nổ ra những tranh cãi rằng có nên mua một sản phẩm như vậy hay không. Về kiểu dáng, Galaxy Round không khác nhiều so với Galaxy Note 3 trừ việc nó không còn bút đi kèm và có màn hình đặc...