Sonus Faber Heritage Collection có mẫu loa cột đầu tiên Maxima Amator
Heritage Collection, dòng loa với thiết kế vintage của Sonus Faber đã chính thức ra mắt mẫu loa cột đầu tiên với tên gọi Maxima Amator.
Tiêu biểu nhất trên mẫu loa này là thùng của chúng được chế tác hoàn toàn từ gỗ nguyên khối, cùng với những công nghệ âm học tiên tiến của Sonus Faber, Maxima Amator sẽ dẫn dắt người nghe chìm đắm vào bản chất sâu sắc nhất của âm nhạc.
Mẫu loa Maxima Amator vẫn được sản xuất hoàn toàn tại Ý với thùng loa được làm từ gỗ óc chó nguyên khối chắc chắn. Nhờ vào kĩ thuật và phương pháp gia công hiện đại, Sonus Faber đã có thể phát triển những thùng loa cột cực kì bền vững và phù hợp với âm thanh, thậm chí vượt qua cả giới hạn cấu trúc của gỗ nguyên khối.
Thùng loa bên trong được các kỹ sư nghiên cứu và hoàn thiện rất tỉ mỉ, chi tiết. Phía bên trong thùng loa được chia làm 3 khoang riêng biệt: khoang âm học (nơi đặt những củ loa và được tối ưu hóa bằng cách sử dụng phần mềm mô phỏng); khoang gia cố (chứa đầy những vật liệu trơ giúp tạo độ ổn định và giảm cộng hưởng cho thùng loa); khoang phân tần (giúp cách li mạch phân tần với khoang âm học) . Phía sau Maxima Amator được trang bị một mặt kính ở phần cầu loa để người dùng có thể nhìn thấy khoang chứa bộ phân tần.
Maxima Amator sử dụng driver tương tự với Electa Amator, nổi bật là tweeter lụa DAD 28mm (Damped Apex Dome) với hệ thống nam châm Neodymium và cấu trúc buồng loa “acoustic labyrinth” bằng gỗ vân sam.
Video đang HOT
Ngoài ra, Maxima Amtator còn được trang bị loa mid – woofer 180mm được làm tự hợp chất giấy và các sợi tự nhiên – là thành phần không thể thiếu trong “giọng ca” đặc trưng và hoàn toàn tự nhiên của Sonus Faber. Driver mid này được gắn trên phần khung được gia công từ hợp kim nhôm đúc. Đặc biệt hơn, Sonus Faber đã phát triển một bộ mạch phân tần hoàn toàn mới dành cho Maxima Amator mang tên IFF (Interactive Fusion Filtering) Crossover (Tạm dịch: Bộ lọc kết hợp tương tác) giúp cải thiện và nâng cao hiệu suất hoạt động của bộ phân tần bậc một, mang lại độ chân thực cao và giảm độ méo tiếng.
Giá tham khảo: 430 triệu đồng
Nhà phân phối chính thức thương hiệu Sonus Faber tại Việt Nam: Đông Thành – Hòa Phúc
Technics SB-7000 | Loa cổ Nhật 50 tuổi, xếp hạng đầu bảng thập niên 70
Một đôi loa thuộc hàng flagship ra mắt vào năm 1975 tại Nhật Bản, có khả năng trình diễn âm thanh đạt độ độ trung thực về pha tốt nhất thời bấy giờ.
Lời giới thiệu nghe có vẻ kỳ bí nhưng thật ra đây là mẫu loa không quá xa lạ với người chơi âm thanh tại Việt Nam, thậm chí nó là một đôi loa vintage mà bạn có thể đã từng bắt gặp đâu đó ở những shop bán đồ bãi tại chợ Nhật Tảo, đó chính là Technics SB-7000.
Công nghệ pha tuyến tính
Vào những năm thập niên 70, người Nhật nắm giữ thị phần trong lĩnh vực hi-fi nhưng lại không thống trị được thị trường loa. Trên thực tế, các thương hiệu audio của Nhật tạo ra rất nhiều thiết bị hấp dẫn nhưng lại không đủ hàng để cung cấp cho các đại lý nằm ngoài thị trường, cũng vì thế mà khả năng tiếp cận của họ đến với người tiêu dùng các nước có phần bị hạn chế.
