Sony bán toàn bộ cổ phần Gracenote cho hãng Tribune
Tập đoàn điện tử Sony của Nhật Bản ngày 24/12 cho biết họ đã đồng ý bán toàn bộ cổ phần mà tập đoàn này nắm giữ trong Gracenote Inc. cho hãng giải trí của Mỹ Tribune Co. với giá 170 triệu USD.
Ảnh minh họa. (Nguồn: maclife.de)
Sony kỳ vọng thỏa thuận này sẽ được hoàn tất trước cuối tài khóa hiện nay kết thúc vào hết tháng Ba năm tới.
Tập đoàn điện tử của Nhật Bản cũng mong đợi kiếm được 60 triệu USD lợi nhuận kinh doanh trong tài khóa 2013 từ thương vụ này.
Video đang HOT
Thông qua việc mua lại Gracenote, Tribune có kế hoạch tăng cường các hoạt động dịch vụ cơ sở dữ liệu có liên quan tới lĩnh vực giải trí.
Công nghệ của Gracenote sẽ giúp cho hãng này có thể tìm kiếm tên bài hát và thông tin khác về bài hát từ đĩa CD và các nguồn khác chỉ trong vài giây. Công nghệ này đang được ứng dụng trong các dịch vụ về âm nhạc và các ứng dụng trong di động.
Gracenote là công ty chuyên về lĩnh vực tìm kiếm thông tin âm nhạc. Sony đã mua công ty này vào năm 2008./.
Theo Vietnamplus
Tất cả các nhà mạng đều vi phạm
Vẫn dùng thông tin "ma" để đăng ký thuê bao
Theo ông Đỗ Hữu Trí - Phó Chánh thanh tra Bộ TT-TT, tổng số tiền xử phạt của đợt thanh tra TBTT diện rộng trên toàn quốc này là gần 2 tỷ đồng, tịch thu 34.667 sim TBTT của 3 nhà mạng lớn là Viettel, MobiFone và VinaPhone. Trong đó, kết quả thanh tra tại các doanh nghiệp (DN) thông tin di động cho thấy, nhiều sai phạm phổ biến như thông tin cá nhân trong cơ sở dữ liệu không đúng với thông tin trên chứng minh nhân dân (CMND); thông tin về họ tên của thuê bao không có thực; nhiều thuê bao sử dụng chung một ảnh CMND. Thậm chí, có CMND dùng ảnh diễn viên, ảnh phong cảnh... cũng được chấp nhận đăng ký.
Phân tích nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên, ông Đỗ Hữu Trí cho rằng, việc thiếu dữ liệu điện tử CMND trên thực tế đã gây ra không ít khó khăn cho công tác quản lý TBTT. Hiện không có phần mềm có khả năng kiểm tra tự động nhằm đối chiếu thông tin thuê bao trong cơ sở dữ liệu với file ảnh CMND, việc kiểm tra đều được thực hiện hoàn toàn bằng thủ công nên ngay cả đối với thuê bao có thông tin hợp lý cũng chưa thể khẳng định về tính chính xác nếu không trực tiếp xem file ảnh. Bên cạnh đó, văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động đăng ký TBTT cũng chưa chặt chẽ.
Thông tư số 04/2012/TT-BTTTT về quản lý TBTT chưa có quy định các chủ điểm đăng ký thông tin thuê bao phải bảo quản, lưu trữ, đảm bảo bí mật các bản sao hoặc quét CMND, hộ chiếu, dễ dẫn đến tình trạng copy, sao chép, mua bán và sử dụng thông tin cá nhân của người sử dụng để thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật; chưa có quy định về hình thức DN thông tin di động tổ chức bán hàng lưu động tại các trường học, nơi công cộng.
Rất nhiều thông tin đăng ký TBTT không chính xác.
Do đó, Thanh tra Bộ TT-TT kiến nghị Bộ TT-TT cần nhanh chóng điều chỉnh các quy định trên cho phù hợp với thực tế. Đồng thời, đề nghị Bộ Công an khẩn trương xây dựng cơ sở dữ liệu CMND điện tử để thuận tiện cho công tác quản lý.
Nhà mạng tự cài đặt ứng dụng thu tiền tỷ nhưng không niêm yết giá
Bên cạnh việc nhiều TBTT dùng thông tin ảo để đăng ký, Thanh tra Bộ TT-TT cũng phát hiện các mạng di động đã cài đặt ứng dụng sẵn trên sim cho phép người sử dụng tải thông tin và tính phí nhưng không niêm yết giá chính xác, rõ ràng giá cước, không có thông tin cảnh báo về giá cước... theo kiểu "lập lờ ăn thịt" người dùng. Và với cách thức này, các nhà mạng đã thu về nguồn lợi nhuận khủng. Cụ thể, Công ty Dịch vụ Viễn thông (VinaPhone) tích hợp ứng dụng IOD trên sim. Từ tháng 6/2012 đến tháng 6/2013, doanh thu từ ứng dụng này là hơn 20,6 tỷ đồng.
Doanh nghiệp này và đối tác cung cấp trang wapcharging http://10.1.10.50/wapmediav2, từ tháng 7/2012 đến tháng 5/2013 đem lại doanh thu gần 9 tỷ đồng. Tương tự, phần mềm Viettel Plus của Viettel cũng vi phạm tương tự như trên nhưng không công bố doanh thu đạt được. Tại công ty Thông tin di động VMS (MobiFone), ứng dụng SuperSIM và LiveInfo cài đặt sẵn trên sim điện thoại đã đem lại doanh thu hơn 150,5 tỷ đồng trong khoảng thời gian từ tháng 6/2012 đến tháng 7/2013 mà không cảnh báo người sử dụng về giá cước cũng như đưa ra lựa chọn cho phép người sử dụng xác nhận đồng ý hoặc không đồng ý.
Bên cạnh đó, thanh tra Bộ TT-TT cũng phát hiện tình trạng các thuê bao phát tán tin nhắn rác, nhà mạng biết nhưng không ngăn chặn, xử lý hay thu hồi các thuê bao này. Còn Hanoi Telecom và GTEL lại có chung một số sai phạm trong việc nạp sẵn tiền vào tài khoản SIM chưa đăng ký thông tin, hoặc các thuê bao đã đăng ký thông tin nhưng sau 72h không kích hoạt sử dụng vẫn không bị hủy như quy định, hoặc công tác kiểm tra, giám sát các điểm giao dịch được ủy quyền đăng ký thông tin thuê bao chỉ mang tính hình thức...
Với các dịch vụ phần mềm được nhà mạng tích hợp sẵn trên SIM nêu trên, Thanh tra Bộ TT&TT kiến nghị tạm thời chưa chấm dứt cung cấp dịch vụ. Thay vào đó, các doanh nghiệp phải có trách nhiệm khắc phục và báo cáo kết quả thực hiện.
Theo CAND
Sony bán bớt mảng kinh doanh phụ để tập trung vào sản phẩm chính Sony vừa bán dịch vụ phần mềm nhận diện âm thanh Gracenote của họ trong nỗ lực cắt giảm bớt mảng kinh doanh phụ. Sony mới đây đã đồng ý bán dịch vụ phần mềm nhận diện âm thanh Gracenote của họ cho Tribune - một hãng chuyên về các dịch vụ giải trí ở Chicago, Mỹ, với giá 170 triệu USD. Đây...