Yamaha NS-1000M
Ngoài việc hiếm hàng, kích thước và chi phí của những thiết bị đến từ Nhật cũng là rào cản đối với những người dùng trên thế giới, điển hình như mẫu loa huyền thoại Yamaha NS-1000M mà mọi người đều quen thuộc, đôi loa đầu tiên trang bị driver có màng làm từ beryllium. Tuy nhiên, Matsushita - nhà sản xuất hàng điện tử tiêu dùng lớn nhất thế giới (ở thời điểm đó) - lại không nằm trong số đông này và đã tạo ra một mẫu loa có thể tích lớn mang thương hiệu Technics.
Technics SB-7000 (Technics 7)
Mẫu loa này ban đầu được phát hành tại Nhật vào giữa năm 1975 với tên gọi Technics 7, về sau được đổi tên thành SB-7000 sau khi đã tiếp cận thị trường xuất khẩu rộng lớn hơn trong năm 1977. Ngoài SB-7000, Technics còn có vài thiết kế lớn hơn như SB-7070, SB-8000, SB-9500... nhưng đều ít được nhắc đến. Công nghệ loa được nhắc đến nhiều trong thời điểm đó chính là tái tạo pha tuyến tính. Đôi lSB-7000 cũng được xây dựng trên triết lý đó, làm thế nào tái tạo lại pha sóng âm các dải đồng nhất và chính xác nhất có thể với nguồn nhạc. Vào năm 1975, cả thương hiệu Philips và B&O đều đã giới thiệu các loa "pha tuyến tính" của họ. Những mẫu loa sở hữu bộ xử lý tín hiệu chủ động, từ đó trở thành một phần của kỹ thuật Motional Feedback (như B&O Beovox M70) và của thế hệ loa sau nhờ sự tinh chỉnh toán học khéo léo của thiết kế chéo (Philips 22RH544).
Phương pháp được Technics áp dụng tương tự như phương pháp của B&O nhưng có sự thay đổi ở một vài chi tiết. Giống như Beovox M70, SB-7000 là một loa thụ động và cần phối ghép với ampli. Khả năng tái tạo pha tuyến tính của loa được duy trì bằng sự kết hợp các thông số phân tần tối ưu hóa cẩn thận cho các dải và cách bố trí driver theo module trước sau, dựa trên tính toán về pha. Giá trị của pha tuyến tính trong loa vẫn là một chủ đề còn tranh luận cho đến nay, nhưng Technics đã chứng minh được độ trung thực bằng việc đo và so sánh giữa âm nguồn và âm thanh được phát lại qua loa có sự tưởng đồng một cách thuyết phục.
Thiết kế và cấu tạo
Technics SB-7000 sở hữu ngoại hình khá đồ sộ, thùng loa chính chứa được driver woofer có đường kính 350mm với thiết kế hay tay nắm kim loại ấn tượng. Driver mid có đường kính nhỏ hơn vào khoảng 120mm, đặt trong một module riêng và xếp ở vị trí lùi hơn so vớ mặt loa woofer, cùng có chất liệu màng cone giấy gia cố bằng sợi aramid trộn. Tương tự, tweeter với màng loa 32mm cũng được đặt trong một module riêng với mặt nhôm phay xước. Tweeter này có khả năng tái tạo dải cao lên đến 22kHz, rất đáng nể vào thời đó.
Phía sau module chứa loa mid chính là vị trí của bộ phân tần, nơi bắt cầu loa và hai biến trở để tối ưu dải cao và trung. Tất cả bộ phận đều được Matsushita sản xuất nội bộ. Trong khi dải mid và treble được đặt trong một module kín riêng có giảm chấn thì driver woofer được bố trí trong hai khoang ghép để tạo thành một thiết kế reflex thoát hơi bên dưới. Sự kết hợp này còn được cho là một cách để Technics SB-7000 có thể hạn chế rung động khi loa trình diễn ở âm lượng lớn.
SB-7000 phiên bản tiêu chuẩn đi kèm với mặt lưới ê-căng màu đen, tấm laminate màu đen. Với phiên bản SB-7000MP, loa được hoàn thiện bằng một lớp veneer gỗ thật ở mặt hong rất đẹp, còn SB-7000W sẽ có lớp phủ màu trắng và ê-căng màu xanh lá cây tươi. Tất cả các phiên bản đều có tay cầm ở phần thùng loa và được đánh bóng kỹ lưỡng. Hai phiên bản sau có giá bán tại Nhật vào thập niên 70 lên đến 100.000 Yen (tương đương 10.000USD).
Set-up và chất âm
Về việc setup SB-7000, Technics cho rằng việc bố trí cặp loa này không quá quan trọng so với những mẫu khác vì ngoài thùng loa có kích thước lớn tuyệt đối, cung cấp một dải bass mạnh mẽ, giàu năng lượng, loa tweeter có độ tán âm tốt và độ cao cũng hợp lý để tạo nên một âm hình sân khấu rộng nhất tại điểm ngọt.
Khi nhìn vào kích thước của SB-7000, hầu hết mọi người sẽ nghĩ rằng âm thanh hẳn sẽ khá nghiêng về việc tái tạo âm trầm sâu và mở rộng về âm trường. Mặc dù điều này không sai, nhưng thực tế đôi loa còn làm được nhiều điều hơn. Thứ nhất, dù loa woofer có kích thước lớn nhưng có độ tĩnh, di chuyển ngắn và kiểm soát rất tốt hành trình của mình, giúp giảm thiểu sự biến dạng hài âm trong lúc trình diễn. Ở thời điểm đó, triết lý này hoàn toàn trái ngược với suy nghĩ của số đông trong lĩnh vực hi-fi vì mọi người cho rằng driver woofer nhỏ hơn với hệ thống treo và hành trình di chuyển dài sẽ cho hiệu suất tốt hơn.
Dải treble của SB-7000 mang lại sự khác biệt hoàn toàn so đặc trưng tiếng cao gắt và thường lên cao chót vót của những cặp vintage cùng thời của Nhật. Đây là một dải treble có sự kiểm soát rõ ràng, mượt mà hơn hẳn, tạo nên một sân khấu âm thanh rộng mở nhưng không quá choáng ngợp mà có diện tích vừa đủ để người nghe hoàn toàn hòa hợp vào từng tiết tấu một cách tinh tế nhất mà không bị lạc lõng. Ngoài ra, driver woofer của SB-7000 cũng góp phần tạo nên một dải bass có độ phân rã tốt, chi tiết đầy đủ, sang trọng. Ngay cả khi kết nối loa với một bộ ampli khuếch đại ở mức công suất tầm trung, năng lượng mà SB-7000 mang lại vẫn rất dồi dào.
Nếu so sánh giữa SB-7000 và Yamaha NS-1000M thì cả hai đều có nhược điểm ở khả năng tái tạo dải tần trên 20kHz và dải trầm còn khá thô và nhiễu nền cao. Còn về driver mid của SB-7000, nó hoàn toàn không thể sánh với mid dome beryllium của NS-1000M ở khả năng tái tạo chi tiết trong khoảng từ 3 đến 4kHz. Nhưng bù lại, SB-7000 lại sở hữu dải mid-low tốt hơn và sân khấu stereo cũng được cải thiện rõ rệt hơn về kết cấu driver đồng bộ pha. Một số người vẫn đánh giá thấp trung âm của SB-7000 và cho rằng nó vẫn khá nặng và thiếu hẳn độ thoát. Dù khác nhau về đặc điểm nhưng giá trị của cả 2 đều xứng đáng trong tầm giá.
Nếu trong trường hợp bạn có ý định sở hữu được một cặp Technics SB-7000 thì hãy setup chúng trong một căn phòng có diện tích đủ rộng để có thể khai thác được hết hiệu suất của loa. Một vài lưu ý kiểm tra tổng quát về tình trạng loa, do có tuổi sâu, nên người dùng cần kiểm tra lại hệ thống dây dẫn từ phân tần đến driver đặc biệt là tweeter, đo lại tụ cản, xem xét độ dẻo và đàn hồi của viền loa.
Lời kết
Thiết kế bên ngoài khá độc đáo chắc chắn sẽ tạo điểm ấn tượng cho bất kỳ ai chưa biết đến đôi Technics SB-7000 . Về phối ghép, hãy chú ý nhiều điến dải trung, hãy tìm ampli có thể "matching" tối ưu để có giọng ca sĩ thoát và nhẹ. Theo đánh giá của chúng tôi, Technics SB-7000 là một cặp loa vintage full size đáng sở hữu cả về phần nhìn, giá trị lịch sử, công nghệ và âm thanh. Tất nhiên, như những món đồ vintage khác, nó chỉ thật sự giá trị khi mọi thứ còn nguyên bản.
Sau trải nghiệm hàng trăm mẫu loa cột tầm giá 50 triệu thì đây chính là của hiếm! Lumina III là thiết kế loa cột nhập môn của thương hiệu Sonus Faber. Sở hữu ngoại hình sang, đúng chất mộc của thương hiệu loa Ý, dù có đặt ra tiêu chí khắt khe cỡ nào đi nữa thì chúng tôi vẫn cho rằng đây là đôi loa hiếm trên thị trường ở phân khúc 50 triệu đồng. Sau những đánh giá...